. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

ĐỪNG BAO GIỜ TUYỆT VỌNG


Một kiếp người có bao lâu, hơi đâu mà giận với hờn để rồi đánh mất chính mình và chịu chết chìm trong đau khổ. Cuối con đường cùng là cánh cửa giải thoát sẽ dang tay đón nhận chúng ta.

NGHỊCH CẢNH NUÔI TA KHÔN LỚN


Trong chúng ta ai cũng có trái tim yêu thương và hiểu biết, từ đó rèn luyện nhân cách để vượt qua những khó khăn, do ta hoặc do người khác làm ra. Cuộc sống này luôn có ngày và đêm, hạnh phúc và đau khổ, sự sống và cái chết...

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Sám hối chân thật là chuyển nghiệp, tiêu bệnh tật (P.2)


Người thượng căn, thì quán pháp vô sinh sám hối. Người không gặp cảnh thuận tiện, không có giới đàn, không có cao tăng, thì dùng pháp thủ tướng sám hối. Người được cảnh thuận tiện có giới đàn thanh tịnh, có cao tăng Đại đức thì dùng tác pháp sám hối. Còn thấy mình tội chướng nặng nề và thấy các pháp trên khó thực hành được, thì cứ mỗi đêm, hay trong bữa ăn chay và ngày sóc vọng, tùy tiện đến chùa hay ở nhà chí tâm lạy hồng danh sám hối, hoặc tiểu sám hối cũng lần lần nhẹ nghiệp xấu ác đã tạo.

Sám hối chân thật là chuyển nghiệp, tiêu bệnh (P.1)

Cầu nguyện sám hối khởi đầu được xem như là sự biểu hiện của lo lắng, vị kỷ, nhưng lần lần do cảm niệm, hiểu biết về bản chất và ý nghĩa của pháp này, mà tinh thần vị tha ngày được nâng cao. Cụ thể như những lời khấn nguyện, niệm hương, bạch Phật, phục nguyện, hồi hướng trong đạo Phật không chỉ đem đến sự chiêu cảm bình an cho bản thân mình, mà còn chan rải lòng từ đến cả tha nhân.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

BA CĂN LÀNH CHẲNG THỂ CÙNG TẬN

Người đệ tử Phật đều tin hiểu Tam bảo là ruộng phước tốt lành ở thế gian. Gieo trồng công đức, phước báo với Tam bảo là pháp tu phổ biến, là căn lành cho tất cả những người con Phật. Nên quy kính Tam bảo, phụng hành Tam bảo, nương theo ánh sáng Tam bảo soi đường là pháp tu căn bản cho người sơ cơ mới vào đạo nhưng đồng thời cũng xuyên suốt trong pháp hành của các bậc Thánh giả thú hướng Niết bàn.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

KHI THỜI GIAN TRÔI QUA


Dù là ai, đứng trước ngưỡng của tuổi già, đều sẽ có những chiêm nghiệm về cuộc đời. Trải qua những năm tháng bon chen, nhìn lại, mới thấy rằng có những chân lý rất đơn giản nhưng chúng ta lại không hiểu được.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

4 KỸ NĂNG VÀNG CHUYỂN HÓA SÂN GIẬN



Mối liên hệ thân tâm bộc lộ một cách rõ ràng hơn cả khi cơn giận dữ đang xâm chiếm bạn. Trạng thái tâm này biểu hiện một cách cụ thể ra bên ngoài qua hơi thở gấp, mạch đập nhanh và thường kèm theo cảm giác nóng bừng của sự tức giận. Vì cơ thể cho chúng ta thấy những dấu hiệu của sân giận, cũng chính nó có thể giúp ta làm dịu đi ngọn lửa xúc cảm thiêu đốt này. 
Bạn có thể áp dụng 1 hay nhiều kỹ năng sau đây để giảm dần sự bùng nổ của sân giận trong cuộc sống hàng ngày.

ĐỪNG VỘI PHÁN XÉT AI


Bạn có thích người ta phán xét mình không? Nếu bạn không thích điều gì xảy ra với mình thì cũng đừng nên làm điều đó với người khác. Trên đời có những việc chính mắt ta thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật!

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

QUAY LẠI SỐNG VỚI PHẬT TÂM


Thưa Thầy, muốn quay lại sống với Phật tâm, người phật tử cần phải có những điều kiện gì, những yếu tố gì?

TU HÀNH KHÔNG PHẢI ĐỂ GẶP PHẬT MÀ ĐỂ GẶP CHÍNH MÌNH


Dân gian có câu: "Thứ nhất là tu nhà, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa"… Chân chính tu hành không phải chỉ ở nơi núi sâu, cũng không chỉ tại đền chùa hay thoát ly xã hội, mà chính ở trong hiện thực cuộc sống mà tôi luyện tâm can. Môi trường, hoàn cảnh cũng chính là nơi tu tâm tốt nhất đặc định cho con người.



Để tu, có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, xuất gia vào chùa, hay lên núi cao?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỎ ĐƯỢC SÂN HẬN?

Nếu biết thân này do tứ đại hợp lại mà thành, nó chỉ có trong tạm bợ hư dối, sống bằng sự vay mượn, hết vay mượn thì nó tan hoại, thì không chấp. Nếu không chấp thì không tham, không tham thì đâu có nổi sân. Vậy nếu muốn hết tham, hết sân, trước hết là phải hết si, si hết thì không có tham, sân. Nếu si chưa hết mà đòi hết tham, hết sân thì không được. Si là số một, kế là tham, sau cùng là sân. Vậy mà đa số người tu chỉ sợ sân là cái nổi, không sợ cái chìm là si và tham. Muốn bớt sân và làm chủ nó thì phải phá si, si hết thì tham, sân theo đó sẽ hết.

TU LÀ BUÔNG XẢ

Xả là không chấp công mình giúp người. Xả là không nhớ và mong mỏi người mình giúp đền ơn mình. Và, người tu Thiền xả là luôn luôn để cho tâm thanh tịnh, khi làm việc chỉ biết làm việc, hoàn toàn làm chủ mình, không để tạp niệm xen lẫn. Buông xả như thế rất tích cực chứ không tiêu cực, quý vị nên tu tập như vậy không bị mâu thuẫn.

SỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BỚT ƯU PHIỀN?

Cũng như đạo hữu đang phiền muộn, đạo hữu phải gan dạ vứt cái phiền muộn đó đi, bằng cách nhìn người, vật bên ngoài cũng như trong bản thân mình, thấy tất cả đều là tướng duyên hợp không thật, đã không thật thì có gì để phiền muộn? Cái gì xảy đến đều thấy nó không thật, cười chơi với nó. Mai kia mình mất nó cũng hoại có gì mà phiền muộn? Cứ như vậy mà quán rồi khéo xả bỏ thì hết phiền muộn.

HÃY NƯƠNG TỰA CHÍNH MÌNH ĐỂ LÀM CHỦ BẢN THÂN

Người phật tử chân chính lúc nào cũng luôn chính niệm tỉnh giác trong ý nghĩ, lời nói và hành động, không để cho “tâm viên ý mã” chạy lang thang đầu này đầu kia. Nói chuyện tào lao rồi chê bai, chỉ trích đúng sai, bàn tán chuyện của người khác làm cho tâm thương ghét phát sinh mà tạo ra nỗi khổ niềm đau. Không can dự vào chuyện tào lao, không dính líu vào chuyện người khác là người khôn ngoan biết tạo cho mình sự an vui, bình yên và hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ( PHẦN CUỐI )

Mục đích của việc tu là ta phải biết điều phục từ ý nghĩ lời nói, hành động trong mọi hoàn cảnh, để cho mình và người khác được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, với phương châm “tốt đạo đẹp đời”.

19. THỞ ĐỂ NHÌN THẤY CHÍNH MÌNH 

CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ( 4 )


Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõ lýnhân quả. Lý nhân quả là nền tảng cơ bản sống còn của con người, nếu chúng ta biết áp dụng vào thực tiển thì người người sẽ được cơm no áo ấm, nhà nhà an vui hạnh phúc, xã hội sẽ không còn lầm than đau khổ vì con người biết sống yêu thương hơn.  

CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ( 3 )


Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết cách vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để tự giải thoát cho mình trong bế tắc, ta sẽ kiên trì bền bỉ để tiếp tục đi cho đến khi nào đạt được mục đích mới thôi. Muốn được như vậy, chúng ta cần phải có ý chí mạnh mẽ, có lập trường vững chắc để vượt qua mọi sự khó khăn mà vươn lên đỉnh cao của cuộc đời.

CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ( 2 )

CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ( 1 )

Đi theo con đường đạo Phật chân chính, bạn sẽ trở thành một người rất là bình thường, khi đối diện với những khổ đau thì không trốn chạy. Bạn sẽ tìm hiểu nguyên nhân và những giải pháp khác để chuyển hóa tận gốc rễ. Thiết lập được Phật pháp chân chính bạn sẽ tràn đầy hạnh phúc, để làm lợi ích cho cuộc đời mà chẳng phải tìm cầu đâu xa.

LỜI GIỚI THIỆU

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

TÌNH THƯƠNG CHÂN THẬT LÀM THỨC TỈNH CON NGƯỜI


Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quáng và si mê, do đó biết bao câu chuyện xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi tính người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng, rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người ngày càng gây nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau vì cuộc sống không bao giờ như ý muốn.

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Tinh tấn tu hành có thay đổi được tướng số không?


Theo Duy thức học nói: “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”, hoặc câu: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tất cả các pháp trên thế gian, ràng buộc hay giải thoát cũng đều do tâm; tâm tạo nên một thân - khẩu - ý thiện mỹ hay ác độc. Nhưng dù gì đi nữa các bạn phải thường xuyên “phòng ý”. “Phòng ý” sẽ trở thành thói quen, một tập quán, một thói quen tốt. Tâm linh cũng sẽ dẫn bạn đến quả báo cực kỳ thỏa mãn. Nếu bạn làm việc thiện, việc thánh hiền và ngược lại sẽ đau khổ vô cùng tận.

HỎI: Con thường hay nghe mọi người nói rằng: “Tướng tự tâm sinh, tướng tùng tâm diệt” có nghĩa là người có tâm tốt thì tướng tốt và ngược lại. Điều này có đúng không? Con thấy có nhiều người nhìn rất đẹp, nói lời hòa nhã hiền từ, gương mặt trông rất thánh thiện nhưng sự thật lại là người xấu, chuyên lừa đảo thủ đoạn. Ngược lại có người nhìn rất xấu, tướng mạo không đẹp nhưng lúc nào cũng giúp người, nghĩ tốt về người khác.

Phật dạy 20 điều khó (Hết)


(PGVN)

Người phật tử chân chính không bao giờ sử dụng ngôn ngữ mang tính cách hại người, không gieo rắc đau khổ đến với bất cứ một ai, mà chỉ nên nói những lời có ích, chân thật mang lại an vui hạnh phúc cho mọi người. Như vậy, trong cuộc sống, không thị phi là hoàn thiện nhân cách sống của người phật tử. Vì thế, không nói lời thị phi phải quấy là một điều khó mà chúng ta ai cũng phải hoàn thiện chính mình bằng thân, miệng, ý.

Phật dạy 20 điều khó (P.2)












(PGVN)

Lòng ham muốn sắc dục rất mãnh liệt, vì đó là bản năng mạnh thứ hai của con người. Bản năng thứ nhất là tham sống sợ chết. Bản năng thứ hai là hưởng thụ luôn thúc bách con người tìm kiếm lạc thú; lạc thú cao nhất là ân ái nam nữ. Phật dạy: "Nếu có thêm một cái thứ hai nào hấp dẫn như sắc dục, thì chúng ta khó có thể tu đến giác ngộ, giải thoát".

Phật dạy 20 điều khó (P.1)




Phật dạy 20 điều khó, không mang một sắc thái bi quan hay chán chường mà nhằm chỉ dạy cho chúng ta phải ý thức rằng sự sống này là phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống, trên nền tảng của nhân quả. Và chúng ta phải cố gắng, rèn luyện nhân cách, đạo đức tâm linh, để vượt lên trên những gì tầm thường của thế gian.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

VÌ SAO TÔI ĂN CHAY

          

          Ăn chay là việc thật ra rất dễ làm nếu bạn hiểu ý nghĩa của tình yêu thương loài vật và môi trường sống của chính bạn và của mọi người.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

KIẾM TÌM HẠNH PHÚC

Khi muốn trồng hoa sen để thưởng thức hương vị dễ chịu, ta phải cần đến bùn vì sen và bùn rất cần cho nhau. Khi mê chỉ thấy bùn là bùn, khi ngộ mới thấy trong bùn có sen. Bùn sen không thể tách rời nhau mà nở hoa thơm ngát được. Chúng ta không thể trồng hoa sen trên các loại đá quý được. Thế cho nên giữa hạnh phúc và khổ đau có một mối liên hệ mật thiết với nhau, khi hạnh phúc có mặt thì khổ đau không thể hiện hữu. Khổ đau và bùn tượng trưng cho mặt trái, hạnh phúc và hoa sen tượng trưng mặt phải.

HỎI:Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc?

CÁI GÌ TRÓI BUỘC CON NGƯỜI ( P 2 )


Vậy, Phật có yêu thương không? Phật yêu thương còn nhiều hơn nữa, bởi trái tim của Phật vốn có tình yêu thương bình đẳng không giới hạn. Cho nên, ta phải thấy rằng, hễ là con người thì ai cũng có hạt giống của tình dục. Trong tình yêu lúc nào cũng có gốc rễ của tình dục, vì sự thèm khát và ham muốn, nên ta luyến ái, yêu thương, chấp trước, bám víu vào đó, để thỏa mãn được khát vọng của mình. Ta tu tập là để chuyển hóa sự luyến ái, ham muốn cho riêng mình thành tình yêu thương chân thật vì mọi người.

CÁI GÌ TRÓI BUỘC CON NGƯỜI ( P 1 )

Đức Phật vì lòng từ bi mà thương xót chúng sinh, nên đã chỉ ra nỗi khổ, niềm đau, chỉ dạy phương pháp dứt khổ, để chúng ta cùng được sống trong bình yên, hạnh phúc. Khổ là một sự thật. Chúng tôi kính mong mọi người hãy nên chín chắn, suy xét kỹ càng, kiểm soát chặt chẽ từ ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động, để khi ta làm điều gì đều không làm tổn hại cho mình và người. Phần lớn, mọi người tìm đến chùa học hỏi, tu tập đều do gặp hoàn cảnh trắc trở, khổ đau trong đời sống hằng ngày. Mà khổ từ đâu ra? Từ sự chấp trước ham muốn luyến ái dục vọng mà ra cả.

HAI MẶT CUỘC ĐỜI


Chúng ta sống làm sao để cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn, có yêu thương, có hiểu biết, có cảm thông, có từ bi và sẵn sàng tha thứ cho nhau. Sống tốt đạo đẹp đời là phương châm của Phật giáo thời Lý-Trần, biết đem những điều hay lẽ phải để khích và khuyên nhủ mọi người sống tốt hơn. Còn như chúng ta tự dưng phá bỏ chân lý tốt đẹp của ông cha ngày trước, để thay vào đó là quan niệm ích kỷ hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, cậy thế ỷ quyền mà đánh mất giá trị đạo đức chân thật vì đời đạo không thể tách rời nhau.

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

SỨ MẠNG CỦA NGÔI CHÙA

Kết quả hình ảnh cho CHÙA

Một ngôi chùa mà không chăm lo hoằng dương Phật pháp thì khác nào một ngôi trường xây ra để đó không có mở lớp học? Không có học sinh, chỉ có một ông giáo thì xây trường để làm gì? Một ngôi chùa mà không hoằng pháp chỉ có một vài ông sư thì đó chẳng thể gọi là chùa. Đạo lý đơn giản là như vậy.

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

CHÚ GIẢI KINH NHÂN QUẢ 3 ĐỜI ( P CUỐI )

Con người dù nghèo nhưng biết tu nhân tích đức, tin sâu nhân quả thì cuộc sống vẫn giá trị và quý báu hơn vì có thể đóng góp nhiều lợi ích cho nhân loại.

Phỉ báng người tu hành chân chính

Đời nay lưng gù do nhân gì?
Kiếp trước cười chê người lễ Phật.

Ai bị quả báo lưng gù thì người niễng một bên rất khó coi. Vì sao mà nên nông nỗi này? Thấy người tụng kinh, lễ Phật thì khinh khi coi thường, nói rằng Phật xi măng, Phật gỗ, lễ lạy như vậy có lợi ích gì; rồi lại cười chê người tu hành chân chính nên ngày nay chịu quả báo gù lưng như hứng chịu một khối thịt ung thư cả chục ký. Lễ Phật để ta biết được mình còn thấp kém, ti tiện mà cố gắng vun bồi phước huệ, học được hạnh khiêm tốn mà yêu thương bình đẳng với tất cả mọi người. Nếu ta không biết lễ Phật thì cũng đừng nên cười chê, coi thường mà sau này phải chịu quả báo khổ đau vì nhân quả theo ta như hình với bóng. Khi nói năng hay làm việc gì ta phải cân nhắc kỹ càng trước khi nói và hành động, đừng chờ quả khổ đến rồi lại than thân trách phận và đổ thừa thì không nên.

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

CHÚ GIẢI KINH NHÂN QUẢ 3 ĐỜI ( P 2 )

Người có lòng từ không bao giờ dám sát sinh, hại vật mà còn hay giúp người, cứu vật; do vậy hiện đời phước báu đông đủ, cháu con đầy nhà mà vẫn sống an vui, hạnh phúc. Người xuất gia nếu tu hành chân chính và giáo hóa rộng rãi không biết mệt mỏi, nhàm chán thì có đông vô số đệ tử bốn chúng cùng tu.

Pháp thí thù thắng hơn các sự bố thí

Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì?
Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.

Hoa luôn tỏa ngát hương thơm dịu mát và làm mọi người thích thú ngắm nhìn nên cúng hoa được tướng đẹp đẽ, trang nghiêm; thường xuyên nóng giận, bất bình sẽ chịu quả xấu xí, đen đúa. Một công đức khác cũng tác thành ngoại hình xinh đẹp là biết xử sự ôn hòa, nói lời từ ái; người xuất gia thì không dâm dục, người tại gia thì không tà hạnh, luôn sống chung thuỷ và hay thương người, thương vật nên cảm thành gương mặt đẹp đẽ, dễ thương. Nóng giận cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tướng mạo không được trang nghiêm, đoan chính mặt mũi xấu xí, nhìn thấy không muốn thân cận, gần gũi hoặc mến thương.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

CHÚ GIẢI KINH NHÂN QUẢ 3 ĐỜI ( P 1 )

Kết quả hình ảnh cho kinh nhân quả 3 đời

Nhân quả lúc nào cũng công bằng, không thiên vị bất cứ một ai, hễ gieo nhân thì được quả. Tăng ni là những người xuất gia trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh nên đời sống tu hành nhờ vào lòng hảo tâm của đàn na tín thí. Bốn món cúng dường thức ăn, y phục, ngọa cụ, thuốc men là việc làm cần thiết để giúp tăng ni yên tâm tu học mau thành Phật đạo để độ khắp nhân gian.

NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM ( PHẦN CUỐI )


Sự thật, muôn loài, muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành, thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân duyên quả.

TIN PHẬT LÀ NGƯỜI GIÁC NGỘ

NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM ( P 4 )


Việc đọc tụng kinh Phật không phải để trả bài, tính điểm với Phật, mà mục đích là để nâng cao trình độ nhận thức, thấy biết rõ ràng, chính xác cái nào là thật, cái nào là giả, cái nào là tốt, cái nào là xấu, để rồi ta sẽ biết tìm cách ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày mà sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

NGHIỆP THỨC CHE ĐẬY

NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM ( P 3 )


Cất bước trên đường đời hay trên đường đạo cũng vậy, mỗi người hãy tự trang bị cho mình một hành trang, sẵn sàng đón nhận tất cả tốt hay xấu để vượt qua cạm bẫy của cuộc đời. Đối với các bậc hiền thánh, muốn làm Phật thì phải đối diện với các thứ ma mị. Những gì người đời gọi là bất hạnh, với họ chỉ là thử thách. Khó khăn, thử thách là điều mà con người ai cũng có thể gặp phải, nhưng người có ý chí và tin sâu nhân quả sẽ vượt qua một cách dễ dàng hơn.

TU CÓ CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP HAY KHÔNG?

NGHIỆP VÀ THẤY, BIẾT SAI LẦM ( P 2 )


Khi chúng ta biết mỗi người có nghiệp riêng thì càng cảm thông, tha thứ cho nhau nhiều hơn, mỗi người chịu nhịn một chút để cuộc sống được vui vẻ, hài hòa. Ta có thể hòa hợp cùng nhau làm việc, nhưng không thể đồng được, chính vì sự hiểu biết, nhận thức của mỗi người khác nhau.

NGHIỆP CHUNG VÀ RIÊNG RIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI

NGHIỆP VÀ THẤY, BIẾT SAI LẦM ( P 1 )


Nói đến nghiệp là nói đến sự sống của ta hằng ngày, được huân tập bằng thân - miệng - ý, lâu ngày trở thành thói quen, nên nghiệp có nghiệp lành, nghiệp ác, định nghiệp và bất định nghiệp, chứ không một chiều như nhiều người thường lầm tưởng.



Lời giới thiệu của HT.Thích Nhật Quang

Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (Hết)

Cho nên, đức Phật nói tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Chính yếu của sự tu hành là tu ngay nơi thân-miệng-ý mà tâm là chính vì sự tu hành của chúng ta phát xuất từ tâm. Tâm suy nghĩ chân chánh rồi mới phát sinh ra hành động tốt đẹp. Tâm suy nghĩ tà thì phát sinh ra những hành động xấu ác. Vậy thân này hành động tốt hay xấu đều do tâm chủ động điều hành nên tâm là quan trọng hơn hết, không có tâm thân này như phế bỏ.

Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.4)

Giải thích ý nghĩa Cực Lạc tức là không còn khổ còn vui, như vậy sẽ đồng nghĩa với Niết bàn tức vô sinh. Vô sinh là không còn khổ vui mà vẫn thường biết. Ai biết? Thì rõ ràng đây là cảnh giới Niết bàn chứ không phải là cõi nước nữa… Học kinh Phật chúng ta biết ý sâu xa ở chỗ nào? Nếu luận trên ngôn ngữ thì càng bị ngôn ngữ trói buộc, các nhà Phật học cần phải thoát ra…

Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.3)

Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn hết? Chúng ta phải biết chánh niệm tỉnh giác từng tâm niệm của mình, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mặc y, ôm bình bát đi khất thực đều tỉnh giác; khi ăn uống đều tỉnh giác; khi đi đại tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi đứng, nằm, thức, ngủ, nói năng hay yên lặng đều tỉnh giác”.

Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.2)

Phật nói thân hiện tại của chúng ta đây, mang tính chất đau khổ từ lúc mới sinh, cho đến khi trưởng thành rồi già, bệnh, chết đều phải trải qua nhiều thống khổ. Đó là một lẽ thật. Mới nghe người ta thấy đạo Phật như bi quan, nhưng thực tế đạo Phật rất lạc quan và yêu đời. Đạo Phật nói rõ lẽ thật của cuộc đời, để cho mọi người không lầm lẫn, biết cách làm chủ bản thân trên những khổ vui đó.

Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.1)

Kết quả hình ảnh cho phật đản sanh

Khi kinh Phật được phát triển lan rộng đến các nước thì tùy theo phong tục của nước đó mà kinh Phật có sự thay đổi về ngôn ngữ và kinh nào vẫn giữ được bản chất chân lý bốn sự thật Tứ diệu đế thì coi như kinh đó là kinh sống đáng được mọi người tin và tu theo. Văn-tư-tu là ba dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của người tu, kinh Phật chân chính đều dựa trên nền tảng nhân quả hãy tự mình thắp đuốc lên với ánh sáng trí tuệ của chính mình, thắp lên với chính pháp, ta là chủ nhân của bao điều họa phúc. Còn học thuyết nào chỉ cho con người hướng ra bên ngoài, cầu bên ngoài với tư tưởng ỷ lại và nhờ vả thì đó là kinh ngụy tạo hư dối.

LỜI GIỚI THIỆU

TƯỞNG NHỚ NGÀY PHẬT ĐẢN SINH

Kết quả hình ảnh cho phật đản sanh
Cách đây hơn 2600 năm, đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng và thế giới. Một sự kiện trọng đại thật là hy hữu và hiếm có, đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Ngài Đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày Rằm tháng Tư năm 624 trước công nguyên, ngoại thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay là xứ Nepal. Khi đức Thế Tôn thị hiện Đản sinh, tiên nhân A Tư Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành vị Vua Chuyển Luân Thánh Vương và nếu xuất gia học đạo sẽ thành Phật. Lịch sử của đức Thế Tôn có tính siêu việt giống như đóa hoa Vô Ưu mấy ngàn năm mới nở một lần.

Đạo Phật trong âm nhạc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn








(PGVN)
  

Kết quả hình ảnh cho trịnh công sơn

Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật.

Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

NHÂN QUẢ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( PHẦN CUỐI )


Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai. Ta thử đặt câu hỏi: Tại sao ta lại sinh ra trong nhà nghèo để chịu cảnh thiếu thốn, khó khăn mà không sinh vào nhà giàu để hưởng cảnh an nhàn phú quý? Tại sao mình đen xấu, bệnh tật mà không được đẹp đẽ như mọi người? Tại sao ta dốt nát quê mùa mà người kia lại thông minh, khôi ngô, tuấn tú? Chẳng lẽ thần linh thượng đế đã sắp đặt, an bài như thế sao? Tại sao sự đời lại trớ trêu như vậy?

NHÂN QUẢ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( P 3 )





Giáo lý nhân quả rất quan trọng và thiết thực, người phật tử chân chính cần phải am tường, thấu rõ và tin tưởng vào nhân quả để hành trì tu tập, dấn thân làm việc phục vụ tha nhân không biết mệt mỏi, nhàm chán bằng trái tim hiểu biết. Còn khi gặp chướng duyên nghịch cảnh đến thì ta phải biết tự an ủi, tự tu tập để chuyển hóa mà vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.