. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

TU CÁI MIỆNG CỦA MÌNH.

Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu” (nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành). Nói chuyện cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng.





Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo “vuốt mặt nể mũi”, bạn nói người này tốt thì đắc tội với người kia, như thế chưa hẳn đã là thông minh. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói. Lời không tốt không nên nói, vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra?

Không nói những lời chán nản, thối chí

Có người bình thường thích nói những lời chán nản làm người khác nhụt chí, thật ra cuộc sống rất cần những cần những lời cổ vũ động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ rơi vào vực sâu sa đọa.

Không nói những lời tức giận

Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.

Không nói những lời oán trách

Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?

Không nói những lời tổn thương

Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không hiết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!

Không nói những lời khoe khoang

Có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho nên khoe khoang chính mình thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.

Không nói những lời dối trá

Phật giáo giảng “Ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật. Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, ban đầu có 1 chiếc máy bay, qua tai người khác nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.

Không nói những lời bí mật

Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề. Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.

Không nói những lời riêng tư

Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì tính xấu của bạn cũng đã lộ ra rồi, sau này bạn sẽ khó mà có được hậu phúc nữa. Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.
Ngoài những điều kể trên, đương nhiên còn có rất nhiều điều không nên nói và không nên làm, thận trọng với những lời nói của mình cũng chính là đang “tu khẩu” (tu cái miệng của mình), bằng không chính bạn đang hủy đi phúc đức của mình đấy!

SƯU TẦM TỪ INTERNET

1 nhận xét:




  1. Lời nói không là dao

    Mà cắt lòng đau nhói

    Lời nói không là khói

    Mà mắt lại cay cay .


    Lời nói không là mây

    Mà đưa ta xa mãi

    Sao không ngồi nghĩ lại

    Nói với nhau nhẹ nhàng ?


    Lời nói không là vàng

    Mà tiền không mua được.

    Lời nói không là nước,

    Mà làm mát cả lòng.


    Lời nói không là sông,

    Mà nhấn chìm nhân cách.

    Lời nói không là thạch,

    Mà đập chẳng thể tan.


    Nói với nhau nhẹ nhàng,

    Bằng tấm lòng chân thật


    Quả thật, lời nói có thể khiến người bình an, nhưng cũng có thể khiến người chao đảo, đau lòng, đánh mất niềm tin. Không phải tự nhiên mà mình được ông bà dặn dò "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" mà chính bởi tai hại này.

    Nói cho người ta đau, người ta tức và chết là lời nói chứa thuốc độc, chứa dao găm. Có thể ta sẽ đạt được mục đích thâm độc nào đó, vì động cơ chính trị, tham vọng hay trả thù, nhưng rồi, cuộc sống tất nhiên sẽ rất công bằng trong định luật "nhân quả". Ông bà mình nói là "gieo gió gặt bão".

    Nói về điều đó ông bà mình cũng dạy "họa tùng khẩu xuất" - chính lời nói mang lại tai họa, trực tiếp cho mình nếu mình trực tiếp xúc xiểm một người nắm trong tay quyền sinh sát; hoặc gián tiếp cho người, nếu mình dùng lời nói nhằm vu oan, đổ tội... cho người. Ở đó, thể hiện khẩu nghiệp ứng với hiện báo (bị quả báo tức thì) và hậu báo (tức là sẽ bị quả báo về sau này).
    Cái miệng mình nguy hiểm như thế, có thể hại thân hại người; tất nhiên nó được quy định bởi nội tâm - hay ý niệm bên trong, lâu ngày huân tập thành thói quen nói thiếu từ bi, chuyên chia rẽ hay nói mà không cần nghĩ tới cảm giác của người khác. Dù sao thì lời nói cũng phần nào thể hiện con người và là cửa sổ để mở nhìn vào bên trong tâm hồn người ấy.

    Nói trong lúc sân si thường dẫn tới sai lầm và gây đổ vỡ. Chính vì thế mà có câu "một chút lửa sân đốt tan cả rừng công đức". Trước mắt có thể phủi sạch sự tôn trọng nơi người dành cho mình, hoặc đập bể hết những điều tốt đẹp, lung linh mà có khi mình đã chắt chiu xây dựng trong suốt một quãng đời. Tiếc là, đa số, người ta thường dùng lời nói nặng nhẹ, cay nghiệt hoặc thiếu suy nghĩ để "đấu" nhau trong ván cờ làm người hoặc "chiếu tướng" nhau trong nỗi ngờ vực, ghim guốc khôn lường.

    Dù sao đi nữa, thì cái miệng này cần phải tu để không nói những lời làm cay mắt người thân, người thương, không cắt cứa tâm can người mình yêu và biến mối quan hệ tốt đẹp thành hư hao...

    SƯU TẦM

    Trả lờiXóa