. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

BÁT VÀNG ĐỔI LẤY CHÂN KINH NGHĨA LÀ GÌ?

Nhiều người chưa hiểu đạo Phật thường đánh giá vội vàng việc Đường Tăng phải đổi Bát vàng mới lấy được Kinh Phật là hối lộ, tham nhũng, là sân si nhưng thực ra việc làm ấy là có ẩn ý rất thâm sâu.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

SỐNG TỈNH THỨC


Giác ngộ nghĩa là thấy rõ, càng ngày càng rõ bản chất như thật của sự sống.
Sống và nhận thức được sự buốt đau tột cùng của sự sống mới có thể giải thoát và an nhiên.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

ĐỌC VÀ NGẪM


Có rất nhiều câu chuyện chứa đựng những triết lý đơn giản, dễ hiểu mà sâu sắc. 7 câu chuyện ngắn dưới đây cũng mang hàm nghĩa như thế. Hãy đọc và cười nhé, cười xong bạn sẽ hiểu.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

HẾT THẢY “DUYÊN” TRÊN ĐỜI ĐỀU LÀ ĐỂ TRẢ MỘT CHỮ “NỢ”


                                                                  
Duyên phận mang mọi người đến gần nhau hơn. Nhờ vào cái duyên mà người ta được gặp nhau, trở thành bạn bè, đồng nghiệp, bạn thân, tri kỷ. Tuy nhiên, hết thảy duyên trên đời, đều là vì để trả một chữ “nợ”.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Nếp sống đạo đức, lành mạnh của người Phật tử


Theo giáo lý Phật giáo Nam Tông thì:

Đối với hàng Phật tử tại gia, năm giới là năm điều học căn bản để tạo dựng nên một nếp sống đạo đức, tốt đẹp và lành mạnh. Không chỉ trong đạo Phật mà năm điều đạo đức này còn là năm điều kiện để tạo dựng một xã hội an lành, trật tự và phát triển bền vững.

Năm giới gồm: 

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

CÂU HỎI CỐT TỬ THỨ I


- Câu hỏi thứ nhất: Khi nào ta được gọi là bắt đầu biết tu hành? Câu trả lời là : Chỉ khi nào biết được lỗi của mình, và có ý thức nhận lỗi về mình.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Phật dạy: Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ “tu khẩu”

Kết quả hình ảnh cho lễ hằng thuận tại chùa

Vợ chồng sống với nhau, muốn hạnh phúc thì nhất định phải biết nhẫn nhịn, bao dung, phải để ý lời ăn tiếng nói hàng ngày tránh làm tổn thương nhau.

Tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”. Đó là câu nói dân gian về duyên phận nhân sinh, gặp nhau bởi chữ duyên, gắn kết đời nhau bởi chữ nợ, trân quý cơ duyên này cũng chính là trân quý bản thân mình vậy. Mối quan hệ vợ chồng chính là loại quan hệ sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, con người nên trân trọng.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

BÀI GIẢNG " CHA VÀ MẸ"



THẦY GIÁO NGUYỄN THÀNH NHÂN

Ý NGHĨA NGÀY RẰM THÁNG 7


TÂM HIẾU LÀ TÂM PHẬT 
HẠNH HIẾU LÀ HẠNH PHẬT

Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiền nhân của mình, nhất là trong ngày lễ Vu Lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật, cúng đường Tam bảo, cúng dường chư tăng Tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư tăng cho tiền vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sinh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần hành trong mùa báo hiếu. 

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

11 CỬA GIẢI THOÁT

Đức Phật ra đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp độ sinh, Ngài để lại cho thế gian một kho tàng giáo pháp đồ sộ quý báu, mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát, Niết bàn cho nhân loại. Đức Phật chỉ ra nhiều con đường đi đến giải thoát, Niết bàn ví như muôn sông cùng đổ về đại dương. 

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

TÂM HOANG VU


Đức Phật cũng chỉ ra rằng nếu hành giả không đoạn tận năm tâm hoang vu thì không thể nào hướng tới những khao khát hướng thượng trong Dục như ý túc. Kẻ có tâm hoang vu là kẻ vẫn nghi ngờ bậc Đạo sư, nghi ngờ Chánh pháp của đức Phật, có tâm do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, lại sinh tâm phẫn nộ với những người giữ giới và những người có tín tâm. Một kẻ như vậy sẽ không tin rằng có thể diệt trừ mầm ác trong xã hội. Cho nên, trước hết, xã hội phải ngăn ngừa tình trạng "sa mạc hóa" tâm hồn, bằng cách xây dựng niềm tin vào Tam bảo.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 trong Phật giáo Nam Tông

Kết quả hình ảnh cho rằm tháng 6
Ngày Rằm tháng Sáu, có lẽ đối với người Việt Nam thì chỉ là một ngày Rằm bình thường, chẳng có chút gì gọi là quan trọng, nếu không nói là quá xa lạ với người Việt chúng ta. 
Tuy nhiên, với Tăng Tín đồ Phật Giáo Nam truyền, ngày Rằm tháng Sáu có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời lịch sử và hoằng pháp của Đức Phật. Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhapūjā.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

BÙI ĐẠI NGHĨA

Kết quả hình ảnh cho mc đại nghĩa

Pháp danh của Đại Nghĩa là Thiện Đạt Bảo

Đại Nghĩa không chỉ là một MC đa tài mà còn có tấm lòng quảng đại - một trong những nghệ sĩ hay giúp người nghèo nhất.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

NHỮNG TRIẾT LÝ CAO NHẤT TRONG TÂY DU KÝ




Mở đầu Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân viết: “Dục trị tạo hóa hội nguyên công, tu khán Tây Du thích ách truyện”, ý nói rằng: Muốn biết công của tạo hóa ra sao, muốn hiểu được ý nghĩa của đời người thế nào, vậy cần phải hiểu Tây Du Ký.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

MỈM CƯỜI CHÁNH NIỆM

Hình ảnh có liên quan

Khi một em bé hay một người lớn mỉm cười, điều đó rất quan trọng. Trong đời sống hàng ngày, nếu ta biết mỉm cười, nếu ta có an lạc hạnh phúc, thì không phải chỉ có ta được sung sướng mà mọi người quanh ta cũng sung sướng.

PHẬT TÁNH TRONG TA



Hoa tươi đẹp trời xanh mây trắng lượn
Thấy rõ ràng mọi cảnh vật chung quanh
Không phân biệt nhưng thường biết rành rành
Luôn an tịnh nhiều nhiệm mầu diệu dụng

Ý NGHĨA ĐỜI NGƯỜI



Người có được tấm lòng bao dung, độ lượng, “tâm như thái hư, lượng châu sa giới” sẽ có được nhiều niềm vui, vì không phân biệt đối xử, hay so đo tính toán, như vậy dung chứa được tất cả. Không phiền não điều gì nơi người, mà thấy toàn những điều hay, đẹp, của người, nếu thấy điều gì còn chưa tốt, qua lăng kính của “tâm tốt” cũng hóa giải thành “tốt” (vì người vui cảnh chẳng đeo sầu) hay biến thành “bài học” cho cuộc đời, trong sự hiểu biết, thông cảm, sẻ chia. Từ đó, theo Phật giáo, tùy theo “tâm tốt” mà “chiêu cảm” những điều “tốt”.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

ĐỪNG ĐỔ THỪA MỌI THỨ CHO NGHIỆP

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Người học Phật khi gặp nghịch cảnh thường lý giải rằng: do nghiệp ác trong quá khứ trổ quả nên giờ phải chịu quả báo. Lý giải này rất đúng theo những gì Đức Phật đã nói, tuy nhiên nếu lạm dụng cách nhìn nhận này thì chúng ta sẽ không thể làm chủ được cuộc đời mình.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Giữ gìn khẩu nghiệp

Kết quả hình ảnh cho tâm tĩnh lặng

Nói dối người nghe, nói xấu người khác, buông lời ác độc đối với nhau, hay đâm thọc nhau trước mặt hay sau lưng làm mất tình nghĩa đồng đạo, phá hòa hợp tăng, gây mất uy tín giáo hội chùa chiền, mất niềm tin người khác đối với đạo pháp. 

Trong xã hội nói chung và trong đạo Pháp nói riêng, khi mà chúng ta giao tiếp ứng xử với nhau hằng ngày thì dùng lời nói thay điều cần diễn đạt cần nói muốn người khác hiểu. 

Học Phật là thụ hưởng lợi ích tối thượng của đời người


Mỗi khi người bạn đến chơi, tôi thường hay dẫn lời kinh Phật để nói về đời và đạo. Thấy vậy, người bạn xía ngang bảo: Đạo Phật yếm thế, yếm ly tìm hiểu làm chi cho mệt. Thấy bạn còn xa lạ với đạo Phật, tôi đem lời của Tổ thầy ra nói: Học Phật là thụ hưởng lợi ích tối thượng của đời người, bởi Phật dạy: Thân người khó được, Phật pháp khó gặp!

Làm sao để cân bằng cuộc sống và suy nghĩ?

(PGVN)

 Có một thiền sư đã viết rằng, khi ngồi vào con thuyền thì ta thấy hai bên bờ di động. Bởi vì mắt và tâm ý chúng ta đang bị cảnh vật hai bên bờ lôi kéo, nhưng kỳ thực là con thuyền của mình đang di động. 

Kết quả hình ảnh cho tâm tĩnh lặng

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

CUỘC ĐỜI NHƯ TẤM GƯƠNG SOI


Nhiều người quan niệm tu phải lánh đời, nhưng thật ra sống trong đời mới giúp ta tiến trên con đường đạo.
Đời ví như tấm gương để ta soi mình. Tấm gương giúp cho ta nhìn thấy mình vui, buồn, hiền lành hay hung dữ. Đời giúp ta hơn cả tấm gương là giúp ta soi cả nội tâm sâu kín của mình.
Nếu không có sự liên hệ, va chạm giữa ta và người thì làm sao ta biết được tâm trạng của chính mình trong mỗi trường hợp xảy ra. Các hành xử của con người chẳng những giúp ta soi rọi được người xung quanh mà lại giúp ta biết mình qua các phản ứng nội tâm và ngoại tại của riêng mình.
Lời Đức Phật dạy sẽ không ngấm sâu vào tâm ta nếu ta cứ sống nhởn nhơ, yên lành, hạnh phúc, không va chạm trong đời thường. Những va chạm bất đắc dĩ, những hoàn cảnh bế tắc thì ta mới thấu rõ ta và rõ người quanh ta, những người mà ta chỉ thấy họ ở một chiều.
Chính những va chạm và bế tắc của đời sống mới giúp cho ta thấy sự cần thiết, giá trị, lợi ích của đạo.
Đạo giúp ta thay vì đau khổ thì trở lại quân bình, thay vì điên cuồng giận dữ thì yên lặng chiêm nghiệm về người, về ta và rút kinh nghiệm sống, lẫn kinh nghiệm trong sự tu tập để tiến hóa.
Đời đạo song tu, giáo pháp Đức Phật đã hướng dẫn cho chúng ta là một con đường sáng giúp cho ta đi đứng vững vàng không vấp ngã, bỏ cuộc, thất bại nửa chừng, mà lại tiếp tục phục vụ đời lẫn đạo cho đến phút cuối của cuộc đời giả tạm.
Bản chất cuộc đời thì giả tạm, nhưng chính cuộc đời giả tạm này mới giúp ta có phương tiện và hoàn cảnh để tu tập, và giác ngộ ra nhiều điều. Cuộc đời tuy giả tạm nhưng khéo biết tu, biết Sống thì cuộc đời đó trở nên hữu lợi vô cùng.
Như Nhiên
Namo Buddhaya
THÍCH TÁNH TUỆ

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

TU THỰC TẾ


Tu tập phải thực tế. Đừng phát ra những lời khẩu hiệu cao siêu rồi cả đời sống trong ảo tưởng. Phải đi từ vấn đề căn bản: ”Tôi còn khổ không?”.
Còn đúng không? Ai chẳng còn! Chỉ có người Giác Ngộ mới hết khổ hoàn toàn. Nếu thấy tôi không khổ thì cũng sắp khổ đến nơi. Nếu tôi còn khổ thì giống như tôi đang bị bệnh. Tôi có muốn chữa bệnh không? Thay vì việc tôi đang còn bệnh mà tôi không muốn chữa bệnh thì thấy tôi đang bị bệnh rõ ràng. Phải lo đi chữa. Đấy chính là tu hành để Giác Ngộ.
Trong Suốt -
(Trích buổi nói chuyện "Sợ Vô Thường" tại Hà Nội 8/2013)
*
Ai cũng có thể tu hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Sư thầy giành học bổng toàn phần Đại học Harvard

Sinh năm 1991, đi tu từ năm 15 tuổi, sư thầy Thích Tâm Tiến vừa được hai trường đại học nổi tiếng là Đại học Harvard và Đại học Yale nhận vào học chương trình Thạc sĩ về tôn giáo (Master of Divinity).

Sư thầy Thích Tâm Tiến từng học sơ cấp và trung cấp Phật học ở Việt Nam, sau đó học cử nhân ở Thái Lan. Hiện tại, sư thầy đang theo học bậc Thạc sĩ ngành Triết học tôn giáo ở Đại học Naropa (Mỹ).

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

THẬT TU


           Người tu học Phật thấy rõ vô thường. Khi những tổn thất diễn ra, ta quán vô ngã để không đánh đồng khổ đau vào mình, nhờ đó, trong hoàn cảnh khổ đau tương tự, người tu học Phật thoát ra một cách nhẹ nhàng. Còn sự sống và sức khỏe, ta còn cơ hội để tạo dựng những gì đã thất thoát. Còn hạnh phúc và trí tuệ, ta còn phát huy gấp trăm lần những gì ta chưa có. Thay vì đầu tư vào sự tiếc nuối để nhận lấy sợ hãi, hãy đầu tư vào phương pháp để tạo ra sự tạo dựng đó. Không đạt được lần này thì nỗ lực thành công trong lần khác. Phải sáng suốt tìm cơ hội tốt đẹp cho mình.
Trích dẫn sách: “Gia đình, xã hội và tâm linh”
TT THÍCH NHẬT TỪ

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Ý NGHĨA LỄ THỌ HẠNH ĐẦU ĐÀ

Hình ảnh có liên quan

Hôm qua đến nay, rất nhiều chùa và Phật tử đăng tin, hình ảnh của lễ Rằm tháng Giêng tại Việt Nam, đặc biệt là buổi lễ thọ Đầu-đà buổi tối. Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ mới biết đạo hoặc chưa biết gì về Nam truyền Phật giáo thắc mắc không biết là lễ gì? Ý nghĩa ra sao? Nên vì lý do đó, mạo muội góp một chút thông tin về việc lễ thọ hạnh Đầu-đà một cách ngắn gọn theo truyền thống Phật giáo.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

THẬT TU



 
" Bái lạy không phải chỉ là khom lưng, cúi người xuống mà là buông bỏ ngạo mạn.

 Niệm Phật không phải là thể hiện ở số lượng thanh âm mà là thể hiện ở sự thanh tịnh của tâm địa.

 Chắp tay không phải chỉ là khép hai tay lại mà còn thể hiện sự cung kính.

 Thiền định không phải là ngồi lâu đến mức không dậy nổi mà là trong tâm không bị dao động bởi bên ngoài.


 Vui mừng không phải là ở khuôn mặt rạng rỡ mà là ở sự khoan khoái, dễ chịu trong lòng.

 Thanh tịnh không phải là ở sự vứt bỏ dục vọng mà là thể hiện ở tâm địa không mưu cầu cái lợi.

 Bố thí, quyên tặng không phải chỉ là cho đi hết vật chất mà là chia sẻ tấm lòng yêu thương.

 Tín Phật không phải là học tập tri thức mà là thực hiện vô ngã."

                                                                     nguồn:  Theo Secretchina 
                                                                                   (Mai Trà biên dịch)

 

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

HẠNH PHÚC TỰ TÂM


Đời người chẳng có con đường bằng phẳng, mỗi người đều sẽ phải gặp những chuyện phiền lòng, những nỗi thương tâm. Và nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc nằm ở chính nội tâm bạn. Thấu hiểu đạo lý đơn giản và biết đủ mới có thể có được hạnh phúc đời người.