. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

CÂU HỎI CỐT TỬ THỨ I


- Câu hỏi thứ nhất: Khi nào ta được gọi là bắt đầu biết tu hành? Câu trả lời là : Chỉ khi nào biết được lỗi của mình, và có ý thức nhận lỗi về mình.

- Câu hỏi thứ 2: Khi nào ta bắt đầu được gọi là đủ đạo tâm? Câu trả lời là: Khi nào chúng ta khởi được ý niệm muốn xuất gia.
- Câu hỏi thứ 3: Khi nào ta bắt đầu được gọi là bước chân vào con đường tâm linh thực sự? Câu trả lời là: Khi nào ta chứng được Chánh niệm tỉnh giác trong tu tập thiền định. Là cảnh giới khác của tâm lúc nào cũng rỗng rang, tỉnh giác, thanh tịnh.
Trả lời câu hỏi thứ nhất : Khi nào ta được gọi là bắt đầu biết tu? Tức là khi nào ta biết được lỗi của mình thì được gọi là biết tu.
Việc biết lỗi mình coi có vẻ thường mà nó sâu xa lắm. Thượng Tọa nói rất nhiều người hiểu nhầm điều này.Ví dụ khi được hỏi anh đã biết tu chưa? Họ trả lời: Dạ tôi biết, ngày nào tôi cũng đi chùa, ngày nào cũng dành thời gian tụng kinh, lễ Phật, ngồi thiền, tích cực tham gia các Phật sự như công quả, cúng dường Tam Bảo, thậm chí đã quy y Tam Bảo... TT nói người này vẫn chưa gọi là biết tu, mà đang trên đường học cách tu thôi.
Có người lại nói rằng: Con tụng mười bộ kinh Pháp Hoa, mà con nghe nói tụng kinh Pháp hoa có phước lắm. TT nói : Kệ, nếu chưa biết lỗi mình dù con tụng trăm bộ Pháp Hoa, nghìn bộ Pháp Hoa cũng chưa gọi là biết tu.
Có người thắc mắc : Thầy nói sao chứ con niệm đứt hết trăm sâu chuỗi sao Thầy nói con chưa biết tu ? TT trả lời: Không, con chưa biết tu đâu, chỉ biết niệm Phật thôi vì sao vậy ? Vì chỉ khi nào ta biết lỗi mình mới được gọi là biết tu.
Nói biết lỗi có gì khó ? Không, cái đó khó lắm vì sao vậy ? Vì thứ nhất phải có trí tuệ ta mới thấy được lỗi mình, vì thực sự có nhiều lỗi ta không thấy. Thứ hai phải can đảm, người cam đảm mới nhận lỗi về mình.Trong tâm mình thấy đó là lỗi, tức mình là người can đảm.Thứ ba ta phải khiêm hạ, thấy rằng ta có lỗi.
Con người thường không có trí tuệ để thấy lỗi mình, không can đảm không dám nhận lỗi, và không khiêm cung thì không bao giờ nép mình xuống để thấy mình là người có lỗi cả, lúc nào cũng tự bênh vực mình, che đậy lỗi của mình nên không thấy lỗi. Nên tu sao Thầy không biết như lễ Phật, niệm Phật, tụng kinh, làm bao nhiêu công đức… mà không thấy được lỗi mình, thì ba cái tâm này chưa xuất hiện, chưa có trí tuệ, chưa dũng cảm, chưa khiêm hạ, thì người này chưa có gì đặc biệt, chưa có đạo hạnh, Thầy gọi là chưa biết tu.
Mà người không chịu biết lỗi mình khi đến đâu thường gây rối ở đó. VD đến chùa tu tập họ thường hay gây gổ, chỉ trích, trách móc và đổ lỗi cho người khác. Vì sao ta cứ đổ lỗi cho người khác ? Vì ta không thấy lỗi mình.
Mọi chuyện khác trong cuộc đời cũng vậy, con người ta thường hay đổ lỗi cho người khác, ít ai nhận lỗi về mình. Còn người biết tu nhiều khi thấy lỗi của mọi người đấy, nhưng vẫn cố gắng tìm lỗi của mình đâu đó. VD như ngày hôm nay Thầy về đây, cũng chia sẻ đạo lý nhưng VD đạo tràng đến vắng quá, Thầy trách chúng trưởng chúng phó : Ủa hôm nay SP về mà đạo tràng vắng quá. Bình thường chúng trưởng sẽ nói câu này : Huynh đệ con sao mà lười nhác, giải đãi không tinh tấn. Nhưng nếu anh là người biết tu thì không đổ thừa, mà nói ngược lại : Chắc là lỗi tại con, con không động viên kêu gọi đúng mức. Có nghĩa anh vẫn nhận lỗi về mình thì đó là người biết tu. Nên việc nhận lỗi về mình thấy nó thường nhưng vĩ đại lắm.Còn mọi hình thức khác như tụng kinh, lễ Phật, thậm chí công đức cúng dường xây chùa Thầy cũng chưa gọi người đó là người biết tu, chỉ là người biết làm phước, người phát tâm thôi, còn tu nó sâu xa, vi diệu, tế nhị hơn rất nhiều, mà khởi đầu của nó là biết lỗi chính mình.
Nên vì vậy ta cứ nhìn vào tâm mình, ta thấy mình thường biết lỗi mình chưa ? Nếu ta thấy mình thường biết lỗi mình tức là ta biết tu rồi, mà người biết lỗi mình nhìn gương mặt thấy ngay, đó là người hiền lành. Ta phải tu sao thấy lỗi mình mãi, thấy rồi tìm cách sửa lỗi để vượt qua, khi đã vượt qua rồi tự nhiên sau này mình sẽ trở thành bậc Thầy mà chúng sinh nương tựa được. Nên khi Thầy hỏi câu hỏi thứ nhất… Khi ta bắt đầu biết lỗi mình, câu nói đó đơn sơ mộc mạc, nhưng ẩn chứa bao nhiêu điều kỳ diệu ở trong đó, mà để thấy lỗi mình và sửa lỗi nó vất vả khổ sở vô cùng.
Vì thế, mọi người tu là để thấy được lỗi mình. Và khi đã thấy lỗi của mình rồi thì ăn năn, day dứt, hối hận bởi lỗi lầm, rồi can đảm vượt qua lỗi lầm đó, vậy mà sau này mình làm Thầy người khác, bởi mình đã đi qua lầm lỗi vậy thôi, không kể là người xuất gia hay tại gia.
ST Trích bài Pháp: Ba câu hỏi cốt tử