. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

SÁT SANH VÀ NHỮNG HẬU QUẢ

Sát sanh là cướp đi mạng sống của con người hoặc loài vật. Người đời thường có câu “ Vật dưỡng nhơn” với tư tưởng con vật sinh ra là để phục vụ nhu cầu ăn uống cho con người, dẫn đến họ xem việc sát sanh, cướp đi mạng sống của loài vật là chuyện bình thường. Nhưng đằng sau đó là những hậu quả khó lường.

Sát sanh không phải là một hành động bình thường của một con người lương thiện. Với đạo Phật luôn xem trọng sinh mạng của chúng sanh là bình đẳng kể cả người hay vật thì góc độ của sát sanh thật tàn nhẫn. Mỗi chúng ta, những loài hữu tình có cảm xúc và cảm giác đều ham sống sợ chết, sợ đau sợ khổ thì với những loại vật cũng vậy, chúng cũng có cảm giác sợ hãi, đau đớn và sân hận khi bị cướp đoạt mạng sống. Thế nhưng nhu cầu ăn uống, ham ăn ngon, ăn lạ đã che lắp trí tuệ, khiến chúng ta trở nên tàn nhẫn.
Sát sanh và những hậu quả
Sát sanh và những hậu quả
Đức Phật đã đưa tội sát sanh vào giới cấm thứ nhất trong ngũ giới, nghĩa là Ngài đã thấy hậu quả không lường của việc sát sanh hại vật. Và ngày nay cũng thế, các giới khoa học chứng minh về tác hại sức khỏe của việc ăn thịt động vật cũng như ô nhiễm môi trường từ các lò mổ thải ra.
Sát sanh và những hậu quả từ góc nhìn của khoa học
1. Gây ra nhiều bệnh tật cho sức khỏe
Hiện nay khoa học đã nghiên cứu thấy rằng ăn thịt nhiều thì rất dễ sanh bệnh ung thư.

Sát sanh và những hậu quả
Sát sanh và những hậu quả
Nếu con vật bị giết trong lúc đang giận dữ hoặc sợ hãi, bộ máy cơ thể bị đình chỉ hoạt động, vật tiết xuất độc tố này không được bài xuất ra, vẫn tồn đọng trong máu thịt. Nếu ăn vào loại thịt này, tất bị trúng độc tố ấy. Cho nên, ăn thịt bằng với trúng độc mang tính chậm. Đã từng có người thí nghiệm qua. Động vật trong lúc giận dữ hoặc sợ hãi, chất tiết độc tố mà cơ thể sản sinh ra, nếu hút ra bằng ống thủy tinh, chỉ cần độc tố bằng một cây nhang đã có thể giết chết một mạng người. May mà độc tố này khi gặp rau quả, bị hóa giải bớt một phần nào. Cho nên lúc nấu nướng, nên bỏ vào một ít gừng tươi, ớt hoặc rau xanh, đậu hủ, sẽ hóa giải bớt độc tố của thịt. Nếu nấu chỉ toàn thịt, không bỏ gừng, tỏi, rau… thì độc tố của thịt không được hóa giải, ăn vào sẽ có hại, lâu dài tất sẽ trúng độc mà chết.
2. Ô nhiễm môi trường
Như đã nói ở trên, khi loài vật bị sát hại, chúng tỏ ra độc tố rất mạnh nên gây ra ổ nhiễm cao cho nguồn nước sau khi tẩy rửa. Nguồn nước ô nhiễm khiến những vấn đề khác dần kéo theo. Do đó, sát sanh không chỉ có hại cho sức khỏe của con người qua đường ăn uống thịt động vật mà còn góp phần làm ô nhiễm môi trường tự nhiên
Sát sanh và những hậu quả theo cách nhìn của Phật Giáo
Gây sự oán thù, dẫn đến chiến tranh
Thân thể, mạng sống là vốn quý nhất của con người, và động vật cũng vật. Vì thế khi bị giết, loài vật vô cùng phẫn nộ và tức giận vì bị làm đau, sợ hãi. Tiếng kêu cứu, gào thét của chúng trước ngưỡng cửa của cái chết là minh chứng. Chính sự thù ghét này đi theo dòng nhân quả trả vay. Những ai đã từng lấy mất đi sinh mạng của ai thì nhân quả báo ứng sẽ đến khi có đủ nhân duyên mà không cách nào hóa giải được.
Có một câu chuyện về dòng nhân quả của nghiệp sát sinh vào thời của Đức phật như sau:
Khi Đức Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca-tỳ-la-vệ. Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu-ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc hòa đàm không thành, Phật bèn bảo dòng họ Thích Ca phòng thủ tự vệ không nên chống trả. Quân đội vua Lưu-ly chiếm thành, chém giết loạn xạ. Lúc đó tôn giả Mục Liên thần thông quảng đại, dùng thần thông hút 500 người dòng Thích Ca vào trong bát, đưa lên cung trời tỵ nạn. Đợi đến khi hết chiến tranh, mở bát ra, 500 người trong bát trở thành bát máu. Tôn giả Mục Liên thỉnh thị đức Phật nguyên nhân. Phật kể vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn: Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt. Trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái. Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu-ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu-ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là ta. Ta vì không ăn cá nên không bị giết, nhưng gõ đầu cá ba cái nên bây giờ ta bị đau đầu ba ngày. Câu chuyện trên gọi là nhân quả báo ứng, tự làm phải tự chịu, người khác không thay thế được.
Không chỉ thời Đức Phật mà ngày nay chúng ta cũng thấy rõ hậu quả của sự sát sanh là con người khi mạng chung thường có những hành động kỳ lạ như: sủa vang như chó, đập dầu vào tường, trợ mắt hét gào, sợ nước,….
Có câu “ Dê chết làm người, người chết làm dê” cho thấy sự sát sanh khiến con người không thể giải thoát luân hồi mà phải tái sanh mãi để trả nợ những tội nghiệp đã vay mượn về sinh mạng, chịu sống trong đau khổ về thể xác và tinh thần
Mất đi lòng từ, tăng trường sự sân hận
Một người có thói quen sát sanh và tư tưởng sát sanh sâu sắc khiến họ mất đi lòng từ – một tấm lòng biết yêu thương, cảm thông. Họ thường hay nóng giận, khó chịu và dùng vũ lực để giải quyết vấn đề, bởi những kẻ đồ tể thường tiếp xúc với những vật giết hại ghê tởm, nghe tiếng kêu cứu của loài vật hằng ngày làm chai sạm cảm xúc, thấy máu me không còn sợ hãi, họ bị áp lực bởi tiếng ồn ào, nóng bức ở lò mổ khiến sự sân hận ngày càng tăng.
Sát sanh và những hậu quả
Sát sanh và những hậu quả
Sân hận là mặt trái của lòng từ. Không có lòng từ con người sẽ không bao giờ thoát ra được sự luận hồi. Bởi sân hận là 3 con rắn độc mà Đức Phật đã từng dạy, là nhân của địa ngục, ngã quỷ, súc sanhKinh Phạm Võng nói: “Người ăn thịt, đoạn dứt hạt giống Phật tính đại từ bi, hết thảy chúng sinh thấy đều tránh xa”. Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh có khuyến cáo chúng ta nên ăn chay, phóng sanh và không sát sanh, bởi không có một vị Phật nào gây đau khổ cho chúng sanh
Thiểu mạng, chết yểu
Sát sanh sẽ khiến tuổi thọ bị giảm đi bởi nhiều nguyên nhân đưa đến như: tai nạn giao thông, hỏa hoản, thiên tai, lũ lụt, bão tố,…bệnh nan y. Những người thường hành nghề sát sanh thường gặp nhiều tai ương cho bản thân và trong gia đình bởi phải chịu sự chi phối của nghiệp xấu kèm theo là sự bám víu của những linh hồn loài vật đi theo để phá phách.
Thiểu mạng, chết yểu là những cái chết bất ngờ, gây sự đau đớn bởi tuổi thọ đã bị suy giảm bởi nghiệp xấu. Những người như thế thường chết bởi các nguyên nhân vô cớ không đón trước được nên thường cảm thấy luyến tiếc, hoảng loạn. Ngoài ra, bệnh tật cũng là hậu quả của việc sát sanh. Bệnh tật khiến chúng ta đau đớn về thể xác và tinh thần, gây lo lắng cho cả người thân xung quanh.
Sát sanh và những hậu quả
Sát sanh và những hậu quả
Sát sanh là hành động mang đến hậu quả không chỉ về thể xác và tinh thần mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Vì thế đạo Phật khuyến cáo nên ăn chay để ngưng nghiệp sát để không bị rơi vào vòng vay trả sinh mạng lẫn nhau. Tuy nhiên, ăn chay trường không phải là việc đơn giản bởi chúng ta đã bị nghiệp báo dẫn dắt tái sanh, những phú tàng, thói quen nhiều đời nhiều kiếp về nghiệp ăn mặn, sát hại luôn theo khiến chúng ta nếu không có đủ nghịc lực và sự hiểu biết sâu sắc về đạo Phật khó mà thực hành được
Nhưng không vì thế mà mà chúng ta lại thuận theo tự nhiên, cho mình cái quyền lấy đi sinh mạng của kẻ khác để làm thỏa mãn thú vui ăn uống của mình. Đại Đức Thích Phước Tiến có nói: “ Con gì tha được thì tha”. Nếu chúng ta không ăn chay được thì hạn chế khẩu phần thịt hằng ngày để tập dần dần thói quen ăn chay sau này để mang nhiều lợi lạc sau trên con đường tu học giải thoát.
Chúng ta dù là con người hay loài vật cũng là những chúng sanh vô minh đang luân hồi trong sáu nẻo, rồi cũng chết đi theo quy luật tự nhiên, cớ gì sống mà gây đau khổ cho loài khác. Chẳng khác nào hình ảnh mà Đức Phật đã dạy cho đệ tử: Một đàn bò xếp hàng vào lò mổ, nhưng chúng vẫn đấu đá, xô xát lẫn nhau để kết oán thù. Mỗi bữa ăn, một miếng thịt đối với chúng ta là một món ăn nhưng đối với loài vật là cả một sinh mạng của chúng!
Hiểu được sát sanh và những hậu quả, là người con Phật – Con của một đấng Đại Từ Bi vô lượng, chúng ta phải nêu cao tinh thần không sát sanh và cố gắng hướng đến việc ăn chay để tốt cho sức khỏe, tốt cho môi trường sống và nhất là tốt cho tinh thần, giúp việc tu hành thêm tinh tấn và sớm đạt được thành tựu nhất định.
SƯU TẦM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét