. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

HẠNH PHÚC THUỘC VỀ NHẬN THỨC


Đời sống vật chất đầy đủ liệu có thể đảm bảo được hạnh phúc lâu dài hay đời sống vô sản tuyệt đối như các nhà sư mới thật sự hạnh phúc?

Trong kinh đức Phật kể, một vị đạo sư nổi tiếng đến độ các vị vua Ấn đều đến học hỏi đời sống tâm linh từ ngài, hoặc hỏi về những pháp an bang trị quốc bình thiên hạ, cụ thể là cách tổ chức xã hội, cách giải quyết những vấn đề kinh tế, văn hóa, truyền thống v.v… nói chung. Theo thông tục của người Ấn Độ, dù là vua quan hay thường dân, khi đến với vị đạo sư, chúng ta đến với lòng chí thành chí kính hơn là đến với vai vế xã hội mà mình đang có. Cách biểu hiện lòng chí thành đó, chúng ta phải dừng cương ngựa ở một khoảng cách khá xa cố định. Sau đó phải đi đơn độc trên đôi chân trần với lòng tôn kính, nhà vua đã làm theo cách thức đó để đến học hỏi pháp của vị đạo sư này. Trong lúc học hỏi pháp, nơi nhà vua dừng cương ngựa bị phát hỏa, tất cả hành lý ngọc ngà châu báu mới thu nhận từ những nước cống nạp biến thành mây khói theo cơn hỏa hoạn. Nhưng kịch tính chủ chốt lúc này lại diễn ra trong biểu hiện của hai người: đạo sư và nhà vua.

Trong câu chuyện đức Phật kể, nhà vua vẫn điềm tĩnh hỏi đạo lý và ông say mê với những điều đạo lý mà đạo sư trình bày. Ông cảm thấy hạnh phúc, không màng đến đám lửa cháy, không màng đến những vật quý bị đám lửa thiêu đốt. Ông chỉ màng đến chánh pháp, giá trị của đời sống tâm linh mà ông đang thiếu thốn. Trong khi đó, vị đạo sư bất chợt nhìn về phía cánh rừng nơi đám lửa đang cháy, tại sao? Vì đạo sư này chỉ có hai bộ quần áo. Một bộ ông mặc, còn một bộ đang được phơi ở phía đám cháy. Đạo sư sợ rằng nếu mất bộ quần áo, ông sẽ không còn bộ nào để thay. Trong câu chuyện của đức Phật, mặc dù đạo sư không có tài sản như các nhà sư hiện nay, nhưng cách ứng xử còn khác, huống hồ các nhà sư hiện nay có chùa, có đoàn thể, có tài sản, thậm chí có tài khoản riêng. Như vậy, nhận định câu chuyện này, chúng ta thấy liệu đời sống vô sản thật sự có mang đến cho chúng ta trạng thái hạnh phúc lâu dài hay không?

Trong câu chuyện, đạo sư là người vô sản, ông giảng đạo lý rất hay, rất sâu. Từ đạo lý đó, bao nhiêu người được hạnh phúc nhưng bản thân đạo sư lại không hạnh phúc, bởi vì ông chỉ sống với kiến thức chứ không sống với sự hành trì. Ông có thể hiểu đạo lý vô thường và nói về vô thường một cách tâm đắc, thuyết phục nhưng đời sống, sự chứng đắc về vô thường ở ông không có. Đạo sư tiếc nuối về bộ quần áo, ông mang tâm bám víu vào nó, mặc dù nó là tài sản tối thiểu mà con người cần phải có. Đời sống vật chất đầy đủ đôi lúc tạo phương tiện an vui, nhưng cũng là những phương tiện ràng buộc con người. 

Trên một phương diện nào đó, đời sống vật chất dư giả tránh cho chúng ta khỏi lo lắng về những thiếu thốn hằng ngày. Nhờ vắng bóng của sự lo lắng đó mà chúng ta có được tâm an vui đến chùa ngồi hai tiếng, thậm chí suốt ngày, mà không cảm thấy bất an. Chúng ta có thể tạm gác tất cả việc gia đình để dành trọn một ngày an tâm tại chùa, tìm kiếm giá trị tinh thần và hạnh phúc. Bằng ngược lại, chúng ta có thể có những cái vướng bận khác. Một căn nhà với đầy đủ tiện nghi, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể điều khiển ti vi, máy lạnh, rèm cửa, đầu đĩa, quạt,… bằng những chiếc điều khiển từ xa, dần dà con người trở nên lười vận động, tay chân cơ bắp thiếu linh hoạt. Thêm vào đó là chế độ ăn uống quá dư thừa đạm, gây nên chứng bệnh béo phì và các chứng bệnh nguy hiểm khác. Hạnh phúc thật sự không liên hệ đến khối lượng vật chất chúng ta có hay không, mà nó liên hệ đến chất lượng tâm linh chúng ta quán niệm về cái có và không có này.

Một nhà sư chỉ có ba y một bát, ngủ dưới gốc cây, đời sống thong dong, rày đây mai đó để chia sẻ những giá trị tinh thần cho bà con bá tánh, nhưng nếu bản thân nhà sư không buông được tâm thì sự tu hành không có giá trị gì cả. Hành giả đến chùa tu, tạm gác tất cả công ăn việc làm, thậm chí những bận bịu với gia đình, con cái, cháu chắt. Dĩ nhiên, chúng ta tìm kiếm giá trị tâm linh, nhưng liệu chúng ta có tận dụng được cơ hội đó hay chỉ đến như thói quen, nhu cầu tìm vui hoặc đến chùa để tâm sự với những người bạn đạo. Nếu chỉ tìm kiếm giá trị hạnh phúc theo một góc độ quan niệm đơn thuần như vậy, chúng tôi nghĩ một ngày tu tập đó rất uổng phí, bởi cái giá trị to lớn nhưng chúng ta đạt được chỉ một phần.

Tóm lại hạnh phúc nói một cách tuyệt đối nằm ở nhận thức của con người về những gì có và không có. Biết vận dụng tiền của vào mục đích từ thiện, bố thí, cúng dường, và làm những việc tốt cho cuộc đời thì phương tiện đó là cơ hội để gia tăng hạnh phúc, bằng ngược lại nó có thể trở thành khổ đau. Hạnh phúc thuộc về nội tâm, thuộc về nhận thức, cách ứng xử của chúng ta đối với cuộc đời. Nó là niềm khao khát, là nhu cầu không thể thiếu. Hãy mở rộng tầm nhìn, mở rộng chân trời và hạnh phúc nó có sẵn chứ không cần tìm kiếm đâu xa.


SƯU TẦM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét