. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

TAM THẾ PHẬT

Kết quả hình ảnh cho TAM THẾ PHẬT
Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Kính thưa quý bạn! Trong Kinh Phật nói: “Tất cả chúng sanh khi thành Phật, thì đều có ba thân giống như chư Phật không khác, đó là: Pháp thân, báo thân và ứng hóa thân”.
Tuy hiểu là hiểu vậy, nhưng chúng ta chưa hiểu rõ sự thành tựu của ba thân như thế nào? Nếu nói về sự nhiệm mầu ba thân của chư Phật, thì phàm tình như chúng ta không có đủ trí tuệ để bàn luận được. Nhưng nhờ có Kinh Phật mà chúng ta mới hiểu được phần nào chân tướng.
Ở đây, chúng tôi xin phân tích tóm gọn về ba thân của ba cảnh giới Phật, Bồ tát  chúng sanh khác nhau ở chỗ nào để quý bạn tìm hiểu thêm. Chúng ta xưa nay tưởng chỉ có chư Phật, Bồ tát mới có ba thân, còn chúng sanh như chúng ta thì không có ba thân. Thật ra, tất cả chúng sanh hữu tình ở trong vũ trụ này đều đang có ba thân, chẳng qua chúng ta không biết đó thôi. Vì không biết nên chúng ta không lo bảo vệ, ngược lại còn tự hủy hoại ba thân của mình, rồi chạy đông chạy tây van xin cầu cứu, mà không biết rằng những sự đau đớn đó đều do mình tạo ra và tự mình phải gánh chịu. Giờ tôi xin giải thích từng phần để quý bạn dễ hiểu.
I. Ba thân của chúng sanh
  1. Pháp thân: Pháp thân tức là pháp tánh, cũng gọi là Phật tánh, cũng gọi là chân tâm, cũng gọi là thật tướng… Pháp thân có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng có cùng một ý nghĩa. Pháp thân không có hình tướng, nhưng pháp thân thì bình đẳng sanh ra vạn pháp. Tất cả chúng ta ai cũng có pháp thân, chẳng qua ta không biết đó thôi. Nhưng cho dù ta không biết hay là bị thay hình đổi dạng vô số kiếp, thì pháp thân (chân tâm) của ta cũng không hề bị thay đổi. Nó vẫn luôn hiện diện ở khắp mười phương, bao trùm cả vũ trụ. (Pháp thân của ta không sanh cũng không diệt. Phần này tôi đã giải thích tường tận ở trong bài “Tâm là gì?” rồi).
  2. Báo thân: Tất cả chúng ta đều có “báo thân”. Nhờ có “báo thân” mà “pháp thân” mới tạo ra được hình tướng cho ta. Báo thân tức là hình tướng của “thần thức” biến hiện ra. Nghĩa là thần thức của ta biến hiện ra hình tướng gì, thì pháp thân của ta sẽ theo hình tướng của thần thức mà tạo cho ta có báo thân đó. Nếu thần thức của ta hiện ra hình tướng con người, thì pháp thân của ta sẽ thành tựu cho ta có báo thân người. Nếu thần thức của ta hiện ra hình tướng súc sanh, thì pháp thân của ta sẽ thành tựu cho ta có báo thân súc sanh…
Tóm lại, tuy chúng ta ai cũng có báo thân, nhưng báo thân của ta được thành tựu bởi thần thức si mê điên đảo, nên chỉ chiêu cảm được thân giả tạm của đất, nước, gió, lửa và tà tri, tà kiến mà thôi. Vì vậy, báo thân người mà chúng ta đang có là thuộc về nghiệp báo thân, không phải là báo thân thanh tịnh của Bồ tát, không phải là diệu báo thân của chư Phật. (Báo thân chúng ta thì có sanh, có diệt).
  1. Ứng hóa thân: Tất cả chúng ta, ai cũng có vô lượng “ứng hóa thân” từ vô thỉ kiếp đến nay. (Ứng hóa thân là kết quả của “pháp thân” và “báo thân” ta tạo ra). Vì vậy, có kiếp ta làm trời, có kiếp ta làm người, làm thần, làm súc sanh, làm ngạ quỷ,… Tuy chúng ta ai cũng có vô lượng “ứng hóa thân” khác nhau trong vô lượng kiếp đến nay nhưng ứng hóa thân của ta thuộc về si mê, điên đảo nên bị luân hồi sanh tử mãi. Chúng ta si mê thật là đáng thương, càng ứng thì càng đi xuống, càng hóa thì càng si mê điên đảo, không còn nhận ra mình là ai. (Ứng, tức là ta đầu thai hết chỗ này đến chỗ kia; hóa, tức là ta hóa thành đủ loại hình tướng chúng sanh khác nhau).
II. Ba thân của Bồ tát
Phần này chúng tôi chỉ nói về ba thân của Bồ tát đang còn tu hành ở trong thế giới Ta bà này, không phải nói về ba thân của Bồ tát đã viên mãn quả vị, xin quý bạn chớ có hiểu lầm.
  1. Pháp thân: Pháp thân của Bồ tát thì giống như pháp thân của chư Phật và của chúng sanh không khác. Pháp thân của Bồ tát chỉ khác ở chỗ là: Nếu chúng ta biết tu hành để trở về pháp thân, khi thấy được pháp thân thì ta sẽ sống được với pháp thân Bồ tát của ta. (Pháp thân tức là sống với chân tâm của ta).
  2. Báo thân: Khi chúng ta thấy được quang minh của pháp thân, thì cũng là lúc báo thân Bồ tát của ta được khôi phục. Khi báo thân Bồ tát của ta được khôi phục, thì trí tuệ và lục thần thông thanh tịnh của ta cũng bắt đầu được khôi phục. Khi báo thân Bồ tát của ta được khôi phục thì sẽ là vĩnh cửu bất hoại. Tại sao? Vì báo thân Bồ tát là do thần thức và chân tâm của ta hợp nhất tạo thành, nên không bị hủy diệt. Lúc đó, ta sẽ không còn bị luân hồi sanh tử nữa, mà chỉ có tiến tu đến quả Phật cứu cánh. (Báo thân Bồ tát có sanh, nhưng không có diệt).
  3. Ứng hóa thân: Khi pháp thân và báo thân của ta bắt đầu được dung thông chiếu soi lẫn nhau, thì ứng hóa thân của ta cũng bắt đầu được khôi phục. Khi ứng hóa thân được khôi phục, thì tướng mạo và hành vi của ta cũng bắt đầu được chuyển đổi tươi sáng, từ bi và thanh tịnh. Tuy hiện tại ta vẫn còn mang thân giả tạm của tứ đại nhưng thân, tâm của ta thì đã được thanh tịnh và giải thoát, không còn bị tham, sân, si mê hoặc. Lúc đó, thân tâm của ta sẽ không còn là của riêng ta nữa, mà nó thuộc về của mười phương thế giới chúng sanh. Lúc đó, ta sẽ biết quý thân tâm của mình hơn bao giờ hết. Ý nghĩa quý thân tâm ở đây không phải là ta ích kỷ tham sống sợ chết, mà là nhận thức được thân tâm của ta đối với chúng sanh rất là quan trọng. Lúc đó, cho dù ta chỉ ở một nơi, nhưng pháp âm thuyết pháp của ta, thì vang rộng khắp mười phương thế giới, giúp cho chúng sanh nơi nơi được thức tỉnh hồi đầu. Tuy hiện tại ta vẫn còn mang thân giả tạm, vẫn còn chịu đau khổ của thân bệnh, già, chết nhưng thân tâm và trí tuệ của ta đã là ứng hóa thân của Bồ tát rồi. Tại sao? Vì ta đã có đủ trí tuệ để triển khai tri kiến Phật cho chúng sanh, giúp cho chúng sanh nơi nơi được thoát khỏi luân hồi và vãng sanh thành Phật. (Ứng hóa thân của Bồ tát thì có sanh, có diệt).
III. Ba thân của chư Phật
  1. Pháp thân: Pháp thân của chư Phật là Diệu pháp thân có thể sanh ra vô lượng Diệu pháp và biến hóa nhiệm mầu không thể nghĩ bàn.
  2. Báo thân: Báo thân của chư Phật thì có màu vàng kim to lớn, có 4 trí, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp và 6 loại thiên thần thông biến hóa nhiệm mầu. Tóm lại, báo thân của chư Phật thì không thể nghĩ bàn. (Nghĩ là không thể nghĩ đến, bàn là không thể bàn luận được).
  3. Ứng hóa thân: Ứng hóa thân của Phật thì thiên biến vạn hóa. Quý Ngài có thể ứng ra một lúc cả vô lượng thân đi đến vô lượng thế giới chúng sanh để thị hiện làm Phật. Quý Ngài có thể hóa ra vô lượng hình tướng chúng sanh đủ loại khác nhau, để cứu độ chúng sanh mọi loài. Tóm lại, ứng hóa thân của chư Phật thì thiên biến vạn hóa và bất khả tư nghị. (Ứng hóa thân của Phật thì có sanh, có diệt).
VI. Phần tóm lược
Ở đây, chúng tôi xin dùng vàng, người thợ bạc và nữ trang để ví dụ cho ba thân thì quý bạn dễ hiểu hơn.
Vàng: Là ví cho pháp thân;
Ý tưởng của người thợ bạc: Là ví cho báo thân;
Vòng vàng nữ trang: Là ví cho ứng hóa thân.
Nếu vàng không có người thợ bạc nghĩ tưởng chế biến, thì vàng sẽ không phát huy được thể chất vạn năng của vàng. Nếu người thợ bạc không có thể chất của vàng, thì sẽ không phát huy được tài năng chế biến của mình. Nếu nữ trang không có thể chất của vàng, không có người thợ bạc nghĩ tưởng chế biến, thì hình tướng và danh từ nữ trang sẽ không bao giờ có. Vì vậy mà vàng, người thợ bạc  nữ trang có một sự liên hệ mật thiết không thể tách rời nhau. Ba thân của chư Phật và ba thân của chúng ta cũng như vậy đó, vốn không thể tách rời nhau. Nếu ba thân tách rời nhau, thì hình tướng của chư Phật và hình tướng của chúng ta sẽ không bao giờ có.
Tóm lại, pháp thân là thể, báo thân là tướng, ứng hóa thân là dụng. Thể, tướng, dụng cả ba không thể tách rời nhau, nên ba tức là một, một tức là ba. Ba tức là một, nghĩa là: Ba thân của ta dính vào nhau như bóng với hình không thể tách rời nhau như chữ Y. Còn một tức là ba, nghĩa là: Tuy ba thân không thể tách rời nhau, nhưng ba thân của ta đều có cảnh giới cao thấp khác nhau. Vì vậy, mới có sự khác biệt giữa ba thân của chư Phật, ba thân của Bồ tát và ba thân của chúng sanh.
V. Đặc điểm của ba thân
Nói về mặt quyền năng, thì báo thân có quyền năng điều khiển pháp thân và ứng hóa thân. Tại sao? Vì báo thân là hình tướng của thần thức ta biến hiện ra. Nếu thần thức của ta nghĩ ác thì sẽ hiện ra báo thân ác. Nếu thần thức của ta nghĩ thiện thì sẽ hiện ra báo thân thiện. Nhờ có báo thân thiện ác, đẹp xấu ở trong tâm thức mà pháp thân của ta mới thành tựu cho ta có thân thiện ác, đẹp xấu. Cũng như thân người hiện tại mà ta đang có, là nhờ thần thức của ta trước đó đã tạo ra hình dáng báo thân người ở trong tâm thức, nên sau khi chết tâm thức của ta mới biết tìm loài người đầu thai để có báo thân người. Nếu chúng ta muốn kiếp sau được làm Phật, thì hãy mau niệm Phật để tạo ra hình tướng Phật ở trong tâm thức. Đến khi thân giả tạm này bỏ ta mà đi, thì pháp thân của ta sẽ theo hình tướng của báo thân ở trong tâm thức, mà thành tựu cho ta có báo thân Phật.
VI. Tổng kết của ba thân
  1. Ba thân của chúng sanh: Ba thân của chúng sanh thì chỉ có pháp thân là thanh tịnh, còn hai thân báo và ứng hóa là thuộc về nghiệp si mê, điên đảo. Vì si mê, điên đảo nên ta chỉ mang lại sự đau khổ cho bản thân, cho chư Phật, Bồ tát và cho chúng sanh mà thôi.
  2. Ba thân của Bồ tát: Ba thân của Bồ tát là thuộc về ba thân thanh tịnh, từ bi và trí tuệ, nên quý Ngài mang đến cho chúng sanh sự giác ngộ và giải thoát.
  3. Ba thân của chư Phật: Ba thân của chư Phật là thuộc về Diệu thân kim cang, nên quý Ngài có vô lượng trí tuệ, có vô lượng thần thông và sống vô lượng thọ. Vì vậy, quý Ngài mang đến cho chúng sanh sự giải thoát và thành Phật.
Kính thưa quý bạn! Nếu chúng ta đang ở cảnh giới phàm phu, thì hãy chuyển ba thân phàm phu thành ba thân thanh tịnh của Bồ tát. Nếu chúng ta đang ở cảnh giới Bồ tát, thì hãy cùng nắm tay nhau để dẫn dắt chúng sanh về gặp Phật A Mi Đà và cùng nhau thành Phật.
VII. Sự diệu dụng của ba thân
Ở đây, chúng tôi xin phân tích về sự diệu dụng của ba thân khi ta thành Phật, để quý bạn tìm hiểu thêm. Xưa nay có một số người si mê nghĩ rằng: “Làm Phật không có gì để hưởng thụ, suốt ngày chỉ lo đi cứu độ chúng sanh, thật là chán chết”. Quý bạn nghĩ như vậy, là vì không hiểu được sự nhiệm mầu ba thân của chư Phật. Khi thành Phật, chúng ta sẽ có ba thân viên mãn giống y như Phật A Mi Đà, đó là: Pháp thân, báo thân và ứng hóa thân.
  1. Pháp thân: Pháp thân của ta thì không có hình tướng, như như bất động và luôn hiện diện ở khắp mười phương, bao trùm cả vũ trụ và tùy duyên biến hóa.
  2. Báo thân: Báo thân của ta thì có màu vàng kim rất to lớn, có 4 trí, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp và 6 loại thiên thần thông biến hóa nhiệm mầu. Báo thân của ta chỉ ngự ở cõi Cực Lạc hay ở mười phương cõi Phật để hưởng lạc hạnh phúc và sống trường thọ vĩnh cửu.
  3. Ứng hóa thân: Ứng hóa thân của ta thì có thể ứng hóa ra vạn hình, vạn tướng theo ý nguyện và đi đến mười phương thế giới để cứu độ chúng sanh mọi loài.
Trong Kinh Phật nói: Chư Phật đến mà như không đến, không đến mà đến. Nhập Niết bàn mà như không nhập, không nhập mà nhập”. Nếu nói trên sự, thì chư Phật có ứng thân đi đến mười phương thế giới để thị hiện làm Phật và quý Ngài có hóa thân thành đủ loại để cứu độ chúng sanh. Nhưng nói trên , thì chư Phật chưa hề đến và cũng chưa hề đi. Tại sao? Vì pháp thân của chư Phật lúc nào cũng hiện diện ở khắp mười phương và bao trùm cả vũ trụ. Nếu đã bao trùm khắp vũ trụ thì làm gì có chuyện đến hay đi.
Còn nói về báo thân của chư Phật thì không cần phải dời gót bôn ba. Quý Ngài chỉ cần ở cõi Cực Lạc khởi ý, thì có thể ứng hóa ra vạn hình, vạn tướng theo ý muốn. Quý Ngài có thể đi đến mười phương cõi Phật để đàm luận giao du, hay đến mười phương thế giới để cứu độ chúng sanh. Sau khi giao du hay cứu độ chúng sanh xong, thì quý Ngài thâu nhiếp thần lực trở về, chỉ đơn giản vậy thôi. Khi chúng ta thành Phật cũng biến hóa được như chư Phật không khác. Vậy quý bạn thử nghĩ xem làm Phật có sung sướng hay không? Làm Phật sung sướng và hạnh phúc hơn làm chư Thiên cả vạn tỷ lần đấy.
SƯU TẦM