1. Khiêm tốn:
Một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc đời nhà triết học vĩ đại.
Ngoại hình của Socrates rất bình thường. Ông có vóc người thấp, đã thế bụng lại to. Ngoài ra, nét mặt ông rất thô và đôi mắt trố to quá cỡ. Nổi bật trên cái nền đó là một chiếc mũi thẳng và duyên dáng. Do đó, các triết gia khác thường cười nhạo và giễu cợt ông.
Người xưa có câu: “Biết cúi đầu mới là trưởng thành, biết hạ mình mới là cao thủ”. Quả thực trong cuộc sống, càng là người học rộng, tài cao, hiểu biết nhiều thì càng hiểu được phải khiêm tốn, hiểu được rằng làm người phải học và biết cách “cúi đầu”!
Một hôm có người hỏi Socrates :
- Ông là người có học vấn uyên thâm nhất thiên hạ, ông có biết khoảng cách giữa trời và đất là bao nhiêu không?
Socrates trả lời:
-Ba thước. (Ghi chú: Một thước = 0.33 m)
Người này tỏ vẻ nghi hoặc nói: “Thưa ông, ngoài trẻ con ra thì con người chúng ta ai cũng cao 5, 6 thước, nếu khoảng cách giữa trời và đất chỉ có 3 thước, thì chẳng phải chúng ta đã đâm thủng bầu trời rồi hay sao?”
Socrates tiếp tục nói: “Đúng vậy, phàm là ai cao hơn ba thước, nếu muốn đứng được ở giữa trời và đất, thì phải biết cúi đầu xuống”.
Một triết gia thậm chí còn nói rằng sẽ không có nô lệ nào muốn được đối xử như cách Socrates đối xử với chính mình. Bằng cả cuộc đời mình ông đã chứng minh một cách hùng hồn rằng điều chủ yếu là sự khiêm tốn.
Câu chuyện cổ xưa này chính là nói cho chúng ta biết một đạo lý, “cúi đầu” chính là một cách ứng xử đúng mực, một cách nhìn xa trông rộng trong cuộc sống.
2. Tôn trọng cá tính của người khác
Một trong những khía cạnh thú vị nhất trong cuộc đời của triết gia này là ông không bao giờ viết ra bất cứ điều gì. Mặc dù, những tư tưởng của ông được tất cả mọi người ngưỡng mộ, Socrates tin chắc rằng chỉ nên truyền tải chúng thông qua các cuộc đàm luận triết học.
Nhà triết học cho rằng, mọi người nên phát triển những tư tưởng của riêng mình. Nghĩa là, nếu ông chép ra những tư tưởng và ý kiến của mình, thì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của người khác.
Do đó, Socrates đã nghĩ ra một cách học khác: Ông trò chuyện rất lâu với những người đối thoại, giả vờ không biết để nhờ người đối thoại giảng cho. Rồi bằng những câu hỏi trúng đích (có khi châm biếm, mỉa mai) chứng minh rằng người đối thoại thật ra chẳng biết gì! Bằng cách đó, ông dạy mọi người nhìn sự vật từ nhiều góc độ khác nhau.
3. Lắng nghe và đặt câu hỏi
Socrates rất tinh tế và khéo léo truyền đạt kiến thức của mình. Ông lắng nghe mọi người. Đồng thời kích thích sự suy nghĩ, rút ra kết luận, nghĩa là phát triển. Trong thời đại chúng ta, nhiều giáo viên thử áp dụng phương pháp này, nhưng thành công không nhiều. Chỉ có nhà tâm lý học kiêm triết gia Thụy Sĩ Jean Piaget chuyên nghiên cứu về tâm lý con người, đã sử dụng phương pháp này và khá thành công.
Socrates bắt đầu cuộc trò chuyện với những câu hỏi ông đặt ra cho người đối thoại. Đồng thời, ông hỏi chính những điều có thể giúp người đối thoại hiểu rằng kết luận của chúng hoặc là nhất quán hoặc được chứng minh chưa đầy đủ. Do đó, học trò của ông phải tự mình rút ra kết luận.
Vai trò người thầy giáo của Socrates thể hiện ở chỗ lắng nghe và đặt câu hỏi.
4. Khám phá sự thật
Socrates nói: “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”. Đó không phải là một khẩu hiệu hay một cách gây sự chú ý. Vì ông là một con người rất cởi mở và thẳng thắn. Ông đặt câu hỏi trước khi tìm kiếm lời giải đáp và mở rộng tầm hiểu biết trước khi định hướng tới một điều gì đó.
Socrates cũng nói: “Hãy tự biết mình”. Đồng thời, ông không tìm cách hiểu thấu bản chất của tất cả mọi người. Thay vào đó, ông đề nghị chúng ta tự xét mình. Rốt cuộc, đây là một trong những hành trình khám phá tri thức thú vị nhất mà con người có thể thực hiện.
5. Khiếu hài hước
Socrates có một khiếu hài hước tuyệt vời. Điều này được phản ánh trong các giai thoại của ông về Xanthippe, vợ ông. Bà trẻ hơn ông 30 tuổi và là một người có tính hung dữ. Có lần Socrates được hỏi tại sao ông lại cưới người vợ như vậy. Ông trả lời: “Thật tuyệt vời khi kết hôn với một người xấu tính như vậy. Đây là trường học tốt nhất để học cách chung sống với những người khác. Gặp vợ hiền, bạn được hạnh phúc; gặp vợ dữ, bạn thành… triết gia; đằng nào cũng có lợi!”.
Socrates và Xanthippe
Phải tới 50 tuổi Socrates mới cưới vợ, bà Xanthippe, nổi danh (và đồng nghĩa) với hình ảnh một bà vợ hung dữ, khó tính. Không phải không có lỗi của ông khi ông chẳng mang được đồng xu nào về nhà! Khi Socrates bị kết án tử hình, bà Xanthippe đến vĩnh biệt chồng và bật khóc. “Em đừng khóc! Tất cả chúng ta đều sẽ chết” - ông nói với bà. Đáp lại ông, Xanthippe nói: “Nhưng anh bị kết án một cách bất công!”. Và nhà triết học vĩ đại đã trả lời: “Em cho rằng tình cảnh này sẽ bớt bi thảm hơn nếu anh được xét xử công bằng ư?”.
SƯU TẦM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét