. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

CÓ 3 CÁCH ĐỂ TA GIỮ ĐƯỢC NỘI TÂM BẤT ĐỘNG


- Cách thứ nhất là ta suy nghiệm luật Nhân quả. Chắc ngày xưa ta cũng xúc phạm ai nên bây giờ bị xúc phạm lại. Do nhận lỗi về mình nên ta có sức mạnh nội tâm, khiến cho tâm vững vàng bất động. Nhận lỗi về mình là phương pháp tạo sức mạnh nội tâm rất lớn.
- Cách thứ hai là ta quen tu tập thiền định của đạo Phật, của khí công, của yoga... Nhờ theo dõi hơi thở lâu ngày mà tâm ta trầm lắng yên tĩnh. Bây giờ gặp nghịch cảnh thế nào, tâm cũng bình thản bất động.
- Cách thứ ba là ta hay bày tỏ sự kính trọng với các bậc Thánh có nội tâm bất động tuyệt đối. Mỗi người theo tôn giáo mình sẽ tìm thấy vị thánh nơi tôn giáo mình có được nội tâm bất động tuyệt đối như thế để lễ bái tôn kính mỗi ngày. Luật Nhân Quả sẽ âm thầm tạo nên sức mạnh nội tâm cho ta, khiến ta giữ được bình tĩnh khi gặp nghịch cảnh. Ta tôn kính bậc Thánh thì ta có được phẩm chất của Thánh, đó là quy luật.
Còn một phương pháp để giữ tâm hồn bất động nữa đó là tâm thương yêu tha thứ. Người tu dưỡng ở cấp độ cao, phát triển tình thương yêu rộng lớn đến muôn loài, sẽ tự nhiên có sức mạnh nội tâm vĩ đại, thừa sức vượt qua các nghịch cảnh trên đời. Kẻ mưu hại hay xúc phạm ta cũng là những kẻ ta nguyện yêu thương, nên dễ dàng tha thứ. Ta chẳng giận hờn căm ghét gì ai cả. Chỉ có là ta phải nghiêm khắc để dạy dỗ, chứ không ghét bỏ.
Người bình thản nhẫn nhịn được như thế là người có đức độ lớn, xoá được tội chướng quá khứ, xây được thiện phúc tương lai, làm tấm gương đạo đức cho mọi người học tập, ngay cả quỷ thần cũng phải cảm phục yêu mến.
Trích trong sách " Nền tảng đạo đức" cuốn 1 bài 21.
" Nhẫn nhịn". Do tác giả Việt Quang biên soạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét