Đức trong đạo Phật không phải là đức nói suông.
BI ĐỨC :
Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn. Trí đức là trí tuệ cao cả không gì sánh bằng, ví dụ như trí tuệ của Phật tổ. Tịnh đức là trước mặt, sau lưng, tâm của Phật vẫn như như vậy, không thay đổi. Bi đức, Trí đức, Tịnh đức là ba đức tánh của Phật nên khi ta lạy Phật là ta lạy ba đức tánh này.
Kẻ đối nghịch của tâm bi là sự độc ác, thờ ơ. Ta đến với Phật là học bi Đức, học tu theo hạnh của Phật. Bi là hài hòa, dễ thương, không ác ý, không ngã mạn, không độc tài… Có bi đức, cuộc sống sẽ tự tại, hạnh phúc. Có Bi đức, ta được nhiều người quý trọng. Trong kinh nói chư thiên – những người vô hình – cũng ngưỡng mộ người có Bi Đức.
TRÍ ĐỨC :
Trí đức là sự thông minh sáng suốt. Phật đạt trí Đức nhờ tu thiền, niệm Phật, ngồi thiền giúp cho ta có trí huệ. Người có trí đức thấy và tin nhân quả, nghiệp báo luân hồi, tin tứ diệu đế, không dễ duôi.
TỊNH ĐỨC
Tịnh Đức là cái Đức tỏa ra từ sự thanh tịnh, trong sạch. Sự thanh tịnh trong sạch này khiến cho thần thái người tu đoan chánh, trang nghiêm. Người có Tịnh Đức là người CHÂN THÀNH GIỮ GIỚI VÀ TU TẬP, biết giữ tâm không bị phan duyên trước trần cảnh và những cám dỗ của cuộc đời. Cổ đức có câu: '' Đức trọng quỷ thần kinh'', chính là nói đến cái đức này vậy.
''Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây Đức để đời mai sau''
Người lo xây đắp sang giàu
Ta vun Đạo đức dồi trau tâm mình.
- Nhờ có ba đức trên con người ta vừa giữ được cái tâm, vừa giữ cho mình cái nhìn thông suốt về vạn vật. Nhờ chữ ĐỨC vận mệnh con người có thể thay đổi tốt
đẹp hơn rất nhiều.
“Hương các loại hoa thơm
Không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa khắp mọi phương trời.”
(Kinh Pháp Cú 54)
Tóm kết, người có Đức là người có Tu, vì Đức được sinh ra từ sự tu dưỡng. Có Đức chắc chắn sẽ có Phước, hay nói cách khác, Phước từ cái Đức mà sinh ra vậy.
THÍCH TÁNH TUỆ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét