. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI



HỎI : 
Thưa thầy, thầy cho con hỏi ạ :
Trong Đạo Phật nói không nhìn lỗi, nói lỗi của người, chỉ nhìn lỗi chính mình thôi. Như vậy mình thấy người ta có lỗi mình cũng mặc kệ và không nhắc nhở ạ. Thầy giải thích cặn kẽ ý giúp con ?
TRẢ LỜI : 
Mô Phật-

Thông thường con người ta thường chỉ trích và chỉ lỗi người khác với tâm ý chê bai chứ không nhằm mục đích xây dựng. Theo thầy, người nào chỉ lỗi người khác với tâm Thương Yêu, Ái Ngữ và Bao dung thì mới được cái quyền đó, hơn thế nữa, phải là người có Đức thì mới khuyên người khác được, nếu ta không hơn gì người đời thì không dễ gì mà họ lắng nghe lời ta khuyên bảo, góp ý đâu!
Do vậy, nếu nhận thấy khó có thể khuyên người khác thì nên quay về tu sửa chính bản thân, một khi ta hoàn thiện được bản thân, ít tạo lỗi lầm, ta không những có thể khuyên người, mà cách sống, thái độ sống của ta cũng sẽ là một bài học, một tấm gương khuyên đời không lời, điều này trong Phật Pháp gọi là Thân giáo.
Vài dòng chia sẻ, thầy chúc con tinh tấn, an vui nhé!
Nhược chân tu đạo nhân,
Bất kiến thế gian quá.
Nhược kiến tha nhân phi,
Tự phi khước thị tả,
Người chân chánh tu hành
Không thấy lỗi thế gian.
Nếu thấy lỗi người khác,
Lỗi mình đã đến bên,
( Bài kệ trích từ kinh Pháp Bảo Đàn)
Namo Buddhaya

THẦY THÍCH TÁNH TUỆ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét