Hiểu mình thì mới hiểu được người, mới có thể cảm thông, bao dung và yêu thương người khác được. Hiểu mình là biết rằng mình là người không hoàn hảo, tốt ở điểm này thì có thể chưa tốt ở điểm kia. Thì người khác cũng vậy, họ tốt ở điểm kia nhưng có thể khiếm khuyết ở điểm nọ. Hiểu thấu sự không hoàn hảo của mình, của người, thì tâm ta mở lòng bao dung với nhau hơn, không còn nhìn vào khiếm khuyết, lỗi lầm của nhau mà ghen ghét hau nữa.
Hiểu mình là tiền đề căn bản cho mọi sự tu tập chứng ngộ chân lý và đạt đến hạnh phúc tột bậc. Nếu không hiểu mình thì không thể hiểu người, hiểu cuộc đời, hiểu nhân gian.
Đức Phật dạy rằng: “Nếu ta đi tìm sự giác ngộ chân lý, giải thoát mà tìm ở ngoài ta thì không bao giờ có thể đạt tới được, dẫu có trải qua trăm ngàn vạn kiếp, đi khắp càn khôn vũ trụ. Nhưng chính ở đây, chính trong con người này, sâu thẳm trong thâm tâm ta, ta quay về đó để quán chiếu thật sâu sắc thì mọi sự thật, chân lý, hạnh phúc chân thực đều hiển lộ”. Câu thiền ngôn:'' Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc ''- Xoay trở lại chính mình là phận sự tu hành, không từ bên ngoài mà đạt được - Cũng chính là ý trên đây vậy!
''Tôi chỉ là một nhà Sư
Tâm hồn, thể xác cũng như mọi người
Lặng thầm tôi sống giữa đời
Chẳng hề ôm mộng thành người hữu danh,
Chỉ mong nhìn lại chính mình
Soi lòng trên mỗi tâm tình diễn ra..
Tâm hồn, thể xác cũng như mọi người
Lặng thầm tôi sống giữa đời
Chẳng hề ôm mộng thành người hữu danh,
Chỉ mong nhìn lại chính mình
Soi lòng trên mỗi tâm tình diễn ra..
Cuộc đời quá đổi bao la
Điều tôi muốn hiểu chính là... tự tâm''
Điều tôi muốn hiểu chính là... tự tâm''
THÍCH TÁNH TUỆ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét