. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

KHÁNH VÀ BẢN TRONG PHẬT GIÁO


Khánh là một loại nhạc khí trong Phật giáo, thuộc bộ gõ, ban đầu dùng ngọc đá chế thành, hai đầu rũ xuống giống như hình dạng cái bảng.

KHÁNH 

Khánh là một loại nhạc khí trong Phật giáo, thuộc bộ gõ, ban đầu dùng ngọc đá chế thành, hai đầu rũ xuống giống như hình dạng cái bảng.


 



Sách Tượng Khí Tiêu quyển thứ 18 chép: “Ngài Vân Chương nói: hình của bản giống như đám mây, nên người ta cũng thường gọi tên của bảng là Vân Bản.” Ngài Tục Sự Lão cũng có thuật: “Vua Tống Thái Tổ cho rằng, tiếng trống hay làm giật mình người ngủ, nên thay vì dùng Trống, vua Tống Thái Tổ chế dùng thiết khánh Loại khánh này cũng gọi là chinh, tức là vân bản vậy.

Khánh cũng là một pháp khí như bảng. Cách dùng cũng tương tự nhau, chỉ có hình thức và nguyên liệu chế tác là khác nhau thôi. Hình dạng của bảng là hình bát giác và làm bằng gỗ, còn hình dạng của khánh thì làm theo hình bán nguyệt và đúc bằng đồng, hoặc có khi làm bằng đá cẩm thạch.

Ngày nay trong các tự viện, khánh làm bằng đồng chừng bằng cái đĩa lớn, treo trong một cái giá gỗ, thường dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn như để báo thọ trai hay khi thỉnh một vị Tăng, Ni từ trong liêu ra Pháp đường; hoặc đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện, nghi lễ nầy đi trước là khay lễ gồm nhang, đèn, hoa, quả, kế theo là một vị cầm khánh treo trong giá, vừa đi vừa đánh khánh rồi tiếp theo là vị được đón rước theo sau - có thể có cả lọng – rồi mới tiếp đến những Tăng Ni khác tùy theo phẩm trật xếp thành thứ tự.

Những vị Tăng Ni nhập đại định, muốn báo cho vị ấy xuất định, người ta cũng dùng tiếng khánh để cảnh tĩnh.

Khánh có nhiều loại: Ngọc khánh, đồng khánh, thiết khánh, biên khánh, sanh khánh, tụng khánh, ca khánh, đặc khánh…. 

BẢN

Bản là một tấm gỗ dày chừng 2 phân, dài chừng 4 hay 5 tấc, cao chừng 3 tấc, thường được treo trong tự viện, được gõ 3 lần trong ngày: bình minh, hoàng hôn và trước khi đi ngủ.


Bản cũng được thay thế cho trống và dùng trong những trường hợp như báo tin giờ thọ trai, giờ tu học, nhóm họp Tăng-già để nghị bàn Phật sự hoặc phân xử các lỗi lầm v.v… của chúng Tăng trong Già Lam.

Người ta thường thấy những câu sau đây khắc trên bản:


Hãy nghe đây chư Tăng! Hãy tinh tiến trong việc tu tập! Thời gian bay qua nhanh như mũi tên; nó chẳng chờ ai đâu !

SƯU TẦM 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét