Trong Ấn Độ giáo, kinh Vệ Đà, Chày Kim Cang là vũ khí chính của cõi trời Đế Thích. Pháp khí này không chế những năng lực của sấm chớp, phá tan những cơn gió lốc, mây đen hung dữ và mang đến những cơn mưa tốt lành cho các thảo nguyên đang bị hạn hán.
Chày Kim Cang có tính chất cứng như kim cương, có thể cắt được mọi vật thể khác nhưng không vật thể nào cắt được nó. Thoạt đầu, Chày Kim Cang có đầu mũi cực kỳ sắc nhọn nhưng qua nhiều các thời đại, Chày Kim Cang dần dần trở nên hình thức hóa. Cho tới ngày nay thì ngày càng ngắn đi và cũng không còn nhọn nữa.
Chày Kim Cang đại diện cho lòng từ bi của Như Lai Kim Cang, cảnh giới giác ngộ (Phật tính) không thể xâm nhập, thường hằng, bất biến và bất hoại, có thể phá trừ nội ma của ngu si, vọng tưởng và các ma chướng ngoại đạo.
Tương truyền ngài Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche) đã từng thực hành đàn pháp kilaya với pháp khí này để thành tựu. Có thể điểm qua những loại Chày Kim Cang huyền thoại của Mật tông dưới đây:
Ý nghĩa Chày Kim Cang
Chày Kim Cang là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương thừa, tên của pháp khí này khởi nguồn từ chính chất liệu kim cương. Theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim Cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ,giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Chày Kim Cang biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng.
Trung tâm Quyền trượng Kim Cương tượng trưng cho bản tâm tuyệt đối, từ trung tâm này nổi lên hai đài hoa sen đối xứng với nhau thể hiện sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện thiện xảo. Từ hai đài sen này tỏa ra năm chẽ tượng trưng cho Ngũ Trí Phật, với trục giữa nêu biểu cho trục của vũ trụ và bốn chẽ nở ra bốn phương là bốn chiều của vũ trụ và Tứ Trí Phật. Năm chẽ cùng quy lại một điểm nêu biểu cho sự thống nhất các năng lực của Từ bi và Trí tuệ.
• Chày Kim Cang một mũi nhọn: loại này chỉ có một mũi nhọn ở phía tay cầm. Kim cương chử này tượng trưng cho sự kết hợp giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần.
Trong các phái Mật tông, loại này chỉ được dùng bởi các nhà sư sơ cấp và biểu thị cho thực thể Duy nhất của Pháp.
• Chày Kim Cang hai mũi nhọn: loại này biểu thị tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật. Tuy nhiên, loại này rất ít khi được sử dụng hay biểu thị.
• Chày Kim Cang ba mũi nhọn: đây là loại thường thấy nhất. Nó có 3 mũi nhọn ở mỗi đầu hoặc là khum, cong chụm đầu vào giữa, hoặc là hai mũi ngoài cong, khum vào mũi thẳng ở giữa. Ba mũi này biểu thị tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và Tam mật: Ngữ, Ý, Hành.
Trong loại này có luân hồi thiền trượng (Karmavajra) là loại được tạo thành bởi hai thiền trượng kép với ba mũi nhọn xếp thành hình chữ thập. Nó tượng trưng cho Diệu Đế và tương ứng với Pháp Luân. Nó còn được gọi là visvavarna – vajra.
• Chày Kim Cang bốn mũi nhọn: loại này ít được thấy. Nó tượng trưng cho 4 biến cố lớn trong đời Phật Cổ Đàm, bốn kỳ phổ độ Phật pháp và bốn Đại Phật.
• Chày Kim Cang năm mũi nhọn: tượng trưng cho năm loại Minh Trí, Ngũ Trí Như Lai, nó còn tượng trưng cho 5 nguyên tố của trời đất.
• Chày Kim Cang chín mũi nhọn: loại này khá hiếm thấy, chủ yếu bắt gặp ở Tây Tạng. Ý nghĩa của nó có thể tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai và các vị Bồ Tát.
Chày Yết Ma (Chày Kim Cang hình chữ thập) Chày Yết Ma, là pháp khí của Mật giáo, do chày 3 cạnh đặt giao nhau tạo thành hình chữ thập, tượng trưng cho chí tác nghiệp vốn có của chư phật, thuộc về luân bảo. Khi tu pháp, bốn góc trên đàn lớn đều đặt một yết ma kim cương với ý nghĩa tượng trưng cho sự phá trừ 12 nhân duyên. Pháp khí này còn có tên gọi là yết ma kim cương, thập tự yết ma, thập tự kim cương, luân yết ma.
Nếu như “Chày Kim Cang ôn hòa” có các cạnh khép lại với nhau tượng trưng cho phương pháp hoặc “phương tiện” thần linh thì “Chày Kim Cang phẫn nộ” có các cạnh tách biệt, tượng trưng cho tất cả thần lực Kim Cương của thần hủy diệt ngu si và hư vọng.
Chày Kim Cang dài khoảng 12 ngón tay biểu thị ý diệt trừ 12 nhân duyên. Ở hai bên điểm trung tâm hình tròn của Chày Kim Cang đều có 3 vòng tròn hướng lên trên, tượng trưng cho “Tam môn” tức là cửa không giải thoát, cửa vô tướng giải thoát và cửa vô nguyện giải thoát.
Ba vòng tròn này quấn quanh hai đế hoa sen đối xứng nhau của Chày Kim Cang, phía trên mỗi mỗi vòng tròn lại có 3 vòng châu báu đại diện cho “Lục độ” mà Bồ tát phải tu là: Bố thí, giới, nhẫn, tinh tiến, thiền và tuệ.
Chày Kim Cang đại diện cho chân đế cùng cực, mỗi hình nguyệt luân trên mặt hoa sen tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đại diện cho sự kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối cũng như sự hợp nhất tâm Bồ đề của tục đế và chân đế.
Các cạnh có mặt cắt hình vuông, giống như mâu hoặc đao kiếm, cạnh chính giữa thường giống chiếc dùi nhọn hoặc châu báu 4 mặt.
Chày Kim Cang 3 cạnh thì lại tượng trưng cho sự chiến thắng “Tam độc” (tham, sân, si), khống chế “Tam thế” (quá khứ, hiện tại, vị lai) và “Tam giới” ( dục giới, sắc giới và vô sắc giới).
Chày Kim Cang 5 cạnh càng thông dụng, 5 cạnh phía trên thể hiện trí tuệ của Ngũ Phật, vốn biến cải từ “Ngũ độc” ngu si, tham lam, cáu giận, ghen ghét, ngạo mạn và sự tịnh hóa của “Ngũ uẩn”.
Còn Chày 4 cạnh tượng trưng cho “Tứ uẩn” là sắc, thụ, tưởng, hành dựa vào “thức” trong “ngũ uẩn” là do cạnh trung tâm đại diện. 5 cạnh ở phía dưới là 5 yếu tố thuần tịnh đất, nước, lửa, gió, không khí hoặc ngũ quan.
Cũng tương tự, Chày Kim Cang 9 cạnh cũng do một cạnh trục chính và 8 cạnh ngoài hợp thành, có thể tượng trưng cho Kim Cương Trì, Phật Đà ở dưới 8 vị Bồ tát cùng trung tâm chính của đàn thành và 8 phương vị chính.
Chày 4 cạnh tượng trưng cho “Tứ uẩn” là sắc, thụ, tưởng, hành dựa vào “thức” trong “ngũ uẩn” là do cạnh trung tâm đại diện. 5 cạnh ở phía dưới là 5 yếu tố thuần tịnh đất, nước, lửa, gió, không khí hoặc ngũ quan.
Chày Kim Cang (Vajra) là vật cầm khi thực hiện nghi thức và tu trì Phật giới, tượng trưng cho ánh sáng rực rỡ thần bí, mạnh mẽ có sức cảm hóa, khó có thể chia cắt được của viên kim cương vô cùng rắn chắc. Vật này biểu trưng cho tinh thần dương tính của Phật giáo, thường được cầm ở tay phải, cùng với chuông pháp – chuông kim cương- tượng trưng cho trí tuệ và phương tiện.
Chày Kim Cang là một công cụ quan trọng trong thánh điện tôn giáo khiến con người sợ hãi, là bộ phận không thể chia tách trong tín ngưỡng tôn giáo, tượng trưng cho sự tương phản đang hình thành giữa sự kiên cố mãi mãi không thể rung chuyển và thần lực vô hạn của giáo nghĩa Phật giáo với sự không phân biệt thiện ác, biến hóa vô cùng của đời thực.
Chày Kim Cang chữ thập (Vishva-vajra) là do Chày Kim Cang có 4 tòa hoa sen tạo thành, 4 đầu của Chày Kim Cang từ điểm trung tâm tỏa ra 4 phía tượng trưng cho định lực tuyệt đối.
Điểm trung tâm của Chày Kim Cang chữ thập thường có màu xanh sẫm, màu sắc đầu Chày Kim Cang ở 4 phương vị lớn phân biệt là:
Màu trắng – đông; màu vàng- nam; màu đỏ – tây; xanh lục – bắc. Chúng đều phù hợp với vị trí và phẩm chất của Ngũ Phật và năm yếu tố lớn: Phật Bất Động Kim Cương.
4 đầu chày của Chày Kim Cang chữ thập đại diện cho “Tứ nghiệp” của Mật tông: Hoài nghiệp (màu trắng), tăng nghiệp (màu vàng), tức nghiệp (màu đỏ), chu nghiệp (màu xanh lam).
Trong Mật tông, còn có rất nhiều vị Phật cầm chày phổ ba, tức Chày Kim Cang giáng ma, có một đầu là Chày Kim Cang, một đầu khác là chày 3 sống được làm bằng sắt, đoạn giữa có 3 tượng Phật, một tượng Phật có dáng vẻ đang cười, một đang tức giận và một đang chửi mắng. Pháp khí này thường dùng khi tu phép giáng phục ác ma.
Chuông Kim Cang Chuông Kim Cang là pháp khí âm nhạc phổ biến nhất, không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa, mỗi khi âm thanh chuông vang lên khiến rung động không gian, xua tan phiền não, ma quỷ. Dưới phương diện nghi thức, chuông Kim Cang là một cặp với Chày Kim Cang.
Chuông Kim Cang hay còn gọi là chuông pháp, cán cầm của nó bằng một nửa chày Kim Cang, một nửa còn lại có thân hình là một chiếc chuông tương đối lớn, hai hình đó hợp lại thành vẻ đẹp của chuông pháp. Dưới phương diện nghi thức, Chuông Kim Cang là một cặp với Chày Kim Cang.
Chuông Kim Cang gồm ba phần: Chốt Kim Cang, khuân diện và bầu chuông. Ba phần tiêu biểu cho tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Nền tảng của chuông ở trong rỗng không, nêu biểu 3 cõi đều nương vào tánh Không. Khi con lắc đánh vào thành chuông, phát ra âm thanh cảnh tỉnh chúng sinh trong ba cõi rằng: “Tất cả đều là khổ, không vô thường và không vô ngã”.
Cách sử dụng Chuông, Chày Kim Cang Trong khi trì tụng, Chày Kim Cang được cầm trong tay phải, hướng xuống dưới, còn chuông được cầm bên tay trái và thường hướng lên trên, hai pháp khí này được chuyển động trong những khế ấn tôn kính. Đôi khi hai tay có thể bắt chéo nhau tại cổ tay phía trước ngực. Khế ấn này biểu trưng cho sự hợp nhất của nguyên lý phụ tính và mẫu tính.
“Chày Kim Cang biểu trưng cho lòng từ bi của chư Phật và nguyên lý phụ tính, còn chuông biểu trưng cho trí tuệ, nguyên lý mẫu tính. Để có thể thành tựu Đại Giác ngộ, hai nguyên lý này phải được kết hợp với nhau. Chuông được quán tưởng là sắc thân Phật, Chày được quán tưởng là tâm Phật và âm thanh của chuông được quán tưởng là Kim khẩu Phật khi đang thuyết Pháp”.
- Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara vì Ngài là hóa thân chân thực của tinh túy vô thượng Phật quả. Hai tay Ngài bắt chéo trước ngực, tay phải cầm Chày Kim Cang (tượng trưng phương tiện), tay trái cầm Chuông (tượng trưng trí tuệ). Đức Phật Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara biểu trưng hữu không bất nhị cùng cứu kính bất nhị cũng chính là Đại Hợp nhất Đại Thủ Ấn Mahamudra - sự thực chứng tối thượng.
Vajradhara nghĩa đen là bậc trì giữ kim cương. Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara là Đức Phật nguyên thủy, hiện thân của tất cả chư Phật trong ba đời và là tinh túy của tam thân – thân của chư Phật. Đức Phật Kim Cương Trì cũng biểu trưng cho Pháp thân Phật và khía cạnh tuyệt đối của sự giác ngộ.
Tâm chú Đức Phật Kim Cương Trì:
Om Ah Guru Vajradhara Hum
- Chuông và Chày Kim Cang là pháp khí của Bồ Tát Kim Cang Tát Đỏa với thần chú Kim Cang Tát Đỏa Bách Tự Minh Chú mà tâm chú là:
Om Vajta Sattva Hum
(Om Benza Sato Hum).
Tiêu trừ nghiệp lực sinh tử và đưa chúng sinh đến giải thoát.
SƯU TẦM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét