. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

Ý NGHĨA MÕ TRONG PHẬT GIÁO

 

Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật Tử khi tán tụng đều dùng đến nó”.


Sách Tham Thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8 ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng ngài Phó Đại Sỹ. Mỗi khi Ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng.

Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: Chuông, khánh, bản đá, bản gỗ, mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là Kiền Chuỳ.

Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng Tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ (loại mõ điếu – hình dài) dài được dùng để tập họp Tăng chúng.

Lại có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này cũng không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng.

Mõ có 2 loại:

a)Mõ hình hình bầu dục (thường mô phỏng hình con cá có vảy cuộn tròn): Dùng khi tụng kinh. Được dùng tại Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và một số quốc gia khác. Loại mõ này được nói là xuất hiện vào triều đại nhà Minh, Trung Hoa (?). Tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng khi tụng kinh được nhịp nhàng; vừa giữ cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi vậy, người đánh mõ gọi là Duyệt Chúng, ý nghĩa muốn diễn đạt là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau.


b) Mõ hình điếu (thường mô phỏng hình con cá dài thẳng): Treo ở Trai đường, nhà trù… dùng để báo hiệu cho đại chúng khi thọ trai hay chấp tác. Loại mõ này chỉ dùng trong các chùa cổ Trung Hoa; các chùa chiền, tự viện Việt Nam không dùng (thường chỉ gõ khánh hay bản). Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ dùng để chư Tăng Ni niệm Phật khi đi kinh hành (nhiễu Phật).


Nhưng vì sao cả 2 loại mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy nói rằng vì loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ, chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi.

Sách Chính Ngôn đời nhà Đường, Trung Hoa chép:

“Có một người bạch y đến hỏi một vị Trưởng lão ở Thiên Trúc rằng:

- Tại sao các Tăng xá đều có treo mõ?

Vị trưởng lão trả lời:

- Vì để cảnh tỉnh chung Tăng tại Tăng xá hay tự viện ấy.

Người bạch y hỏi tiếp:

- Nhưng tại sao lại tạc hình con cá?

Vị Trưởng lão không trả lời được. Người bạch y lại hỏi ngài Hộ Biện và được ngài giải thích rằng:

- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy.”


Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Quy (quyển hạ, phần pháp khí) cũng có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy, huỷ pháp mà bị đoạ làm thân cá, trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng. Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dạy bảo nó nên nó mới phải bị đoạ làm thân cá như thế này, do đó nay nó muốn báo oán. Thế rồi, vị Thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám hối, Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn sau này cũng hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tỉnh đại chúng.

SƯU TẦM 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét