Tu không cần phải đi chùa nhiều, đọc kinh giỏi, ăn trường chay, làm công quả chuyên cần, đúc tượng xây chùa... và làm từ thiện, tuy nhiên nếu chúng ta làm được những điều này thì vẫn tốt hơn vì mình vừa tu vừa làm phước thiện theo nguyên lý “tốt đạo đẹp đời”. Nhưng vấn đề chính yếu ở đây tu có nghĩa là sửa, và ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, để bản thân mình biết cách sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết.
6. TIN NHÂN QUẢ ĐỂ MÌNH VÀ NGƯỜI SỐNG HẠNH PHÚC
Có một kẻ lang thang, đi vào chùa, thấy hình tượng Bồ-tát ngồi trên đài sen rất trang nghiêm, anh ta vô cùng ngưỡng mộ. Kẻ lang thang mới nói: Tôi có thể đổi chỗ ngồi với Bồ-tát được không? Bồ-tát nghe nói vậy rất hoan hỷ nói rằng: Chỉ cần anh không mở miệng thì tôi chấp nhận. Kẻ lang thang hứa khả rồi ngồi lên đài sen.
Trước mắt anh ta là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến lễ bái phần đông là cầu khẩn van xin đủ thứ điều, từ việc trong nhà cho đến việc ngoài xã hội. Nhưng anh ta vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng.
Hôm đó, một phú ông đến mới khấn rằng: “Con cầu xin Bồ-tát ban cho con một đức tính tốt. Nói xong ông dập đầu xuống lạy lia lịa, sau khi đứng dậy, ví tiền lại bị rớt ra ngoài. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến lời dặn của Bồ-tát.
Sau khi lão phú ông đi ra, thì có một người quần áo rách rưới nghèo hèn mới bước vào. Người đó sau khi lễ lạy xong mới khấn: Con cầu xin Bồ-tát ban cho con một ít tiền để chữa bệnh cho mẹ con ạ. Cầu xong anh ta đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền nằm gần đó. Người nghèo liền thốt lên: Hay thay Bồ-tát quá linh ứng, con xin thành tâm cảm niệm công đức của Bồ-tát. Nói xong, anh ta liền vui vẻ cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải linh ứng gì đâu, đó là tiền của phú ông đánh rơi, nhưng anh lại nhớ lời dặn của Bồ-tát.
Đúng lúc này, một người ngư dân đi vào. Người ngư dân ấy cầu xin như sau: Con cầu xin Bồ-tát hiển linh ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng to gió lớn, để con có thể đánh bắt được nhiều cá. Sau khi lễ lạy xong anh ta liền đứng dậy đi ra, lại bị phú ông tiến đến túm chặt cổ áo, rồi bảo mày trả túi tiền cho tao, thế là hai người đánh nhau tơi bời.
Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền của mình, còn anh ngư dân thì cảm thấy mình bị hàm oan mà tức tối vô cùng. Kẻ lang thang lúc này không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to: “Hai người hãy dừng tay lại nghe ta nói nè! Rồi kể lại sự thật cho hai người nghe, nhờ vậy sự việc mới được sáng tỏ.
Lúc này Bồ-tát thật mới nói: Ngươi làm như vậy có đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang còn khả dĩ hơn! Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng, có khả năng ban phước giáng họa cho mọi người? Nhưng, người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân, người giàu không có cơ hội tích lũy phước báo để tu hành, người ngư dân ra biển gặp sóng to gió lớn cuốn trôi. Kẻ ăn màylang thang nghe nói như vậy, đành im lặng bước ra khỏi chùa…
Câu chuyện ngụ ngôn trên nhằm nhắc nhở cho chúng ta biết rằng, mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chính pháp. Không ai có thể ban phước giáng họa cho ta, mà chính bản thân mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau.
Mỗi người hãy tự suy gẫm đạo lý chân thật từ nơi tâm mình, làm ác cũng do mình, làm thiện cũng do mình, chính vì vậy quả tốt hay xấu đều do mình tạo lấy, làm gì có ai ban phước giáng họa mà cầu khẩn van xin? Vậy mà đại đa số lúc nào cũng thích cầu xin hơn là tu tập, tâm biếng nhác, tâm tham lam làm cho chúng ta trở thành tín đồ của mê tín.
7. PHÁP THIỀN HẠT CẢI
Thế Tôn là bậc đại y vương, là vua của các thầy thuốc, ngài tùy theo bệnh mà cho thuốc, phương thuốc của Ngài rất nhiệm màu,đơn giản và hết sức thực tế. Nỗi khổ, niềm đau về sự yêu thương xa lìa khổ, mất mát, đau thương, buồn tủi, khiến cho thân tâm chúng ta mê muội, bằng mọi giá ta quyết giành lại sự sống, nhưng sự sinh ly, tử biệt là lẽ đương nhiên; hạt cải vốn là như vậy chứ không có tác dụng gì để đổi chết thành sống.
Nhờ đi tìm hạt cải đã giúp cho người con gái nhận ra đạo lý vô thường của sự sống, cái chết có thể đến với tất cả mọi người bất cứ lúc nào, và không loại trừ một ai.
Sống trên cõi đời này, ai sáng suốt nhận ra được điều ấy gọi là giác ngộ, là thấy rõ sự thật của kiếp người. Sự mất mát, đau thương là lẽ đương nhiên, không có gì làm cho ta phải quá buồn khổ và đau lòng.
Con đường đi tìm hạt cải của người con gái ấy là một quá trình thiền quán về sự vô thường, bởi vô thường nên từ con người cho đến vạn vật đều biến thiên, thay đổi theo thời gian, không có gì là cố định cả.
Chính nhờ nguyên lý vô thường, con người mới thay đổi và tiến bộ được; vì sự sống muôn màu, muôn vẻ, con người cần có ý chí mãnh liệt mới có thể vượt qua được cạm bẫy cuộc đời.
Do bị vô minh, mê muội che lấp, chúng ta chưa nhận chân được vô thường là gì, từ đó tham ái phát sinh, và khổ đau bắt đầu có mặt. Khi ta biết rõ thế gian này là vô thường, mình sẽ có cái nhìn sáng suốt và chín chắn hơn, mình không bi quan yếm thế, không chán nản, không thất vọng, để làm mình và người khổ đau.
Chúng ta phải tự tin hơn nữa để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời bằng sự ý thức làm lành, lánh dữ.Nhờ thấu suốt được nguyên lý vô thường của vạn vật, chúng ta sẽ an nhiên, bất động trước mọi hoàn cảnh với vô vàn sự đổi thay. Mỗi người Phật tử chúng ta bắt chước làm theo sự chỉ dạy của đức Phật cho người con gái ấy, đi tìm hạt cải để trị tâm bệnh cho chính mình.
Chúng ta vẫn biết, hạt cải là vật vô tri không thể cải tử hoàn sinh, nhưng Như Lai Thế Tôn đã chỉ dạy cho người con gái ấy một pháp Thiền Hạt Cải, để rồi cuối cùng nàng nhận ra nguyên lý vô thường của kiếp người.
Ngày nay, người Phật tử chân chính có cơ hội học tập và hành trì pháp Thiền Hạt Cải ấy. Tuy hạt cải không có giá trị cứu sống đứa bé, nhưng nó đã tác động đến tâm tư của người mẹ, giúp nàng nhận ra phép lạ của sự tỉnh thức về nỗi mất mát đau lòng đang diễn ra trong từng phút giây. Người con gái ấy đã thấy rõ, hạt cải chỉ là hạt cải, đứa bé chỉ là đứa bé, có duyên thì được sinh ra làm con, hết duyên thì trả về nguyên thủy của nó. Chết là một sự thật hiển nhiên không ai có thể chối cãi được.
Sự đến đi của một con người là do nghiệp lực thúc đẩy và chi phối, khi ta làm điều tốt lành thì được hưởng quả an vui, hạnh phúc, làm điều xấu ác thì phải chịu sa đoạ, khổ đau. Nó đến và đi là tuỳ theo duyên ngắn hay dài, chậm hay mau mà thôi. Do người con gái ấy lầm chấp mình là ta, rồi dẫn đến bám víu vào sở hữu của ta, là con ta, tài sản của ta, nên nàng mới phải khổ đau đến cùng tột như vậy.
Khổ đau lúc nào cũng có mặt, chỉ vì chúng ta là người phàm mắt thịt, nên không nhìn thấy hết nguyên nhân sâu xa của nó mà thôi. Do tham ái, luyến tiếc, bám víu, cho rằng cái gì cũng là thật có, từ đó chúng ta sinh tâm chấp giữ, bảo thủ, bám víu vào đó, khi được thì càng thêm tham, tham không được thì đau lòng, khốn khổ mà sinh ra hận thù, oán giận.
Mất mát, xa lìa là lẽ đương nhiên trong cuộc đời, vậy mà có người dám nói rằng, thà chịu khổ chớ không chịu lỗ. Sống một mình, vui vẻ, hạnh phúc không chịu, phải đi tìm người bạn đời để tâm sự, sẻ chia, cuối cùng đường ai nấy đi, dù có thương yêu cách mấy cũng không thể giúp được nhau trong giờ lúc sinh ly, tử biệt.
Bởi do chấp trước và bám víu vào thân này, nên chúng ta luôn sống trong đau khổ lầm mê, để rồi oán trời, trách đất sao quá bất công đối với con người. Người đời thì luôn tham muốn vô cùng tận, tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sinh ra buồn khổ, hận thù, tìm cách trả đũa. Trên thế gian, cái gì có được rồi cũng sẽ mất, không có cái gì bền chắc, lâu dài mãi mãi, thương yêu mà xa lìa là một nỗi khổ, niềm đau của kiếp con người.
8. MỘT SỐ QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐẠO PHẬT
Tu không cần phải đi chùa nhiều, đọc kinh giỏi, ăn trường chay, làm công quả chuyên cần, đúc tượng xây chùa...và làm từ thiện, tuy nhiên nếu chúng ta làm được những điều này thì vẫn tốt hơn vì mình vừa tu vừa làm phước thiện theo nguyên lý “tốt đạo đẹp đời”. Nhưng vấn đề chính yếu ở đây tu có nghĩa là sửa, và ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, để bản thân mình biết cách sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết.
Tuy nhiên, có một số người thì bàn rằng, bây giờ còn trẻ phải lo hưởng thụ cho sướng cái thân, khi nào già rồi tu cũng không muộn. Có người tiếc rẻ cho mấy người tu, sao dại khờ quá, giam mình trong cửa chùa!
Một số người không đi chùa nên không hiểu đạo đã đành, mà ngay cả người đi chùa thường xuyên cũng hiểu biết không đúng. Rất nhiều người đi chùa, cúng dường nhiều chỉ để cầu xin Trời, Phật phù hộ cho mình, cho gia đình mình có đời sống tốt đẹp hơn. Về nguyên lý nhân sinh thì việc làm đó góp phần ổn định một xã hội có nền nếp đạo đức, giúp cho nhiều người tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành.
Một số người đi chùa cúng có mấy trái chuối, mấy trái cam mà cầu xin Phật cho đủ thứ hết, nào là cho mình giàu sang phú quý, con cái khôn lớn trưởng thành, gia đình hạnh phúc, con đông cháu đầy… Phật dạy muốn có một đời sống tốt đẹp thì phải gieo nhân thiện lành, nếu chúng ta cầu xin cũng được như ý hết thì trên đời này đâu có ai nghèo khó thiếu thốn và bất hạnh khổ đau?
Đạo Phật không phải là một tôn giáo huyền bí, mơ hồ tôn thờ đấng quyền năng Thượng Đế, để chờ Ngài ban phát ân huệ cho. Đạo Phật lấy nhân quả làm nền tảng để hướng dẫn cho mọi người biết cách làm chủ bản thân để sống đời an vui giải thoát, bằng việc dứt ác làm lành.
Hiện tượng thấy một đám mây giống hình người hoặc cội cây, hòn đá có hình dáng đặc biệt, ta liền cho đó là Phật hiện, rồi tuyên truyền vận động mọi người đến để lạy lục, cầu khẩn van xin, đều không phải chính pháp, mà là do chúng ta thiếu hiểu biết và không tin sâu nhân quả, nên mới mê tín dị đoan như thế.
Phật, Bồ-tát chỉ thị hiện ra đời bằng thân vật chất dưới mọi hình thức là con người hoặc các loài vật có tình thức, như đúng theo tinh thần của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói.
Có người cho rằng tu là phải cạo bỏ râu tóc, mặc áo nâu sòng, hay áo cà sa, vào ở trong chùa, vào ở thiền viện hoặc ở thâm sơn cùng cốc, tức là phải có hình tướng ông thầy, phải là tu sĩ mới gọi là người tu. Hoặc rộng rãi hơn một chút, có người cho rằng phải biết ăn chay, thường xuyên đi chùa, sám hối,tụng kinh, niệm Phật, niệm Bồ-tát, làm công quả, làm việc chùa giao gọi là phật sự, mới gọi là người tu. Không làm như vậy thì không phải là người tu.
Hiểu biết như vậy không hoàn toàn sai, nhưng chúng ta chỉ mới chú ý đến phần "sự", tức là phần hình thức, hình tướng bên ngoài của một người tu mà thôi. Hay nói cách khác, những điều đó chỉ là "điều kiện có" của một người tu, dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia, chứ chưa phải là "điều kiện đủ" để thành một người tu thực sự đúng theo nghĩa của Phật giáo chân chính.
Đạo Phật không chú trọng nhiều đến hình thức, hình tướng, nhưng không phải không cần có hình thức, hình tướng bên ngoài. Tuy vẫn cần phải có hình thức, hình tướng bên ngoài, một người tu đồng thời cũng phải có chất lượng, có nội dung bên trong, gọi là phần "lý", cả hai phải được vẹn toàn, "lý sự viên dung" mới gọi là người tu đúng chính pháp của Phật-đà.
Trước hết nói về phần sự, tức là phần hình thức, hình tướng bên ngoài, chúng ta thảy đều đồng ý là một người tu cần phải có hình thức trang nghiêm thanh tịnh. Nghĩa là một người tu cần phải ăn mặc tề chỉnh, đi đứng đàng hoàng, thái độ chững chạc, cử chỉ khoan thai, nói năng lễ độ, hòa nhã và khiêm tốn.
Không ai có thể chấp nhận một người ăn mặc lôi thôi xốc xếch, đi đứng nghiêng ngửa, nói năng hồ đồ,cử chỉ thô tháo, là một người tu chân chính, trừ trường hợp ngoại lệ các bậc thánh nhân thị hiện oai nghi thô tháo. Cũng trong phần sự, nói chung người tu là người ăn hiền ở lành, sống có nhân cách đạo đức, không làm những việc xấu ác có tính cách làm tổn hại người vật, luôn luôn giúp đỡ sẻ chia khi có việc cần đến.
Một người tu cần phải giữ gìn giới luật oai nghi tế hạnh, tụng kinh, niệm Phật, thiền quán, tu tập thiền định, đi chùa và làm tất cả mọi công việc đem lại ích lợi cho mình và người, một cách chí công vô tư, không cố chấp, không thành kiến. Chúng ta tạm gọi là một người biết tu tâm dưỡng tính.
Nếu một người tu chỉ biết lo việc trau chuốt hình tướng, chỉ biết làm những việc hình thức bên ngoài mà nội tâm vẫn bị xáo trộn bởi phiền não tham, sân, si. Một người chỉ biết tu hình thức như vậy, dù có cạo tóc vào ở trong chùa, trong tâm vẫn còn đầy dẫy những tâm niệm xấu ác, chỉ biết học những nghi lễ cúng kiến, hoặc làm nghề bói toán, coi tướng số và cúng sao giải hạn để làm kế sinh nhai thì vô tình phỉ báng Phật pháp.
Một số tu sĩ bây giờ làm nghề bói toán, đoán vận mệnh, cúng sao giải hạn, coi ngày tốt xấu, sắp đặt phong thủy và chúng ta thường gặp họ trong các tang lễ, nên gọi họ là "thầy tụng đám ma" vì có sự thỏa thuận tiền bạc. Họ không chịu học hỏi, nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy chân chính để áp dụng tu tập nhằm chuyển hóa phiền não tham, sân, si thành vô lượng trí tuệ từ bi.
Chính vì vậy, ngọn đèn của họ bị lu mờ, cho nên các Tổ thường nói những người như vậy là "tu mù". Một người chỉ biết làm những hình thức như vậy, cho nên càng ở chùa lâu càng đánh mất chính mình, ngoài việc được mọi người cung kính và có lợi dưỡng cao.
Một số người hiểu lầm, khi đến chùa lễ Phật, tụng kinh, cúng kiến hay thọ tam quy ngũ giới, họ nghĩ rằng chắc là từ đây về sau, chư Phật, chư đại Bồ-tát sẽ cho mình được bình an, hạnh phúc mọi mong cầu được như ý và cuối cùng, sau khi lìa bỏ cõi đời này, Phật sẽ rước về cõi cực lạc. Những người hiểu như vậy vô tình rơi vào bệnh ỷ lại mà phủ nhận luật nhân quả của đạo Phật.
Khi chúng ta đã biết thế nào là tu tâm rồi, việc kế tiếp là phải cố gắng sửa đổi tâm tính của chúng ta, phải quyết chí chừa bỏ những thói hư, tật xấu, phải chiến thắng những tâm niệm tham lam, sân hận, si mê, phải từ bỏ những lời nói ác độc, ganh tị, đố kỵ, phải vứt đi những hành động xấu xa, gian ác, và sát sinh hại vật.
Một số người thường nghĩ rằng tu là cầu xin với chư Phật, Bồ-tát để mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cần thiết và tu theo Phật, thờ cúng Phật, lạy Phật, sẽ được Phật ban cho bình an suốt đời. Do bản chất của con người là tham lam, yếu đuối và sợ hãi, tuy chúng ta có đi chùa lễ Phật, tụng kinh thường xuyên, nhưng khó tránh khỏi những tâm bệnh nói trên vì chúng ta không chịu gieo nhân tốt mà muốn gặt quả thiện lành.
Chúng ta thường đến chùa chính yếu chỉ để cầu xin bình an, hạnh phúc, khấn vái điều này, van xin điều nọ, mong cầu đủ thứ mà không chịu gieo nhân lành đến khi gặp khó khăn, lâm cảnh khổ nạn, bèn tự kêu lên: "Phật ơi, cứu con với"!
Chúng ta chỉ mang đến chùa có một bó nhang, một nải chuối, một bình hoa, đóng góp một ít tiền ấn tống kinh sách, chúng ta cầu nguyện, khấn vái, van xin, đủ thứ chuyện. Nào là thân thể khỏe mạnh, gia đạo bình an, bệnh tiêu tật hết, con cái giàu sang, buôn may bán đắt, tiền vô như nước, tình duyên tốt đẹp, thi đâu đậu đó, tai qua nạn khỏi, vạn sự như ý, quyến thuộc siêu sinh, thân nhân trường thọ, nghĩa là chúng ta mong cầu không thiếu thứ gì.
Với sự tham lam cầu nguyện như vậy, chúng ta chỉ một bề van xin mà tự đánh mất chính mình, cuối cùng trở thành “tín đồ” của mê tín dị đoan rơi vào tà kiến.
Vì không chịu tham cứu kinh điển, học hỏi suy xét, quán chiếu lời Phật dạy cho nên chúng ta mới mắc phải những sai lầm đáng trách như vậy. Chúng ta không có lòng tin sâu đối với nhân quả, nghĩa làchúng ta phải biết làm lành để được phước, và tránh xa việc ác để không phải chịu quả khổ đau.
Phật dạy hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chính pháp. Phật dạy chúng ta muốn tu tâm dưỡng tính, trước tiên phải tin sâu nhân quả, hãy tự mình quán chiếu, soi sáng lại chính mình để nhìn thấy rõ những tâm niệm sai lầm mà tìm cách chuyển hóa thay đổi theo thời gian, bởi vì, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Chúng ta tu là dẹp bỏ tâm xấu xa độc ác, phát triển tâm từ bi trí tuệ. Tu là điều kiện tất yếu không chỉ dành riêng cho Phật tử mà tất cả mọi người muốn hết khổ được vui đều tu được. Người nào bên trong còn chất chứa những tâm niệm xấu ác, thì sự cầu nguyện được bình yên, hạnh phúc chỉ uổng công vô ích mà thôi.
Chính vì vậy khi chúng ta hoặc gia đình người thân có chuyện gì xảy ra bất hạnh, họ hết sức tha thiết chí thành, cầu khẩn van xin Phật gia hộ cho được tai qua nạn khỏi. Nếu chẳng may được như ý, thì họ cho là Phật linh thiêng, có khả năng ban phước giáng họa nên họ tiếp tục đi chùa lễ Phật, để cầu khẩn,van xin những nhu cầu cần thiết khác.
Họ không hiểu rằng do chính mình ăn ở hiền lành, làm nhiều việc tốt đẹp trong quá khứ và hiện tại, cho nên qua được cơn hoạn nạn hiểm nghèo, chứ không phải do cầu khẩn, van xin mà được tai qua nạn khỏi. Bằng như không được toại nguyện, họ dễ dàng sinh lòng trách móc oán hờn, phỉ báng đức Phật không từ bi thương xót, không linh thiêng mầu nhiệm, nên từ đó họ xa rời Phật pháp để tự đánh mất chính mình, làm những điều xấu ác thật đáng thương thay!
Có nhiều người cầu khẩn van xin Phật không có kết quả, bèn đến các lăng tẩm chùa ông, chùa bà hoặc đến chỗ ông lên bà xuống, miểu ông miếu bà, để khấn vái van xin, phó thác con cái bệnh hoạn khó nuôi, xin bùa hộ mạng đeo trong người, xin phép làm ăn một vốn mười lời. Nếu những nơi đó có khả năng làm được như vậy thì coi như thế gian này làm sao có bất hạnh khổ đau, trong khi đó số người thiếu thốn khó khăn, khốn khổ chiếm đại đa số.
Cuộc sống của chúng ta luôn phải đối mặt với những lo âu, bất trắc, hoạn nạn, cho nên ta hay sống trong sự sợ hãi. Khi gặp khó khăn hoặc bị mất mát, chúng ta thường tìm cách nương tựa vào một đấng quyền năng nào đó để cầu khẩn, van xin, mong được sự bảo bọc của bề trên. Trong kinh Phật dạy ngoài tâm cầu Phật tức là ngoại đạo. Bởi vì "Phật tức tâm, tâm tức Phật", ngoài tâm không có Phật, Phật chính là tâm thanh tịnh, sáng suốt ngay nơi thân này.
Như chúng ta đã biết, đã làm người ai cũng đều có những tâm niệm xấu ác cho nên chúng ta cần phảitu, cần phải sửa, cần phải chừa bỏ như tham lam, sân hận, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, đố kỵ, tị hiềm,ganh ghét, hơn thua, cố chấp, che giấu, bỏn sẻn, keo kiệt, ích kỷ, dối trá gạt gẫm, lười biếng ăn không ngồi rồi. Chúng ta cần phải chuyển hóa từ bỏ những tâm niệm trên, như vậy mới gọi là người tu chân chính?
9. NGƯỜI PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH KHÔNG NÊN THÂN CẬN, CUNG KÍNH CÚNG DƯỜNG CHO SA MÔN KHÔNG CÓ ĐẠO HẠNH, TRUYỀN BÁ MÊ TÍN, MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI
Trong kinh Đại bát Niết-bàn I, phẩm Tứ y Phật dạy rất rõ ràng về phép lễ kính chư Tăng: “Này Ca Diếp! Trong chư Tăng, có chân thật Tăng, có giả danh Tăng, có trì giới Tăng, có phá giới Tăng. Trong Đại chúng ấy, phải bình đẳng cúng dường, cung kính, lễ bái. Vì với mắt thịt, hàng cư sĩ không thể phân biệt được vị nào trì giới, vị nào phá giới, ai là chân thật Tăng, ai là giả danh Tăng... Này Ca Diếp! Nếu đã biết rõ đó là Tỳ-kheo phá giới, thời chẳng nên cung kính cúng dường. Nếu trong chư Tăng có người phá giới, chẳng nên vì đắp ca-sa mà cung kính lễ bái”.
Trong giới luật nói: “Nếu có Tỳ-kheo phạm tội Du-lan-giá, thời không nên thân cận. Những gì gọi là tội Du-lan-giá? Có Tỳ-kheo thấy cọng chỉ trong xâu hoa, không hỏi xin mà lấy, là mắc tội Du-lan-giá. Nếu vì tâm tham mà phá hoại tháp Phật thời phạm tội Du-lan-giá. Phật tử vì muốn tu bổ cúng dường xá-lợi v.v…, mới mang châu báu tiền bạc gởi các Tỳ-kheo. Tỳ-kheo nhận rồi, bèn tự ý thọ dụng, đây là hạng bất tịnh, sinh nhiều đấu tranh. Cư sĩ tốt, không nên gần gũi cúng dường”, là lời Phật nói.
Nếu nói: “Nếu có Tỳ-kheo vì cầu lợi, rồi làm nhiều cách dua nịnh dối trá, tuy giữ đúng oai nghi, ở riêng nơi yên vắng nhưng chỉ với mục đích cầu lợi, khiến người đời tưởng mình là bực tốt nhất đã chứng quả thánh, là bậc phước điền lớn. Tỳ-kheo này nhiều ngu si. Nếu có Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào làm nhưvậy thì mắc tội đại vọng ngữ…”, là lời Phật nói.
Tăng bảo chân chính là người kế thừa và thay thế Phật Tổ truyền dạy chính pháp sống đời đạo đức,chuyển hóa tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ từ bi cho mọi người, là bậc mô phạm giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi nhàm chán, vì thế mới gọi là Tăng bảo chân chính. Đó cũng là lý do để mọi người phải thân cận, tôn kính và cúng dường.
Gọi là Tăng bảo, thì không thể chỉ có danh suông mà phải có chất lượng về tu học và dấn thân đóng góp với tinh thần vô ngã, vị tha. Nếu chỉ có danh mà không chất thì không phải là “Tăng bảo chân chính” mà là “ ma Tăng thời mạt pháp mượn đạo tạo đời”. Ở đây, Phật dạy phải thân cận, cung kính, cúng dường Tăng bảo chân chính.
Trong kinh Tâm địa quán báo tứ ân, Phật phân Tăng bảo thành ba hạng người như sau:
1-Bồ-tát Tăng, như Văn Thù Sư Lợi và Di Lặc…
2-Thanh văn Tăng, như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên…
3-Phàm phu Tăng, là những vị đã giữ giới pháp chân chính, có đầy đủ chính kiến, hay vì người khác diễn nói giảng dạy Phật pháp, tin sâu nhân quả, dứt ác làm lành, luôn làm lợi lạc cho mọi người, gọi là phàm phu Tăng chân thật tu hành.
Ba hạng trên gọi là Chân thật phúc điền Tăng.
Như vậy tiêu chuẩn thấp nhất mà Tăng bảo chân chính cần có để mọi người có thể y đó thân cận, cung kính, cúng dường là phải có giới luật, có chính kiến, thường giảng dạy tin sâu nhân quả và dấn thân đóng góp giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên, nếu có lỗi thì phải biết ăn năn sám hối và cố gắng sửa sai. Ngoài những vị Sa Môn như thế thì không nên thân cận và cúng dường.
Một chàng nghệ nhân rất nổi tiếng vì tài năng của mình nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ khó chịu vì muốn tạc một pho tượng Phật và một pho tượng ma, thực tế thì anh chưa tìm ra hình mẫu lý tưởng nào cho phù hợp với ước muốn của mình. Trong lúc anh đang suy tư, tìm tòi thì một người bạn rủ anh đi chùa lễ Phật. Anh ta hỏi “Phật ở đâu?” Người bạn nói “đi thì biết”. Đó thật là một cơ hội ngẫu nhiên, anh ta cùng bạn đến chùa lễ Phật và được vị trụ trì tiếp đãi với phong cách trang nghiêm, điềm đạm và tự tại nên hấp dẫn anh rất nhiều.
Lần đầu tiên được gặp vị sư nên anh hoan hỷ phát tâm cúng dường một số tiền lớn với điều kiện ngài phải làm mẫu cho anh tạc tượng. Bức tượng được làm xong chỉ trong thời gian ngắn, ai ai nhìn qua cũng trầm trồ khen ngợi vì phong thái trang nghiêm, trong sáng lạ thường. Mọi người nhìn thấy đều quỳ xuống đảnh lễ với tâm cung kính hết sức chân thành. Từ đó về sau không ai còn gọi anh ta là nghệ nhân nữa mà gọi anh ta là bậc Thánh tượng.
Tiếp theo đó anh lại chuẩn bị công trình tạc tượng ma nhưng hình dáng ma quỷ ở đâu để anh tạc đây, đó cũng là vấn đề rất nan giải. Phải mất một thời gian dài để anh tìm được người hung dữ nhất nhưng không ai có ngoại hình vừa ý anh. Cuối cùng, anh cũng tìm được một người như ý nhưng họ đang ở trong tù vì tội giết người nên đang chờ án tử hình. Anh rất phấn khởi vì tìm được một người như thế thật đâu phải dễ, nhưng khi đối diện với tên tử tù và chuẩn bị tạc tượng thì anh ta bỗng khóc rống lên như đưa tang mẹ.
Anh nghệ nhân ngạc nhiên hỏi, “bộ ông sợ chết hả?” “Bộ nhà ngươi không còn nhớ ta hay sao, cách nay hơn một năm anh tạc tượng Phật đã lấy ta làm mẫu, giờ tạc tượng ma anh cũng lấy ta làm mẫu, sao lại oan gia trái chủ như thế này, tại sao ngươi lại biến ta từ Phật thành ma như vậy? Anh nghệ nhân nói, “sao có chuyện lạ kỳ như vậy chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi khi trước tạc tượng Phật lấy hình dáng Ngài làm chuẩn với phong thái siêu phàm thoát tục, còn Ngài bây giờ hãy xem lại hình dáng của mình đi, thật đáng giống với ma với quỷ” “Ông không biết đó sao, vì trước kia ông cúng cho ta một số tiền quá lớn nên ta không kiềm chế được bản thân, do đó vui chơi trác táng rơi vào nghiện ngập và cuối cùng tiền hết tật mang. Ta vì không chịu nỗi cơn nghiện hoành hành nên túng thế đi cướp giựt của người khác và phạm tội cướp của giết người, giờ phải chịu bản án tử hình chờ ngày xử trảm. Giờ đây ta vì buồn rầu, lo sợ, tiếc nuối thân mạng nên không ăn, không ngủ được mà ra nông nỗi này”.
Anh nghệ nhân nghe lời trình bày thống thiết đó cảm thấy xúc động nghẹn ngào, không ngờ bản tính con người thay đổi quá nhanh, vì chút đam mê dục vọng thấp hèn mà thân tàn ma dại như thế này. Anh ta mắt thấy tai nghe sự thật quá phũ phàng nên không còn tâm huyết nào làm việc nữa nên quyết định từ bỏ nghề này, do đó bức tượng ma quỷ đành dang dở không thành.
Chính vì vậy, cho đến ngày hôm nay không ai biết chính xác về tướng trạng của ma quỷ như thế nào, chỉ biết rằng nếu tâm tư suy nghĩ xấu ác và hành động vô lương tâm luôn làm hại người, hại vật, làm khổ đau cho thiên hạ thì ma quỷ hiện tiền; ngược lại nếu tâm trong sáng, thanh tịnh không chút bợn nhơ, hay làm việc thánh thiện giúp người, cứu vật thì Phật hiện tiền.
Phật hay ma cũng từ tâm niệm tốt xấu của chính mình tạo ra. Vị sư ở câu chuyện trên trước kia nhờ nương thầy lành bạn tốt nên có nhân duyên xuất gia tu hành thanh tịnh, do đó phát ra tướng tốt giống Phật nhưng vì ỷ lại mình đã thành tựu đạo Pháp mà mặc tình ăn chơi dong ruỗi, lấy phòng trà tửu điếm làm bạn để rồi bị dòng đời cuốn trôi và cuối cùng phải chịu thân tàn ma dại chờ ngày xử án. Tâm Phật hay ma chỉ trong một niệm, nếu ta huân tập tâm ma thì hiện hình ma, nếu ta biết gieo trồng hạt giống Phật thì Phật có mặt. Tâm Phật hay ma là do chính mình tạo lấy, không có một đấng quyền năng hay một phép lạ nào làm cho ta thành Phật hay thành ma.
10. SỰ NGHIỆP NGÀY MAI
PHẬT DẠY SỰ NGHIỆP NGÀY MAI
Để đảm bảo sự nghiệp ngày mai của mình được tươi sáng và tốt đẹp, chúng ta ngày hôm nay hãy chuẩn bị cho một hành trang vào đời với những hiểu biết chân chính, bằng sự học hỏi, chiêm nghiệm và tu sửa qua lời Phật dạy. Sự chuẩn bị của ngày hôm nay đầy đủ với những nhận thức sáng suốt, là kết quả của một ngày mai tràn đầy hạnh phúc. Chúng ta cùng nghe lời giải thích tường tận về nhân sinh quan của một kiếp người.
Một hôm có người ngoại đạo đến hỏi đức Phật:
- Thưa ngài Cù-đàm, cái gì định đặt cho con người sinh ra kẻ thì nghèo nàn khổ sở, người thì giàu sang sung sướng, kẻ thì sống lâu người thì chết yểu, kẻ thì yếu đau người thì khỏe mạnh, kẻ thì ngu tối người thì thông minh?
Phật trả lời:
- Tất cả sự sai biệt giữa con người và con người là do nghiệp mà họ định đặt ra, nên có người ưu kẻ liệt.
- Do tạo nghiệp gì khiến cho người sống lâu và do tạo nghiệp gì khiến cho người chết yểu?
- Người không tạo nghiệp sát hại chúng sinh thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng sống của chúng sinh nên thọ mạng yểu.
- Do tạo nghiệp gì mà thân người được khỏe mạnh và do tạo nghiệp gì mà thân hay yếu đau bệnh tật?
- Do nghiệp ác làm cho người đau khổ nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do tạo nghiệp lành an ủi giúp đỡ người qua những tai nạn khốn khổ, nên được thọ thân khỏe mạnh vui tươi.
- Do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình giàu sang sung sướng và do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình nghèo đói khốn khó?
- Do đời trước biết làm lành, biết bố thí cúng dường, biết giúp đỡ người nghèo đói bệnh tật, nên đời này được sinh ra trong cảnh giàu sang sung sướng. Người ở đời trước không biết bố thí cúng dường, không biết giúp đỡ người nghèo khó, lại còn tham lam rút tỉa của người, nên đời này sinh thân trong cảnh nghèo đói thiếu thốn.
- Do tạo nghiệp gì người sinh ra được thông minh sáng suốt và do tạo nghiệp gì người sinh ra lại ngu dốt tối tăm?
- Người đời trước do siêng năng học hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người được học hỏi hiểu biết nên đời này được thông minh. Người ở đời trước do lười biếng học không chịu tìm hiểu chân lý, cản ngăn sự học hỏi của người, nên đời này bị tối tăm mê mờ.
Những thăng trầm được mất trong cuộc đời với muôn vàn sự sai khác và quá sâu kín, nhiệm mầu vượt khỏi tầm hiểu biết của con người; nên khi sống, họ không biết mình từ đâu đến, và sau khi chết khôngbiết mình đi về đâu. Chính vì vậy, họ đành chấp nhận giao phó cuộc đời mình cho đấng tối cao quyết định. Để rồi, con người trở thành kẻ phục vụ cho đấng thần linh thượng đế, và chấp nhận an phận nơi niềm tin đó một cách si mê, mù quáng, nên thế nhân thường gọi là tín đồ.
Chỉ có chân lý và cái thấy đúng như thật do sự trải nghiệm trong tu tập bằng cách quán chiếu, soi sang lại chính mình mới giúp ta thoát khỏi sai lầm này, mà biết cách làm chủ bản thân. Mình làm lành được hưởng phước báo tốt đẹp, mình làm ác chịu quả báo sa đọa khổ đau, chân lý đó chính là luật nhân quả nghiệp báo.
Đứng về khía cạnh cuộc sống với vô vàn sự sai khác, con người cảm thấy nhỏ bé trước bầu vũ trụ bao la này, nhiều người đành cam chịu thân phận thấp hèn của mình bởi do bàn tay thần linh thượng đế đã sắp đặt.
Một số người được sống trong giàu sang sung sướng, có nhiều tiền bạc của cải và quyền thế trong xã hội, họ nghĩ rằng do đấng tối cao đã ban cho, nên họ rất trân trọng quý kính mà tôn thờ một cách cuồng tín, do đó họ mặc tình gieo tạo tội lỗi, bất chấp luân thường đạo lý. Chính vì quan niệm sai lầm trên, đến khi phước hết, họa tới, họ đành cam chịu sống đời đọa lạc tối tăm, cho dù cố gắng cầu nguyện van xin đấng tối cao cũng vô ích, giống như đá nặng thì phải chìm dưới nước.
Nhưng trên thực tế, người được hưởng an vui hạnh phúc thì ít, kẻ bất hạnh khổ đau thì lại quá nhiều. Nếu thần linh thượng đế có đủ năng lực ban vui cứu khổ, đáng lẽ phải giúp đều hết cho tất cả chúng sinh, tại sao chỉ giúp giai cấp thống trị mà không giúp giai cấp nô lệ như ở đất nước Ấn Độ hiện nay? Thật ra, trong cuộc đời này, tất cả mọi thứ sai biệt như nên hư, tốt xấu, hơn thua, phải quấy, thành bại trong cuộc sống đều do mình tạo ra từ thân miệng ý, mình làm việc thiện lành tốt đẹp thì được hưởng phước báu bình yên hạnh phúc, mình làm điều xấu xa tội lỗi thì chịu quả khổ đau không có ngày thôi dứt; nó theo ta như bóng với hình dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên thì quả báo hoàn tự hiện.
Nghiệp lực tuy không có hình tướng cụ thể, không ai có thể trông thấy được, nhưng nó có sức mạnh chi phối, cuốn hút, hấp dẫn lạ thường. Cũng như gió, tuy không thấy hình tướng ra sao mà nó có thể làm nên phong ba bão táp, cuốn trôi tất cả khi đủ nhân duyên. Nghiệp lực cũng lại như thế.
Vậy, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang thọ nhận hiện nay, gốc từ cái nhân chúng ta gây thuở trước, chớ không phải bỗng dưng mà có. Khi đã biết được như thế, chúng ta muốn ngày mai được tốt đẹp an vui hay bị đau khổ, thì ngay bây giờ chúng ta phải chuẩn bị. Nếu chuẩn bị bằng nghiệp thiện thì sẽ được đến cõi lành và được an vui hạnh phúc, nếu chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào đường dữ và bị khổ đau.
Cuộc sống là quá ngắn, hành trình một kiếp người, chỉ có vậy thôi sao? Thời gian là quý giá, biết ơn và đền ơn, hãy làm gì có ích, vì giống nòi nhân loại, biết phát huy tinh thần, đạo pháp và dân tộc, để làm tròn trách nhiệm, mà đóng góp sẻ chia. Tiếc thay một kiếp người, không giúp gì cho ai, do hiểu biết sai lầm, mà đánh mất chính mình, trong đau khổ lầm mê. Người trí cùng kẻ ngu, khác nhau chỗ nhận thức, kính dâng chút lòng thành, những gì tốt đẹp nhất, sẽ đến với mọi người.
Còn tiếp...
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ
Trả hiện tại hoặc trong tương lai
Vay nhiều thì nợ càng nhiều
Nhân quả theo ta như hình với bóng
Làm lành nhiều thì phước lớn
Phước sinh do tâm, tội sinh do ý.
Người trí tin sâu nhân quả
Kẻ mê chẳng biết tội phước là gì?
Có một kẻ lang thang, đi vào chùa, thấy hình tượng Bồ-tát ngồi trên đài sen rất trang nghiêm, anh ta vô cùng ngưỡng mộ. Kẻ lang thang mới nói: Tôi có thể đổi chỗ ngồi với Bồ-tát được không? Bồ-tát nghe nói vậy rất hoan hỷ nói rằng: Chỉ cần anh không mở miệng thì tôi chấp nhận. Kẻ lang thang hứa khả rồi ngồi lên đài sen.
Trước mắt anh ta là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến lễ bái phần đông là cầu khẩn van xin đủ thứ điều, từ việc trong nhà cho đến việc ngoài xã hội. Nhưng anh ta vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng.
Hôm đó, một phú ông đến mới khấn rằng: “Con cầu xin Bồ-tát ban cho con một đức tính tốt. Nói xong ông dập đầu xuống lạy lia lịa, sau khi đứng dậy, ví tiền lại bị rớt ra ngoài. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến lời dặn của Bồ-tát.
Sau khi lão phú ông đi ra, thì có một người quần áo rách rưới nghèo hèn mới bước vào. Người đó sau khi lễ lạy xong mới khấn: Con cầu xin Bồ-tát ban cho con một ít tiền để chữa bệnh cho mẹ con ạ. Cầu xong anh ta đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền nằm gần đó. Người nghèo liền thốt lên: Hay thay Bồ-tát quá linh ứng, con xin thành tâm cảm niệm công đức của Bồ-tát. Nói xong, anh ta liền vui vẻ cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải linh ứng gì đâu, đó là tiền của phú ông đánh rơi, nhưng anh lại nhớ lời dặn của Bồ-tát.
Đúng lúc này, một người ngư dân đi vào. Người ngư dân ấy cầu xin như sau: Con cầu xin Bồ-tát hiển linh ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng to gió lớn, để con có thể đánh bắt được nhiều cá. Sau khi lễ lạy xong anh ta liền đứng dậy đi ra, lại bị phú ông tiến đến túm chặt cổ áo, rồi bảo mày trả túi tiền cho tao, thế là hai người đánh nhau tơi bời.
Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền của mình, còn anh ngư dân thì cảm thấy mình bị hàm oan mà tức tối vô cùng. Kẻ lang thang lúc này không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to: “Hai người hãy dừng tay lại nghe ta nói nè! Rồi kể lại sự thật cho hai người nghe, nhờ vậy sự việc mới được sáng tỏ.
Lúc này Bồ-tát thật mới nói: Ngươi làm như vậy có đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang còn khả dĩ hơn! Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng, có khả năng ban phước giáng họa cho mọi người? Nhưng, người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân, người giàu không có cơ hội tích lũy phước báo để tu hành, người ngư dân ra biển gặp sóng to gió lớn cuốn trôi. Kẻ ăn màylang thang nghe nói như vậy, đành im lặng bước ra khỏi chùa…
Câu chuyện ngụ ngôn trên nhằm nhắc nhở cho chúng ta biết rằng, mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chính pháp. Không ai có thể ban phước giáng họa cho ta, mà chính bản thân mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau.
Mỗi người hãy tự suy gẫm đạo lý chân thật từ nơi tâm mình, làm ác cũng do mình, làm thiện cũng do mình, chính vì vậy quả tốt hay xấu đều do mình tạo lấy, làm gì có ai ban phước giáng họa mà cầu khẩn van xin? Vậy mà đại đa số lúc nào cũng thích cầu xin hơn là tu tập, tâm biếng nhác, tâm tham lam làm cho chúng ta trở thành tín đồ của mê tín.
7. PHÁP THIỀN HẠT CẢI
Thế Tôn là bậc đại y vương, là vua của các thầy thuốc, ngài tùy theo bệnh mà cho thuốc, phương thuốc của Ngài rất nhiệm màu,đơn giản và hết sức thực tế. Nỗi khổ, niềm đau về sự yêu thương xa lìa khổ, mất mát, đau thương, buồn tủi, khiến cho thân tâm chúng ta mê muội, bằng mọi giá ta quyết giành lại sự sống, nhưng sự sinh ly, tử biệt là lẽ đương nhiên; hạt cải vốn là như vậy chứ không có tác dụng gì để đổi chết thành sống.
Nhờ đi tìm hạt cải đã giúp cho người con gái nhận ra đạo lý vô thường của sự sống, cái chết có thể đến với tất cả mọi người bất cứ lúc nào, và không loại trừ một ai.
Sống trên cõi đời này, ai sáng suốt nhận ra được điều ấy gọi là giác ngộ, là thấy rõ sự thật của kiếp người. Sự mất mát, đau thương là lẽ đương nhiên, không có gì làm cho ta phải quá buồn khổ và đau lòng.
Con đường đi tìm hạt cải của người con gái ấy là một quá trình thiền quán về sự vô thường, bởi vô thường nên từ con người cho đến vạn vật đều biến thiên, thay đổi theo thời gian, không có gì là cố định cả.
Chính nhờ nguyên lý vô thường, con người mới thay đổi và tiến bộ được; vì sự sống muôn màu, muôn vẻ, con người cần có ý chí mãnh liệt mới có thể vượt qua được cạm bẫy cuộc đời.
Do bị vô minh, mê muội che lấp, chúng ta chưa nhận chân được vô thường là gì, từ đó tham ái phát sinh, và khổ đau bắt đầu có mặt. Khi ta biết rõ thế gian này là vô thường, mình sẽ có cái nhìn sáng suốt và chín chắn hơn, mình không bi quan yếm thế, không chán nản, không thất vọng, để làm mình và người khổ đau.
Chúng ta phải tự tin hơn nữa để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời bằng sự ý thức làm lành, lánh dữ.Nhờ thấu suốt được nguyên lý vô thường của vạn vật, chúng ta sẽ an nhiên, bất động trước mọi hoàn cảnh với vô vàn sự đổi thay. Mỗi người Phật tử chúng ta bắt chước làm theo sự chỉ dạy của đức Phật cho người con gái ấy, đi tìm hạt cải để trị tâm bệnh cho chính mình.
Chúng ta vẫn biết, hạt cải là vật vô tri không thể cải tử hoàn sinh, nhưng Như Lai Thế Tôn đã chỉ dạy cho người con gái ấy một pháp Thiền Hạt Cải, để rồi cuối cùng nàng nhận ra nguyên lý vô thường của kiếp người.
Ngày nay, người Phật tử chân chính có cơ hội học tập và hành trì pháp Thiền Hạt Cải ấy. Tuy hạt cải không có giá trị cứu sống đứa bé, nhưng nó đã tác động đến tâm tư của người mẹ, giúp nàng nhận ra phép lạ của sự tỉnh thức về nỗi mất mát đau lòng đang diễn ra trong từng phút giây. Người con gái ấy đã thấy rõ, hạt cải chỉ là hạt cải, đứa bé chỉ là đứa bé, có duyên thì được sinh ra làm con, hết duyên thì trả về nguyên thủy của nó. Chết là một sự thật hiển nhiên không ai có thể chối cãi được.
Sự đến đi của một con người là do nghiệp lực thúc đẩy và chi phối, khi ta làm điều tốt lành thì được hưởng quả an vui, hạnh phúc, làm điều xấu ác thì phải chịu sa đoạ, khổ đau. Nó đến và đi là tuỳ theo duyên ngắn hay dài, chậm hay mau mà thôi. Do người con gái ấy lầm chấp mình là ta, rồi dẫn đến bám víu vào sở hữu của ta, là con ta, tài sản của ta, nên nàng mới phải khổ đau đến cùng tột như vậy.
Khổ đau lúc nào cũng có mặt, chỉ vì chúng ta là người phàm mắt thịt, nên không nhìn thấy hết nguyên nhân sâu xa của nó mà thôi. Do tham ái, luyến tiếc, bám víu, cho rằng cái gì cũng là thật có, từ đó chúng ta sinh tâm chấp giữ, bảo thủ, bám víu vào đó, khi được thì càng thêm tham, tham không được thì đau lòng, khốn khổ mà sinh ra hận thù, oán giận.
Mất mát, xa lìa là lẽ đương nhiên trong cuộc đời, vậy mà có người dám nói rằng, thà chịu khổ chớ không chịu lỗ. Sống một mình, vui vẻ, hạnh phúc không chịu, phải đi tìm người bạn đời để tâm sự, sẻ chia, cuối cùng đường ai nấy đi, dù có thương yêu cách mấy cũng không thể giúp được nhau trong giờ lúc sinh ly, tử biệt.
Bởi do chấp trước và bám víu vào thân này, nên chúng ta luôn sống trong đau khổ lầm mê, để rồi oán trời, trách đất sao quá bất công đối với con người. Người đời thì luôn tham muốn vô cùng tận, tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sinh ra buồn khổ, hận thù, tìm cách trả đũa. Trên thế gian, cái gì có được rồi cũng sẽ mất, không có cái gì bền chắc, lâu dài mãi mãi, thương yêu mà xa lìa là một nỗi khổ, niềm đau của kiếp con người.
Tu không cần phải đi chùa nhiều, đọc kinh giỏi, ăn trường chay, làm công quả chuyên cần, đúc tượng xây chùa...và làm từ thiện, tuy nhiên nếu chúng ta làm được những điều này thì vẫn tốt hơn vì mình vừa tu vừa làm phước thiện theo nguyên lý “tốt đạo đẹp đời”. Nhưng vấn đề chính yếu ở đây tu có nghĩa là sửa, và ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, để bản thân mình biết cách sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết.
Tuy nhiên, có một số người thì bàn rằng, bây giờ còn trẻ phải lo hưởng thụ cho sướng cái thân, khi nào già rồi tu cũng không muộn. Có người tiếc rẻ cho mấy người tu, sao dại khờ quá, giam mình trong cửa chùa!
Một số người không đi chùa nên không hiểu đạo đã đành, mà ngay cả người đi chùa thường xuyên cũng hiểu biết không đúng. Rất nhiều người đi chùa, cúng dường nhiều chỉ để cầu xin Trời, Phật phù hộ cho mình, cho gia đình mình có đời sống tốt đẹp hơn. Về nguyên lý nhân sinh thì việc làm đó góp phần ổn định một xã hội có nền nếp đạo đức, giúp cho nhiều người tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành.
Một số người đi chùa cúng có mấy trái chuối, mấy trái cam mà cầu xin Phật cho đủ thứ hết, nào là cho mình giàu sang phú quý, con cái khôn lớn trưởng thành, gia đình hạnh phúc, con đông cháu đầy… Phật dạy muốn có một đời sống tốt đẹp thì phải gieo nhân thiện lành, nếu chúng ta cầu xin cũng được như ý hết thì trên đời này đâu có ai nghèo khó thiếu thốn và bất hạnh khổ đau?
Đạo Phật không phải là một tôn giáo huyền bí, mơ hồ tôn thờ đấng quyền năng Thượng Đế, để chờ Ngài ban phát ân huệ cho. Đạo Phật lấy nhân quả làm nền tảng để hướng dẫn cho mọi người biết cách làm chủ bản thân để sống đời an vui giải thoát, bằng việc dứt ác làm lành.
Hiện tượng thấy một đám mây giống hình người hoặc cội cây, hòn đá có hình dáng đặc biệt, ta liền cho đó là Phật hiện, rồi tuyên truyền vận động mọi người đến để lạy lục, cầu khẩn van xin, đều không phải chính pháp, mà là do chúng ta thiếu hiểu biết và không tin sâu nhân quả, nên mới mê tín dị đoan như thế.
Phật, Bồ-tát chỉ thị hiện ra đời bằng thân vật chất dưới mọi hình thức là con người hoặc các loài vật có tình thức, như đúng theo tinh thần của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói.
Có người cho rằng tu là phải cạo bỏ râu tóc, mặc áo nâu sòng, hay áo cà sa, vào ở trong chùa, vào ở thiền viện hoặc ở thâm sơn cùng cốc, tức là phải có hình tướng ông thầy, phải là tu sĩ mới gọi là người tu. Hoặc rộng rãi hơn một chút, có người cho rằng phải biết ăn chay, thường xuyên đi chùa, sám hối,tụng kinh, niệm Phật, niệm Bồ-tát, làm công quả, làm việc chùa giao gọi là phật sự, mới gọi là người tu. Không làm như vậy thì không phải là người tu.
Hiểu biết như vậy không hoàn toàn sai, nhưng chúng ta chỉ mới chú ý đến phần "sự", tức là phần hình thức, hình tướng bên ngoài của một người tu mà thôi. Hay nói cách khác, những điều đó chỉ là "điều kiện có" của một người tu, dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia, chứ chưa phải là "điều kiện đủ" để thành một người tu thực sự đúng theo nghĩa của Phật giáo chân chính.
Đạo Phật không chú trọng nhiều đến hình thức, hình tướng, nhưng không phải không cần có hình thức, hình tướng bên ngoài. Tuy vẫn cần phải có hình thức, hình tướng bên ngoài, một người tu đồng thời cũng phải có chất lượng, có nội dung bên trong, gọi là phần "lý", cả hai phải được vẹn toàn, "lý sự viên dung" mới gọi là người tu đúng chính pháp của Phật-đà.
Trước hết nói về phần sự, tức là phần hình thức, hình tướng bên ngoài, chúng ta thảy đều đồng ý là một người tu cần phải có hình thức trang nghiêm thanh tịnh. Nghĩa là một người tu cần phải ăn mặc tề chỉnh, đi đứng đàng hoàng, thái độ chững chạc, cử chỉ khoan thai, nói năng lễ độ, hòa nhã và khiêm tốn.
Không ai có thể chấp nhận một người ăn mặc lôi thôi xốc xếch, đi đứng nghiêng ngửa, nói năng hồ đồ,cử chỉ thô tháo, là một người tu chân chính, trừ trường hợp ngoại lệ các bậc thánh nhân thị hiện oai nghi thô tháo. Cũng trong phần sự, nói chung người tu là người ăn hiền ở lành, sống có nhân cách đạo đức, không làm những việc xấu ác có tính cách làm tổn hại người vật, luôn luôn giúp đỡ sẻ chia khi có việc cần đến.
Một người tu cần phải giữ gìn giới luật oai nghi tế hạnh, tụng kinh, niệm Phật, thiền quán, tu tập thiền định, đi chùa và làm tất cả mọi công việc đem lại ích lợi cho mình và người, một cách chí công vô tư, không cố chấp, không thành kiến. Chúng ta tạm gọi là một người biết tu tâm dưỡng tính.
Nếu một người tu chỉ biết lo việc trau chuốt hình tướng, chỉ biết làm những việc hình thức bên ngoài mà nội tâm vẫn bị xáo trộn bởi phiền não tham, sân, si. Một người chỉ biết tu hình thức như vậy, dù có cạo tóc vào ở trong chùa, trong tâm vẫn còn đầy dẫy những tâm niệm xấu ác, chỉ biết học những nghi lễ cúng kiến, hoặc làm nghề bói toán, coi tướng số và cúng sao giải hạn để làm kế sinh nhai thì vô tình phỉ báng Phật pháp.
Một số tu sĩ bây giờ làm nghề bói toán, đoán vận mệnh, cúng sao giải hạn, coi ngày tốt xấu, sắp đặt phong thủy và chúng ta thường gặp họ trong các tang lễ, nên gọi họ là "thầy tụng đám ma" vì có sự thỏa thuận tiền bạc. Họ không chịu học hỏi, nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy chân chính để áp dụng tu tập nhằm chuyển hóa phiền não tham, sân, si thành vô lượng trí tuệ từ bi.
Chính vì vậy, ngọn đèn của họ bị lu mờ, cho nên các Tổ thường nói những người như vậy là "tu mù". Một người chỉ biết làm những hình thức như vậy, cho nên càng ở chùa lâu càng đánh mất chính mình, ngoài việc được mọi người cung kính và có lợi dưỡng cao.
Một số người hiểu lầm, khi đến chùa lễ Phật, tụng kinh, cúng kiến hay thọ tam quy ngũ giới, họ nghĩ rằng chắc là từ đây về sau, chư Phật, chư đại Bồ-tát sẽ cho mình được bình an, hạnh phúc mọi mong cầu được như ý và cuối cùng, sau khi lìa bỏ cõi đời này, Phật sẽ rước về cõi cực lạc. Những người hiểu như vậy vô tình rơi vào bệnh ỷ lại mà phủ nhận luật nhân quả của đạo Phật.
Khi chúng ta đã biết thế nào là tu tâm rồi, việc kế tiếp là phải cố gắng sửa đổi tâm tính của chúng ta, phải quyết chí chừa bỏ những thói hư, tật xấu, phải chiến thắng những tâm niệm tham lam, sân hận, si mê, phải từ bỏ những lời nói ác độc, ganh tị, đố kỵ, phải vứt đi những hành động xấu xa, gian ác, và sát sinh hại vật.
Một số người thường nghĩ rằng tu là cầu xin với chư Phật, Bồ-tát để mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cần thiết và tu theo Phật, thờ cúng Phật, lạy Phật, sẽ được Phật ban cho bình an suốt đời. Do bản chất của con người là tham lam, yếu đuối và sợ hãi, tuy chúng ta có đi chùa lễ Phật, tụng kinh thường xuyên, nhưng khó tránh khỏi những tâm bệnh nói trên vì chúng ta không chịu gieo nhân tốt mà muốn gặt quả thiện lành.
Chúng ta thường đến chùa chính yếu chỉ để cầu xin bình an, hạnh phúc, khấn vái điều này, van xin điều nọ, mong cầu đủ thứ mà không chịu gieo nhân lành đến khi gặp khó khăn, lâm cảnh khổ nạn, bèn tự kêu lên: "Phật ơi, cứu con với"!
Chúng ta chỉ mang đến chùa có một bó nhang, một nải chuối, một bình hoa, đóng góp một ít tiền ấn tống kinh sách, chúng ta cầu nguyện, khấn vái, van xin, đủ thứ chuyện. Nào là thân thể khỏe mạnh, gia đạo bình an, bệnh tiêu tật hết, con cái giàu sang, buôn may bán đắt, tiền vô như nước, tình duyên tốt đẹp, thi đâu đậu đó, tai qua nạn khỏi, vạn sự như ý, quyến thuộc siêu sinh, thân nhân trường thọ, nghĩa là chúng ta mong cầu không thiếu thứ gì.
Với sự tham lam cầu nguyện như vậy, chúng ta chỉ một bề van xin mà tự đánh mất chính mình, cuối cùng trở thành “tín đồ” của mê tín dị đoan rơi vào tà kiến.
Vì không chịu tham cứu kinh điển, học hỏi suy xét, quán chiếu lời Phật dạy cho nên chúng ta mới mắc phải những sai lầm đáng trách như vậy. Chúng ta không có lòng tin sâu đối với nhân quả, nghĩa làchúng ta phải biết làm lành để được phước, và tránh xa việc ác để không phải chịu quả khổ đau.
Phật dạy hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chính pháp. Phật dạy chúng ta muốn tu tâm dưỡng tính, trước tiên phải tin sâu nhân quả, hãy tự mình quán chiếu, soi sáng lại chính mình để nhìn thấy rõ những tâm niệm sai lầm mà tìm cách chuyển hóa thay đổi theo thời gian, bởi vì, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Chúng ta tu là dẹp bỏ tâm xấu xa độc ác, phát triển tâm từ bi trí tuệ. Tu là điều kiện tất yếu không chỉ dành riêng cho Phật tử mà tất cả mọi người muốn hết khổ được vui đều tu được. Người nào bên trong còn chất chứa những tâm niệm xấu ác, thì sự cầu nguyện được bình yên, hạnh phúc chỉ uổng công vô ích mà thôi.
Chính vì vậy khi chúng ta hoặc gia đình người thân có chuyện gì xảy ra bất hạnh, họ hết sức tha thiết chí thành, cầu khẩn van xin Phật gia hộ cho được tai qua nạn khỏi. Nếu chẳng may được như ý, thì họ cho là Phật linh thiêng, có khả năng ban phước giáng họa nên họ tiếp tục đi chùa lễ Phật, để cầu khẩn,van xin những nhu cầu cần thiết khác.
Họ không hiểu rằng do chính mình ăn ở hiền lành, làm nhiều việc tốt đẹp trong quá khứ và hiện tại, cho nên qua được cơn hoạn nạn hiểm nghèo, chứ không phải do cầu khẩn, van xin mà được tai qua nạn khỏi. Bằng như không được toại nguyện, họ dễ dàng sinh lòng trách móc oán hờn, phỉ báng đức Phật không từ bi thương xót, không linh thiêng mầu nhiệm, nên từ đó họ xa rời Phật pháp để tự đánh mất chính mình, làm những điều xấu ác thật đáng thương thay!
Có nhiều người cầu khẩn van xin Phật không có kết quả, bèn đến các lăng tẩm chùa ông, chùa bà hoặc đến chỗ ông lên bà xuống, miểu ông miếu bà, để khấn vái van xin, phó thác con cái bệnh hoạn khó nuôi, xin bùa hộ mạng đeo trong người, xin phép làm ăn một vốn mười lời. Nếu những nơi đó có khả năng làm được như vậy thì coi như thế gian này làm sao có bất hạnh khổ đau, trong khi đó số người thiếu thốn khó khăn, khốn khổ chiếm đại đa số.
Cuộc sống của chúng ta luôn phải đối mặt với những lo âu, bất trắc, hoạn nạn, cho nên ta hay sống trong sự sợ hãi. Khi gặp khó khăn hoặc bị mất mát, chúng ta thường tìm cách nương tựa vào một đấng quyền năng nào đó để cầu khẩn, van xin, mong được sự bảo bọc của bề trên. Trong kinh Phật dạy ngoài tâm cầu Phật tức là ngoại đạo. Bởi vì "Phật tức tâm, tâm tức Phật", ngoài tâm không có Phật, Phật chính là tâm thanh tịnh, sáng suốt ngay nơi thân này.
Như chúng ta đã biết, đã làm người ai cũng đều có những tâm niệm xấu ác cho nên chúng ta cần phảitu, cần phải sửa, cần phải chừa bỏ như tham lam, sân hận, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, đố kỵ, tị hiềm,ganh ghét, hơn thua, cố chấp, che giấu, bỏn sẻn, keo kiệt, ích kỷ, dối trá gạt gẫm, lười biếng ăn không ngồi rồi. Chúng ta cần phải chuyển hóa từ bỏ những tâm niệm trên, như vậy mới gọi là người tu chân chính?
9. NGƯỜI PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH KHÔNG NÊN THÂN CẬN, CUNG KÍNH CÚNG DƯỜNG CHO SA MÔN KHÔNG CÓ ĐẠO HẠNH, TRUYỀN BÁ MÊ TÍN, MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI
Trong kinh Đại bát Niết-bàn I, phẩm Tứ y Phật dạy rất rõ ràng về phép lễ kính chư Tăng: “Này Ca Diếp! Trong chư Tăng, có chân thật Tăng, có giả danh Tăng, có trì giới Tăng, có phá giới Tăng. Trong Đại chúng ấy, phải bình đẳng cúng dường, cung kính, lễ bái. Vì với mắt thịt, hàng cư sĩ không thể phân biệt được vị nào trì giới, vị nào phá giới, ai là chân thật Tăng, ai là giả danh Tăng... Này Ca Diếp! Nếu đã biết rõ đó là Tỳ-kheo phá giới, thời chẳng nên cung kính cúng dường. Nếu trong chư Tăng có người phá giới, chẳng nên vì đắp ca-sa mà cung kính lễ bái”.
Trong giới luật nói: “Nếu có Tỳ-kheo phạm tội Du-lan-giá, thời không nên thân cận. Những gì gọi là tội Du-lan-giá? Có Tỳ-kheo thấy cọng chỉ trong xâu hoa, không hỏi xin mà lấy, là mắc tội Du-lan-giá. Nếu vì tâm tham mà phá hoại tháp Phật thời phạm tội Du-lan-giá. Phật tử vì muốn tu bổ cúng dường xá-lợi v.v…, mới mang châu báu tiền bạc gởi các Tỳ-kheo. Tỳ-kheo nhận rồi, bèn tự ý thọ dụng, đây là hạng bất tịnh, sinh nhiều đấu tranh. Cư sĩ tốt, không nên gần gũi cúng dường”, là lời Phật nói.
Nếu nói: “Nếu có Tỳ-kheo vì cầu lợi, rồi làm nhiều cách dua nịnh dối trá, tuy giữ đúng oai nghi, ở riêng nơi yên vắng nhưng chỉ với mục đích cầu lợi, khiến người đời tưởng mình là bực tốt nhất đã chứng quả thánh, là bậc phước điền lớn. Tỳ-kheo này nhiều ngu si. Nếu có Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào làm nhưvậy thì mắc tội đại vọng ngữ…”, là lời Phật nói.
Tăng bảo chân chính là người kế thừa và thay thế Phật Tổ truyền dạy chính pháp sống đời đạo đức,chuyển hóa tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ từ bi cho mọi người, là bậc mô phạm giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi nhàm chán, vì thế mới gọi là Tăng bảo chân chính. Đó cũng là lý do để mọi người phải thân cận, tôn kính và cúng dường.
Gọi là Tăng bảo, thì không thể chỉ có danh suông mà phải có chất lượng về tu học và dấn thân đóng góp với tinh thần vô ngã, vị tha. Nếu chỉ có danh mà không chất thì không phải là “Tăng bảo chân chính” mà là “ ma Tăng thời mạt pháp mượn đạo tạo đời”. Ở đây, Phật dạy phải thân cận, cung kính, cúng dường Tăng bảo chân chính.
Trong kinh Tâm địa quán báo tứ ân, Phật phân Tăng bảo thành ba hạng người như sau:
1-Bồ-tát Tăng, như Văn Thù Sư Lợi và Di Lặc…
2-Thanh văn Tăng, như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên…
3-Phàm phu Tăng, là những vị đã giữ giới pháp chân chính, có đầy đủ chính kiến, hay vì người khác diễn nói giảng dạy Phật pháp, tin sâu nhân quả, dứt ác làm lành, luôn làm lợi lạc cho mọi người, gọi là phàm phu Tăng chân thật tu hành.
Ba hạng trên gọi là Chân thật phúc điền Tăng.
Như vậy tiêu chuẩn thấp nhất mà Tăng bảo chân chính cần có để mọi người có thể y đó thân cận, cung kính, cúng dường là phải có giới luật, có chính kiến, thường giảng dạy tin sâu nhân quả và dấn thân đóng góp giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên, nếu có lỗi thì phải biết ăn năn sám hối và cố gắng sửa sai. Ngoài những vị Sa Môn như thế thì không nên thân cận và cúng dường.
Một chàng nghệ nhân rất nổi tiếng vì tài năng của mình nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ khó chịu vì muốn tạc một pho tượng Phật và một pho tượng ma, thực tế thì anh chưa tìm ra hình mẫu lý tưởng nào cho phù hợp với ước muốn của mình. Trong lúc anh đang suy tư, tìm tòi thì một người bạn rủ anh đi chùa lễ Phật. Anh ta hỏi “Phật ở đâu?” Người bạn nói “đi thì biết”. Đó thật là một cơ hội ngẫu nhiên, anh ta cùng bạn đến chùa lễ Phật và được vị trụ trì tiếp đãi với phong cách trang nghiêm, điềm đạm và tự tại nên hấp dẫn anh rất nhiều.
Lần đầu tiên được gặp vị sư nên anh hoan hỷ phát tâm cúng dường một số tiền lớn với điều kiện ngài phải làm mẫu cho anh tạc tượng. Bức tượng được làm xong chỉ trong thời gian ngắn, ai ai nhìn qua cũng trầm trồ khen ngợi vì phong thái trang nghiêm, trong sáng lạ thường. Mọi người nhìn thấy đều quỳ xuống đảnh lễ với tâm cung kính hết sức chân thành. Từ đó về sau không ai còn gọi anh ta là nghệ nhân nữa mà gọi anh ta là bậc Thánh tượng.
Tiếp theo đó anh lại chuẩn bị công trình tạc tượng ma nhưng hình dáng ma quỷ ở đâu để anh tạc đây, đó cũng là vấn đề rất nan giải. Phải mất một thời gian dài để anh tìm được người hung dữ nhất nhưng không ai có ngoại hình vừa ý anh. Cuối cùng, anh cũng tìm được một người như ý nhưng họ đang ở trong tù vì tội giết người nên đang chờ án tử hình. Anh rất phấn khởi vì tìm được một người như thế thật đâu phải dễ, nhưng khi đối diện với tên tử tù và chuẩn bị tạc tượng thì anh ta bỗng khóc rống lên như đưa tang mẹ.
Anh nghệ nhân ngạc nhiên hỏi, “bộ ông sợ chết hả?” “Bộ nhà ngươi không còn nhớ ta hay sao, cách nay hơn một năm anh tạc tượng Phật đã lấy ta làm mẫu, giờ tạc tượng ma anh cũng lấy ta làm mẫu, sao lại oan gia trái chủ như thế này, tại sao ngươi lại biến ta từ Phật thành ma như vậy? Anh nghệ nhân nói, “sao có chuyện lạ kỳ như vậy chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi khi trước tạc tượng Phật lấy hình dáng Ngài làm chuẩn với phong thái siêu phàm thoát tục, còn Ngài bây giờ hãy xem lại hình dáng của mình đi, thật đáng giống với ma với quỷ” “Ông không biết đó sao, vì trước kia ông cúng cho ta một số tiền quá lớn nên ta không kiềm chế được bản thân, do đó vui chơi trác táng rơi vào nghiện ngập và cuối cùng tiền hết tật mang. Ta vì không chịu nỗi cơn nghiện hoành hành nên túng thế đi cướp giựt của người khác và phạm tội cướp của giết người, giờ phải chịu bản án tử hình chờ ngày xử trảm. Giờ đây ta vì buồn rầu, lo sợ, tiếc nuối thân mạng nên không ăn, không ngủ được mà ra nông nỗi này”.
Anh nghệ nhân nghe lời trình bày thống thiết đó cảm thấy xúc động nghẹn ngào, không ngờ bản tính con người thay đổi quá nhanh, vì chút đam mê dục vọng thấp hèn mà thân tàn ma dại như thế này. Anh ta mắt thấy tai nghe sự thật quá phũ phàng nên không còn tâm huyết nào làm việc nữa nên quyết định từ bỏ nghề này, do đó bức tượng ma quỷ đành dang dở không thành.
Chính vì vậy, cho đến ngày hôm nay không ai biết chính xác về tướng trạng của ma quỷ như thế nào, chỉ biết rằng nếu tâm tư suy nghĩ xấu ác và hành động vô lương tâm luôn làm hại người, hại vật, làm khổ đau cho thiên hạ thì ma quỷ hiện tiền; ngược lại nếu tâm trong sáng, thanh tịnh không chút bợn nhơ, hay làm việc thánh thiện giúp người, cứu vật thì Phật hiện tiền.
Phật hay ma cũng từ tâm niệm tốt xấu của chính mình tạo ra. Vị sư ở câu chuyện trên trước kia nhờ nương thầy lành bạn tốt nên có nhân duyên xuất gia tu hành thanh tịnh, do đó phát ra tướng tốt giống Phật nhưng vì ỷ lại mình đã thành tựu đạo Pháp mà mặc tình ăn chơi dong ruỗi, lấy phòng trà tửu điếm làm bạn để rồi bị dòng đời cuốn trôi và cuối cùng phải chịu thân tàn ma dại chờ ngày xử án. Tâm Phật hay ma chỉ trong một niệm, nếu ta huân tập tâm ma thì hiện hình ma, nếu ta biết gieo trồng hạt giống Phật thì Phật có mặt. Tâm Phật hay ma là do chính mình tạo lấy, không có một đấng quyền năng hay một phép lạ nào làm cho ta thành Phật hay thành ma.
10. SỰ NGHIỆP NGÀY MAI
TÔI CHỈ LÀ TÔI
Trăm năm một kiếp người và lẽ sống
Tôi là ai và thế thái nhân tình
Dẫu trường đời nhiều nỗi lắm giang truân
Bóng trăng đáy nước ba chìm bảy nổi
Vì đánh mất, cái tôi trong tháng ngày
Phải quấy hơn thua không có ngày cùng
Hỏi sao đau khổ cứ thêm chất chồng
Một đời người đáng có là bao nhiêu
Sao ta mãi lang thang kiếp phong trần
Không tin nhân quả là kẻ dại khờ
Gây nhiều ân oán bởi trái tim đen
Đánh mất lòng nhân do thiếu xét suy
Khi tôi hiểu ra…. vẫn còn lối thoát
Thuyền trí tuệ giăng buồm cứu nhân sinh….
Phong Trần Cuồng Nhân
PHẬT DẠY SỰ NGHIỆP NGÀY MAI
Để đảm bảo sự nghiệp ngày mai của mình được tươi sáng và tốt đẹp, chúng ta ngày hôm nay hãy chuẩn bị cho một hành trang vào đời với những hiểu biết chân chính, bằng sự học hỏi, chiêm nghiệm và tu sửa qua lời Phật dạy. Sự chuẩn bị của ngày hôm nay đầy đủ với những nhận thức sáng suốt, là kết quả của một ngày mai tràn đầy hạnh phúc. Chúng ta cùng nghe lời giải thích tường tận về nhân sinh quan của một kiếp người.
Một hôm có người ngoại đạo đến hỏi đức Phật:
- Thưa ngài Cù-đàm, cái gì định đặt cho con người sinh ra kẻ thì nghèo nàn khổ sở, người thì giàu sang sung sướng, kẻ thì sống lâu người thì chết yểu, kẻ thì yếu đau người thì khỏe mạnh, kẻ thì ngu tối người thì thông minh?
Phật trả lời:
- Tất cả sự sai biệt giữa con người và con người là do nghiệp mà họ định đặt ra, nên có người ưu kẻ liệt.
- Do tạo nghiệp gì khiến cho người sống lâu và do tạo nghiệp gì khiến cho người chết yểu?
- Người không tạo nghiệp sát hại chúng sinh thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng sống của chúng sinh nên thọ mạng yểu.
- Do tạo nghiệp gì mà thân người được khỏe mạnh và do tạo nghiệp gì mà thân hay yếu đau bệnh tật?
- Do nghiệp ác làm cho người đau khổ nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do tạo nghiệp lành an ủi giúp đỡ người qua những tai nạn khốn khổ, nên được thọ thân khỏe mạnh vui tươi.
- Do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình giàu sang sung sướng và do tạo nghiệp gì mà sinh thân trong gia đình nghèo đói khốn khó?
- Do đời trước biết làm lành, biết bố thí cúng dường, biết giúp đỡ người nghèo đói bệnh tật, nên đời này được sinh ra trong cảnh giàu sang sung sướng. Người ở đời trước không biết bố thí cúng dường, không biết giúp đỡ người nghèo khó, lại còn tham lam rút tỉa của người, nên đời này sinh thân trong cảnh nghèo đói thiếu thốn.
- Do tạo nghiệp gì người sinh ra được thông minh sáng suốt và do tạo nghiệp gì người sinh ra lại ngu dốt tối tăm?
- Người đời trước do siêng năng học hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người được học hỏi hiểu biết nên đời này được thông minh. Người ở đời trước do lười biếng học không chịu tìm hiểu chân lý, cản ngăn sự học hỏi của người, nên đời này bị tối tăm mê mờ.
Những thăng trầm được mất trong cuộc đời với muôn vàn sự sai khác và quá sâu kín, nhiệm mầu vượt khỏi tầm hiểu biết của con người; nên khi sống, họ không biết mình từ đâu đến, và sau khi chết khôngbiết mình đi về đâu. Chính vì vậy, họ đành chấp nhận giao phó cuộc đời mình cho đấng tối cao quyết định. Để rồi, con người trở thành kẻ phục vụ cho đấng thần linh thượng đế, và chấp nhận an phận nơi niềm tin đó một cách si mê, mù quáng, nên thế nhân thường gọi là tín đồ.
Chỉ có chân lý và cái thấy đúng như thật do sự trải nghiệm trong tu tập bằng cách quán chiếu, soi sang lại chính mình mới giúp ta thoát khỏi sai lầm này, mà biết cách làm chủ bản thân. Mình làm lành được hưởng phước báo tốt đẹp, mình làm ác chịu quả báo sa đọa khổ đau, chân lý đó chính là luật nhân quả nghiệp báo.
Đứng về khía cạnh cuộc sống với vô vàn sự sai khác, con người cảm thấy nhỏ bé trước bầu vũ trụ bao la này, nhiều người đành cam chịu thân phận thấp hèn của mình bởi do bàn tay thần linh thượng đế đã sắp đặt.
Một số người được sống trong giàu sang sung sướng, có nhiều tiền bạc của cải và quyền thế trong xã hội, họ nghĩ rằng do đấng tối cao đã ban cho, nên họ rất trân trọng quý kính mà tôn thờ một cách cuồng tín, do đó họ mặc tình gieo tạo tội lỗi, bất chấp luân thường đạo lý. Chính vì quan niệm sai lầm trên, đến khi phước hết, họa tới, họ đành cam chịu sống đời đọa lạc tối tăm, cho dù cố gắng cầu nguyện van xin đấng tối cao cũng vô ích, giống như đá nặng thì phải chìm dưới nước.
Nhưng trên thực tế, người được hưởng an vui hạnh phúc thì ít, kẻ bất hạnh khổ đau thì lại quá nhiều. Nếu thần linh thượng đế có đủ năng lực ban vui cứu khổ, đáng lẽ phải giúp đều hết cho tất cả chúng sinh, tại sao chỉ giúp giai cấp thống trị mà không giúp giai cấp nô lệ như ở đất nước Ấn Độ hiện nay? Thật ra, trong cuộc đời này, tất cả mọi thứ sai biệt như nên hư, tốt xấu, hơn thua, phải quấy, thành bại trong cuộc sống đều do mình tạo ra từ thân miệng ý, mình làm việc thiện lành tốt đẹp thì được hưởng phước báu bình yên hạnh phúc, mình làm điều xấu xa tội lỗi thì chịu quả khổ đau không có ngày thôi dứt; nó theo ta như bóng với hình dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên thì quả báo hoàn tự hiện.
Nghiệp lực tuy không có hình tướng cụ thể, không ai có thể trông thấy được, nhưng nó có sức mạnh chi phối, cuốn hút, hấp dẫn lạ thường. Cũng như gió, tuy không thấy hình tướng ra sao mà nó có thể làm nên phong ba bão táp, cuốn trôi tất cả khi đủ nhân duyên. Nghiệp lực cũng lại như thế.
Vậy, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang thọ nhận hiện nay, gốc từ cái nhân chúng ta gây thuở trước, chớ không phải bỗng dưng mà có. Khi đã biết được như thế, chúng ta muốn ngày mai được tốt đẹp an vui hay bị đau khổ, thì ngay bây giờ chúng ta phải chuẩn bị. Nếu chuẩn bị bằng nghiệp thiện thì sẽ được đến cõi lành và được an vui hạnh phúc, nếu chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào đường dữ và bị khổ đau.
Cuộc sống là quá ngắn, hành trình một kiếp người, chỉ có vậy thôi sao? Thời gian là quý giá, biết ơn và đền ơn, hãy làm gì có ích, vì giống nòi nhân loại, biết phát huy tinh thần, đạo pháp và dân tộc, để làm tròn trách nhiệm, mà đóng góp sẻ chia. Tiếc thay một kiếp người, không giúp gì cho ai, do hiểu biết sai lầm, mà đánh mất chính mình, trong đau khổ lầm mê. Người trí cùng kẻ ngu, khác nhau chỗ nhận thức, kính dâng chút lòng thành, những gì tốt đẹp nhất, sẽ đến với mọi người.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét