. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

HÃY NƯƠNG TỰA CHÍNH MÌNH ĐỂ LÀM CHỦ BẢN THÂN

Người phật tử chân chính lúc nào cũng luôn chính niệm tỉnh giác trong ý nghĩ, lời nói và hành động, không để cho “tâm viên ý mã” chạy lang thang đầu này đầu kia. Nói chuyện tào lao rồi chê bai, chỉ trích đúng sai, bàn tán chuyện của người khác làm cho tâm thương ghét phát sinh mà tạo ra nỗi khổ niềm đau. Không can dự vào chuyện tào lao, không dính líu vào chuyện người khác là người khôn ngoan biết tạo cho mình sự an vui, bình yên và hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.



Theo thực tế, cuộc sống hiện tại có nhiều phật tử đi chùa nhưng chỉ đến để cầu khẩn, van xin một điều gì đó không liên quan đến nhân quả nghiệp báo và việc tu tập tỉnh thức tâm linh. Một số người đến chùa cúng Phật rất nhiều để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm bói quẻ; nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật thật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Nếu chúng ta đến chùa để cầu khẩn van xin như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Người phật tử chân chính nương tựa đức Phật, người thầy dẫn đường giúp cho nhân loại biết cách hướng thượng, từ nay cho đến trọn đời không tu theo Trời, Thần, Quỷ, vật, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.

Người phật tử chân chính lúc nào cũng luôn chính niệm tỉnh giác trong ý nghĩ, lời nói và hành động, không để cho “tâm viên ý mã” chạy lang thang đầu này đầu kia. Nói chuyện tào lao rồi chê bai, chỉ trích đúng sai, bàn tán chuyện của người khác làm cho tâm thương ghét phát sinh mà tạo ra nỗi khổ niềm đau. Không can dự vào chuyện tào lao, không dính líu vào chuyện người khác là người khôn ngoan biết tạo cho mình sự an vui, bình yên và hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Trong cuộc sống, chúng ta không ai là không có gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Gia đình, người thân hay bạn bè có thể giúp đỡ ta rất nhiều về phương diện sống, nhưng đôi khi cũng vì lầm lạc mà họ làm hại cuộc đời ta; chẳng hạn bạn bè rủ nhau trốn học đi chơi, rủ nhau ăn nhậu, rủ nhau đi phòng trà ca vũ hay bài bạc, hoặc bạn đồng nghiệp xúi bảo chúng ta làm ăn bất chính… nếu từ chối thì mất lòng, mất bạn, mất chỗ làm ăn, có khi còn gây thù chuốc oán. Nếu cùng một cơ quan mà số đông là người xấu thì chúng ta phải làm sao? Khi được bạn bè rủ rê trà đình tửu quán thì ta hãy khéo léo từ chối, ta có thể nói bác sĩ bảo bệnh viêm gan nên cần phải có thời gian chữa trị và kiêng cữ, do đó mong mọi người thông cảm. 

Không có gì quý giá cho bằng chúng ta có được nhiều người bạn tốt. Ngược lại, nếu chúng ta giao du với bạn xấu thì có ngày sẽ tán gia bại sản. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Quan hệ và quen biết với nhiều người tốt thì chúng ta dễ dàng có cơ hội phát triển làm ăn một cách chân chính, nhờ vậy đời sống vật chất cho đến tinh thần được hài hòa, tốt đẹp. Ngược lại, chỉ vì giao du với bạn xấu chúng ta có thể trở thành tệ nạn xã hội gây tổn hại cho gia đình và cộng đồng.

Người phật tử chân chính không nên nói dối, đây là giới cấm rất quan trọng vì mục đích của nói dối là để lường gạt hoặc hại người. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ là nói dối để giúp người hay cứu người. Do đó, tại gia đình, trong công sở hay chốn công trường, nếu chẳng may mình làm điều gì sai quấy thì ta cứ thẳng thắn nhận lỗi hoặc sám hối. Chúng ta đừng nên nói dối, đừng nên vu khống, đừng nên nói lật lọng biến trắng thành đen, đừng nên nói lời mê hoặc để dụ dỗ người khác, như vậy sẽ tránh được những thảm họa đau thương, mất mát xảy ra. Mục đích của nói dối nếu nhẹ là để khoe khoang, nặng là để tìm cách lường gạt người khác.

Ngoài việc quy y Tam bảo, phát nguyện thọ trì 5 giới, chúng ta còn phải tinh tấn siêng năng với những việc làm tốt đẹp và tránh xa những điều xấu ác. Người học trò nhờ siêng năng chăm chỉ học hành, vâng lời thầy cô giáo nên mau giỏi. Người làm ruộng nhờ tinh cần siêng năng nên cuối vụ mùa thu hoạch được kết quả cao. Người mua bán nhờ siêng năng thức khuya dậy sớm nên tiền của vô đều đều. Người tu hành nhờ tinh tấn siêng năng mà mau được thành đạo, chứng quả. 

Ngày xưa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Phật Di Lặc cùng phát tâm tu một lượt, nhưng đức Phật Thích Ca do siêng năng tinh cần nên đã thành tựu trước. Nói tóm lại, siêng năng là một đức tính tốt, là điều cần thiết cho tất cả mọi người biết cách vươn lên đạt được mục đích tốt đẹp - trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền, làm phước cúng dường, tham gia các tổ chức từ thiện, đóng góp cho xã hội là điều cần thiết của một phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân mình vui vẻ, hạnh phúc.

Hiện nay, tình trạng giết người cướp của, cướp giật trên đường phố, gian dâm, lừa đảo cả nhà nước lẫn người đời, buôn bán hút chích vận chuyển xì-ke ma túy, nhậu nhẹt lu bù, gây lộn rồi đâm chém nhau xảy ra nhan nhản mỗi ngày. Rõ ràng, đạo Phật không thể giải quyết được nạn thất nghiệp, nạn suy thoái kinh tế, nạn đầu cơ tích trữ tăng giá giả tạo, nạn tắc nghẽn xe cộ trong giờ cao điểm, nạn gái mại dâm, nạn xì-ke ma túy, nạn băng đảng, nạn xả rác bừa bãi, nạn tàn phá núi rừng cây cỏ, nạn tham nhũng, lãng phí của công vì quyền lợi riêng tư và lợi ích nhóm.

Quán chiếu vào cuộc sống, chúng ta thấy mọi phiền não, khổ đau do chính con người tạo ra bởi tham lam, ích kỷ, nóng giận, si mê vì thiếu hiểu biết. Do đó, người phật tử khôn ngoan phải biết nói lời xin lỗi mỗi khi làm ai buồn phiền dù vô tình hay cố ý; như khi mình mở cánh cửa mà vô tình đụng phải người ta thì dù chưa biết lỗi thuộc phần ai mà mình lên tiếng xin lỗi trước thì mọi chuyện sẽ vui vẻ. Nếu mình cứ cố biện minh, chối cãi thì sự việc càng trở nên căng thẳng, rắc rối, dễ dẫn đến cãi vã, không vui vẻ với nhau, có khi còn thù hằn ghét bỏ.

Lời xin lỗi có tác dụng rất lớn khiến người bị xúc phạm dễ cảm thông mà bỏ qua và giúp chúng ta trưởng thành, chín chắn hơn trong cuộc sống. Khi chúng ta nghịch ngợm, phá phách làm cho cha mẹ buồn lòng, chúng ta phải biết nói lời xin lỗi mong cha mẹ tha thứ bỏ qua. Lời xin lỗi đó khiến cha mẹ cũng như những người khác cảm động và còn thương mình nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ bỏ qua lỗi lầm đó.

Bên cạnh đó, ta phải biết nói lời cám ơn mỗi khi nhận của ai một điều gì hoặc nhờ ai giúp đỡ; như khi học sinh chào thầy cô giáo thì thầy cô cũng không quên nói “cám ơn các em”; khi có khách đến mua hàng nhưng vì giá cao khách không mua được thì người bán hàng cũng hãy nên nói “cám ơn anh/chị” vì họ đã đến xem hàng. Lời “cám ơn” đúng nơi, đúng chỗ cũng như chúng ta đang rót mật vào lòng làm mát lòng người nghe và chứng tỏ mình là người khiêm tốn, có giáo dục.

Người phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát. 

Chính vì vậy, người phật tử trong bất cứ lĩnh vực nào muốn được thành công như học hành, làm ăn buôn bán, công tác chính trị hay tu hành thì đều phải luôn biết khiêm tốn thì mới được lòng mọi người. Ngược lại với khiêm tốn là kiêu căng, hách dịch, phách lối, tự cao, ta làm như vậy là vô tình khiến nhiều người thù ghét mà làm ảnh hưởng đến công việc. Vì sự ngã mạn cho mình là trên hết mà không kính phục mọi người nên chúng ta bỏ mất cơ hội để học hỏi. Vì khinh khi người nên chúng ta bị tổn đức, do đó tội lỗi phát sinh mà làm hại người hại vật.

Luôn nói lời khen ngợi, bớt chê bai chỉ trích cũng là cách chúng ta biết làm vừa lòng mọi người. Trong suốt 49 năm giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán, Phật lúc nào cũng khen ngợi, động viên, khuyến khích, không chê bai, không tranh cãi mà từ tốn, nhẹ nhàng trong đối nhân xử thế.

Người phật tử chân chính học hỏi lời dạy của đức Phật, nhằm chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, thế cho nên từ nay cho đến trọn đời không tu theo các học thuyết tín ngưỡng dân gian có tính cách làm hại người và vật mà vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.
Chúng ta mặc cảm vì thấy mình không đẹp hay sang trọng như người khác nên không được mọi người chú ý đến. Ta đẹp nên ta thấy mình hơn người và được mọi người trọng vọng, yêu thích. Xấu hay đẹp là do phước duyên tu tạo nhiều đời, nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hình thức không quan trọng lắm. Tuy chúng ta không có vẻ đẹp bên ngoài nhưng mình lại biết tu, biết làm phước thì sẽ có cái đẹp bên trong phát xuất từ nội tâm thanh tịnh, mà cái đẹp của nội tâm thì lúc nào cũng có sức thuyết phục mọi người.

Cái đẹp bên ngoài nó chỉ tồn tại một thời gian nào đó nhưng lại dễ làm con người ta dính mắc, bám víu vào đó khi nhan sắc đã tàn phai. Nhìn người đẹp ta biết người này nhiều đời có tu nên hình dáng, tướng đi có phần hấp dẫn dễ gây thiện cảm với nhiều người. Ta nay hình dáng, tướng tá xấu xí thì biết mình nhiều đời không tu nên dung nhan không được tươi mát, qua đó phải biết cố gắng lo tu tập nhiều hơn. Khi ta buông bỏ được ý niệm về hình thức thì ta sẽ có thời gian làm đẹp nội tâm bằng cách “phước huệ song tu”.

Người phật tử chân chính nương tựa Tăng đoàn hòa hợp, những bậc chân tu, truyền bá đúng chính pháp Phật-đà, từ nay cho đến trọn đời không tu theo thầy tà, bạn xấu nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.
Người phật tử chân chính nên có lòng bao dung và độ lượng không kỳ thị chủng tộc, giới tính, màu da, tôn giáo và các ý thức hệ khác v.v... Ngược lại, luôn xây dựng con người thân thiện, có thái độ cởi mở, tôn trọng và giúp đỡ thế nhân để họ nhận ra chân lý cuộc đời mà biết cách làm chủ bản thân.

Chúng ta nên nhớ lời khen đúng làm mát lòng người nghe, nhưng lời khen sai thì nguy hiểm vô cùng; như người uống rượu có tửu lượng cao mà chúng ta khen thì vô tình hại họ mau chết sớm, nếu không thì cũng thân tàn ma dại. Tuy nhiên, dù lời chê đúng cũng làm người nghe hơi khó chịu, nhưng đó cũng là lời nói trung thực có thể giúp họ sống tốt hơn.

Trong lúc nói chuyện với huynh đệ hay bạn bè mà chúng ta vô tình chê bai một người nào đó thì nhẹ cũng giận hờn chút ít, nặng thì tranh cãi, chửi bới nhau. Chê bai khác với xây dựng, góp ý chân thành. Góp ý là giúp cho người thấy được cái sai của mình mà sửa đổi, chê bai là nói cái xấu của người cho mọi người khác biết.

Người phật tử chân chính không nên tranh giành lợi lộc với ai. Trong việc mua bán làm ăn nếu hùn hạp được chia tiền lời, hay trong gia đình cha mẹ để lại của cải, tài sản thì chúng ta nên nhường nhịn anh chị em một chút. Tranh giành gia tài kẻ hơn người kém là nguyên do dẫn đến anh chị em, con cháu chia lìa rồi trở nên thù ghét, có khi đi đến giết hại lẫn nhau.

Mọi chuyện xảy ra trên đời đều có nguyên do của nó, nếu không do lỗi của mình thì ắt hẳn cũng do lỗi của người. Nếu là lỗi người và là lỗi nhỏ thì chúng ta hãy nên bỏ qua, nếu là lỗi mình thì phải rút kinh nghiệm mà biết tu sửa, chớ có khăng khăng kết tội người mà nên quay lại chính mình để nhìn thấy được lỗi lầm thì ta sẽ biết cách chuyển hóa. Nương tựa Phật pháp chân chính tức là nương tựa ba ngôi báu hay còn gọi là Tam bảo, chính là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Đây là Tam bảo chân chính xứng đáng cho mọi người nương tựa học hỏi và tu sửa, đó là những của báu vô giá không gì có thể làm hư hoại.

Lục hòa là: thân hòa cùng chung ở, miệng hòa không tranh cãi, ý hòa đồng vui vẻ, giới luật hòa cùng giữ, hiểu biết cùng chia sẻ, lợi hòa cùng chia đồng. Sáu điều này là tinh thần sống hòa hợp của chư tăng. Chính vì thế, tu sĩ sống theo tinh thần Lục hòa thật là một điều quí báu trên thế gian này, bởi lẽ ấy nên gọi những người tu hành chân chính là Tăng bảo.

Người phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.

Phật tử ngoài việc quy y Tam bảo, quy hướng Phật – Pháp - Tăng và phát nguyện thọ trì 5 giới cấm thì còn phải học hỏi lời Phật dạy, tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng thay đổi những nỗi khổ niềm đau thành an vui, bình yên và hạnh phúc. Theo thực tế, cuộc sống hiện tại có nhiều phật tử đi chùa nhưng chỉ đến để cầu khẩn, van xin một điều gì đó không liên quan đến nhân quả nghiệp báo và việc tu tập tỉnh thức tâm linh. Một số người đến chùa cúng Phật rất nhiều để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm bói quẻ; nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật thật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Nếu chúng ta đến chùa để cầu khẩn van xin như thế thì chùa có khác gì đình miếu.

Thực ra, trong cuộc sống này không có gì đúng cũng chẳng có gì sai, chẳng qua nó hợp với sở thích, thói quen của mình thì chúng ta cho là đúng và không hợp thì cho là sai. Tùy theo hoàn cảnh và sự tác động của nguyên lý duyên sinh xã hội mà ý niệm đúng sai được thay đổi để thích nghi với cuộc sống hiện tại. Nhân loại thường cho vàng bạc, ngọc ngà châu báu hay quyền cao chức trọng là quý. Nhưng thử hỏi khi gặp chuyện mất mát đau thương, quyến thuộc xa lìa hoặc bị giặc cướp, bệnh tật trầm kha… thì các thứ ấy có thể làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau cho ta được hay không?

Phật là con người đã hoàn toàn tự tại, giải thoát nhờ phước huệ song tu với tinh thần vô ngã vị tha. Pháp là những lời dạy chân chính của Phật qua sự trải nghiệm trong tu chứng nên thấy rõ chúng sinh sống chết luân hồi đều do mình tạo lấy. Tăng là những người truyền thừa thay Phật hoằng dương chính pháp, sống trong tinh thần Lục hòa, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần chia vui sớt khổ, phục vụ vì lợi ích chúng sinh.

Tăng là những người hiến trọn đời mình cho mục đích trên cầu thành Phật, dưới hoằng hóa độ sinh vì lợi ích con người. Nhờ có chư tăng, ni thay Phật hoằng truyền những lời dạy của Ngài khiến cho chính pháp được mở mang rộng rãi đến với tất cả mọi người. Những ai hấp thu được tinh ba của Phật pháp sẽ ngày càng được an vui, hạnh phúc hơn và sẵn sàng an ủi, sẻ chia, giúp đỡ tha nhân vì tình người trong cuộc sống.

Nhưng tăng cũng có nhiều loại, đại khái lược có ba là Bồ Tát Tăng, Thanh Văn Tăng và Phàm Phu Tăng. Đây là Tăng bảo chân chính xứng đáng được mọi người y chỉ tu học và tôn kính cúng dường. Phật tùy duyên giáo hóa và đã nhập Niết bàn, nay chỉ còn lại những lời vàng ngọc của Ngài. Chư tăng thay Phật truyền trì chính pháp, hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vì lợi ích chúng sinh.

Tăng phàm phu là những người chân thật nguyện hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ và giải thoát, đang kế thừa con đường Phật đạo, tuyên dương chính pháp giúp cho mọi người bớt khổ thêm vui, luôn làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Phàm phu tăng tuy chưa thành tựu đạo quả nhưng vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn mọi người biết cách dứt ác làm lành nhờ tin sâu nhân quả nên chính vì vậy ai phát tâm cúng dường phàm phu tăng vẫn được phước báo không thể nghĩ bàn.

Thực tế trong cuộc đời này phàm phu tăng là số đông gần gũi với chúng ta nhất. Phàm phu tăng chân thật tu hành thuyết pháp độ sinh mang tinh thần của các vị thánh tăng Bồ-tát và thánh tăng Thanh Văn. Phàm phu tăng là số đông nên quý phật tử dễ gần gũi và tiếp cận hơn, chúng ta vẫn học hỏi được những điều hay lẽ phải để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Tăng là đoàn thể sống trong an vui, hòa hợp. Vì lợi ích số đông mà nhiều người cùng sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết với tinh thần vô ngã vị tha.

Nói tóm lại, tin sâu Tam bảo là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Khi chúng ta tin thì không nên thần tượng hóa vì thần tượng hóa dễ sụp đổ và mất tín tâm. Ta chỉ thấy thầy mình hay, thầy mình giỏi nên dễ dẫn đến tư tưởng phê bình, chỉ trích người khác, do đó làm mất đi sự hoà hợp trong Tăng đoàn gây sự chia rẽ.

Trong cõi đời vô thường này mới thấy đó nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh mà nay đã tán gia bại sản, cửa nát nhà tan, con cái chia lìa. Duy chỉ có Tam bảo Phật - Pháp - Tăng mới giúp chúng ta vượt qua biển khổ sông mê, vươn lên vượt qua số phận tối tăm để làm mới lại chính mình bằng cách dứt ác làm lành, giữ tâm ý trong sạch nên mới gọi là ba ngôi báu.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét