. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

QUAY LẠI SỐNG VỚI PHẬT TÂM


Thưa Thầy, muốn quay lại sống với Phật tâm, người phật tử cần phải có những điều kiện gì, những yếu tố gì?



ĐÁP: Muốn quay lại sống với Phật tâm, người phật tử cần phải biết thế nào là Phật, thế nào là tâm cho thật rõ. Trong nhà Thiền thường nói "tức tâm tức Phật", nghĩa là tâm mình là Phật. Nói như vậy, có một số người hiểu lầm, cho rằng tâm suy nghĩ phân biệt là tâm Phật của mình, rồi chấp tôi có sẵn ông Phật, ông Phật lúc nào cũng có sẵn nơi tôi, hiểu như vậy là sai lầm.

 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật sợ chúng sinh nhầm lẫn chỗ này, nên phương tiện chia ra hai thứ tâm là tâm chân và tâm vọng. Tại sao phải chia ra như thế? Vì tâm là "Biết", biết trong trạng thái lăng xăng sinh diệt gọi là vọng tâm. Biết hằng hữu không phân biệt không động gọi là chân tâm. Chân tâm là tâm Phật nên nói "tức tâm tức Phật". 

Trở về với tâm Phật là tâm không phân biệt không sinh diệt. Còn tâm phân biệt sinh diệt là tâm hư dối gọi là vọng tưởng, phải xa lìa nó không nên theo. Khi chúng ta đã biết Phật biết tâm rồi thì trên đường tu chúng ta phải phát tâm mạnh mẽ và lâu bền. Vì muốn thành tựu công hạnh tu hành, phải trải qua thời gian lâu dài, nếu muốn tu mau chóng thì không thể được, nên phải có tâm kiên cố, tu lâu dài không nản thì mới thành tựu được bổn nguyện. Đó là những yếu tố cần phải có để quay lại sống với Phật tâm.

Hòa thượng Thích Thanh Từ
Nguồn link: http://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chu%C6%A1ng-i-(tt2)

1 nhận xét:

  1. Một câu chuyện có thật về cơ duyên tìm đến với Phật Pháp của một vị bác sĩ nổi tiếng nọ. Những ngày đầu người chỉ tìm đến Phật Pháp do vì tò mò, do vì ham lý luận tranh hơn thua với người khác. Rồi thì việc gì đến cũng đã xảy đến.

    ------------



    Người đã bị một cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não, phải phẫu thuật mở hộp sọ. Khi đó, người nằm liệt giường mấy ngày, nhưng thật lành thay sau đó, người đã có thể tự mình đi lại.

    Khi đi vào nhà vệ sinh, nhìn thấy mình trong gương người cảm thấy thật kỳ diệu là người có thể đi lại tự do, có thể thản nhiên nhìn ngắm mình. Trước khi bệnh thì những việc như thế, người xem là hiển nhiên, nhưng sau khi bệnh phải nằm liệt giường một thời gian, khi hồi phục lại, người mới cảm thấy được tự mình bước đi, và nhìn ngắm thân mình quả thật là một điều kỳ diệu.

    Và rồi, người lại nhớ đến lời Phật dạy về lẽ vô thường của cuộc đời, về vòng quay sinh già bệnh chết mà ai cũng phải trải qua, chính người cũng vừa mới trải qua một cơn thập tử nhất sinh như thế.

    Do đó, khi nghĩ đến ý nghĩ này, bao ý niệm tranh giành hơn thua lúc trước người thường hay khởi lên khi tranh luận giáo lý đạo Phật với các bạn hữu bỗng dưng tan biến. Người hoát nhiên bừng tỉnh, nhận ra rằng bản thân mình cần phải thiết thực áp dụng những lời dạy của đức Phật vào trong đời sống hằng ngày, phải có tu tập thực sự thì mới cảm nhận được hết cái hay, cái thâm sâu, vi diệu khó thể diễn tả bằng lời mà đức Phật đã thuyết giảng.

    Thế là, sau đó, trải qua một thời gian dài có thực tu, thực học một cách tha thiết, và tinh tấn người cũng đã có được những trải nghiệm sâu sắc, nên người đã viết được ra hơn bốn mươi đầu sách về chủ đề Phật Pháp ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày sao cho con người ta có thể vượt qua những khổ đau, phiền não, tìm thấy niềm an lạc, và hạnh phúc chơn chính, vững bền.

    ------------

    Ảnh: Internet.

    Trả lờiXóa