. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỎ ĐƯỢC SÂN HẬN?

Nếu biết thân này do tứ đại hợp lại mà thành, nó chỉ có trong tạm bợ hư dối, sống bằng sự vay mượn, hết vay mượn thì nó tan hoại, thì không chấp. Nếu không chấp thì không tham, không tham thì đâu có nổi sân. Vậy nếu muốn hết tham, hết sân, trước hết là phải hết si, si hết thì không có tham, sân. Nếu si chưa hết mà đòi hết tham, hết sân thì không được. Si là số một, kế là tham, sau cùng là sân. Vậy mà đa số người tu chỉ sợ sân là cái nổi, không sợ cái chìm là si và tham. Muốn bớt sân và làm chủ nó thì phải phá si, si hết thì tham, sân theo đó sẽ hết.



HỎI: Thưa thầy, con ham tu, đang ăn chay tụng kinh niệm Phật, cố bỏ tham, sân, si. Thế mà gặp chuyện con vẫn tham, vẫn sân, nhất là sân. Thưa thầy, con phải làm sao để bỏ cho được sân hận?

ĐÁP: Đạo hữu sợ tham, sợ sân, vậy si đạo hữu có sợ không? Tham, sân tuy bộc phát mạnh, nhưng không đáng sợ bằng si. Tôi không khuyên quý vị tu nhẫn nhục hay từ bi để trừ sân. mà chỉ cho quý vị thấy tham, sân từ đâu mà có. Đó là điều phải lưu ý. Sở dĩ chúng ta có tham có sân mà chúng ta không bỏ được là tại cái gì? Do chúng ta thấy và chấp thân tâm này là quý là thật. Bởi chấp thân tâm thật quý, nên mới muốn được thụ hưởng đầy đủ, mà thụ hưởng đầy đủ là tham chứ gì? 

Tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc... để cung phụng cho thân tâm này. Do chấp thân này là ngã nên có tham. Còn sân do đâu mà có? Muốn mà không được nên sân. Ví dụ như mình muốn mua một món đồ, trả gần tới giá bán, chợt có người tới trả giá cao hơn, họ mua. mình không mua được nên nổi sân, có sân là do không thỏa mãn lòng tham. Như vậy, tham, sân có là do mê chấp thân tâm là thật, là ngã mà ra.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Gần đây, các nhà khoa học phân tích thấy cơ thể con người do nhiều loại tế bào hợp lại mà thành, cơ thể con người không phải là một cố thể hằng hữu. Những loại tế bào biến dạng không dừng. Vậy cái gì là ta thật? Đó là cái chấp theo y học. Còn Phật giáo thì nói thân này có 4 thứ: đất, nước, gió, lửa tạm hòa hợp mà thành. Thông thường nước với lửa thì khắc nhau, lửa gặp nước thì tắt, nước gặp lửa thì biến thái. Gió với đất cũng khác, đất chắn gió, gió cuốn đất. Vậy mà 4 thứ hợp lại thành thân người. 

Bốn thứ sung khắc nhau mà ở chung một nhà nên cứ bất hòa hoài. Nay cảm thấy người nóng, phải uống nước mát để điều hòa lửa vì lửa phải xoa bóp xoay bấm huyệt, vì gió mạnh đất rung rinh... Sống một ngày là điều hòa tứ đại một ngày, hết điều hòa nước tới điều hòa gió, hết điều hòa gió tới điều hòa lửa... Có điều hòa thân mới tạm yên. Nên điều hòa không được thì bất an đau khổ. Vậy, cả cuộc đời chúng ta sống chỉ làm việc điều hòa 4 đại mà thôi.

Kinh Đại Bát Niết bàn Phật dụ 4 đại là 4 con rắn thù nghịch, ở chung trong một cái thùng cứ cắn lộn nhau hoài. Chúng ta cứ phải điều hòa can thiệp chúng, đến một lúc nào không can thiệp nữa, thì mỗi con đi mỗi nơi là hết việc. Như gió đi ra không trở lại thì chết, lửa đi ra không trở lại thì chết. Vậy, giá trị của cuộc sống là gì? Nhìn cho thật kỹ, rõ ràng chúng ta đang điều hòa tứ đại, điều hòa tạm ổn thì tạm an vui. Nếu nó âm ỉ bất hòa là bắt đầu đau khổ rồi. Tứ đại của quý vị có hoàn toàn hòa không? Nếu nó không chống đối mạnh mẽ thì cũng chống đối ngấm ngầm, nên lúc nào chúng ta cũng có bệnh, không bệnh nặng cũng bệnh nhẹ. Chúng ta nghiệm cho thấu đáo thì thấy cuộc sống của con người là sự vay trả. Thân này do 4 đại tạm hợp mà thành, thành rồi mà không tự đủ, phải nhờ tứ đại bên ngoài liên tục bồi bổ. Nếu bồi bổ mà gián đoạn thì nó sẽ rã tan.

Vì vậy mà con người sống phải làm 2 việc, một là điều hòa tứ đại trong thân, hai là tìm tứ đại ở ngoài bồi bổ cho tứ đại ở trong. Nếu là nước, đất, thì mỗi ngày chúng ta bồi chừng hai ba lần là đủ. Còn gió thì phải kiên trì liên tục, đem vô rồi trả ra... không ngừng. Cuộc sống có lúc nào ngưng mượn trả đâu? Cứ chạy lo kiếm tứ đại để bồi bổ và điều hòa thì có gì là thú vị? Một lát mượn một tách nước, một lát mượn một chén cơm, mũi thì lúc nào cũng khì khịt đó là mượn gió. Mượn trả mượn trả như vậy. Khi chưa mượn không khí ở ngoài là của ai? Không khí thiên nhiên của trời đất, không của riêng ai vậy mà mũi hít vô chưa tới ba giây đồng hồ trả ra nói là hơi của tôi! 

Nước ở ngoài không là của ai cả, mượn vào ít tiếng đồng hồ trả ra cũng nói là của tôi, mượn ít chén cơm mai trả ra cũng nói là của tôi. Thật chúng ta là kẻ ngang ngược lạ đời, không phải của mình dám nói là của mình. Mượn mà không nhớ mình mượn, của mượn đâu phải của mình, mà dám nói của mình! Như vậy đất, nước, gió, lửa là của mượn, không phải của mình, thân này do đất, nước, gió, lửa hợp lại thành thì đâu phải là mình. Thế mà người ta sợ mất nó! Người như vậy sáng suốt hay mê mờ? Do mê mờ nên chấp nó là mình, rồi lệ thuộc nó nên khởi tham, nếu tham không thỏa mãn thì nổi sân. Như vậy tham, sân có phải gốc từ si mê mà ra không? Tứ đại không phải là mình mà chấp là mình, không phải si là gì?

Nếu biết thân này do tứ đại hợp lại mà thành, nó chỉ có trong tạm bợ hư dối, sống bằng sự vay mượn, hết vay mượn thì nó tan hoại, thì không chấp. Nếu không chấp thì không tham, không tham thì đâu có nổi sân. Vậy nếu muốn hết tham, hết sân, trước hết là phải hết si, si hết thì không có tham, sân. Nếu si chưa hết mà đòi hết tham, hết sân thì không được. Si là số một, kế là tham, sau cùng là sân. Vậy mà đa số người tu chỉ sợ sân là cái nổi, không sợ cái chìm là si và tham. Muốn bớt sân và làm chủ nó thì phải phá si, si hết thì tham, sân theo đó sẽ hết.

Hòa thượng Thích Thanh Từ
Nguồn link: http://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chu%C6%A1ng-i-(tt2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét