. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

Sáng suốt trước tác động của truyền thông đối với cộng đồng Phật giáo Việt Nam ( 1 )



        Có lẽ chưa bao giờ như lúc này Phật giáo đang phải đối diện với rất nhiều vấn nạn như: Vấn nạn truyền thông, vấn nạn thuyết giảng sai lạc và sự chia rẽ niềm tin Phật giáo, sự chống phá, chia rẽ cộng đồng Phật tử, sự triệt hạ uy tín Phật giáo. Cơn sóng ngầm ấy nó âm ỉ từ xưa cho đến tận hôm nay nhưng chắc chắn rằng đây là quãng thời gian mà cơn sóng thần và địa chấn lớn đánh thẳng vào Phật giáo bùng phát lớn mạnh như vậy. Đối diện với những vấn đề ấy chính là sự thách thức lớn đối với Phật giáo Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc cần nhìn lại vấn đề và cần có giải pháp để đối diện thực tế, chấn chỉnh cụ thể hơn.


1.    Vấn nạn truyền thông.


   Truyền thông xã hội hiện nay là một vũ khí lợi hại cho cả tích cực và tiêu cực, hiệu ứng của truyền thông xã hội có sức công phá lớn tác động vào đời sống con người, hoạt động của tổ chức, cá nhân. Tác động vào kinh tế xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…


    Chính vì sức công phá lớn ấy nên Phật giáo nói chung hay tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các tự viện, cá nhân chư Tăng Ni đã bị các thế lực đối lập, các tổ chức chống phá Phật giáo thậm chí chống phá thể chế chính trị tận dụng triệt để loại vũ khí lợi hại này.


    Cụ thể là phương pháp “vạch lá tìm sâu”, tìm kẽ hở những phát ngôn của chư Tôn đức Giáo hội và chư Tăng Ni, các vị giảng sư; tìm những hình ảnh tiêu cực từ Phật giáo để đăng tải có định hướng, nhằm truyền đạt thông tin đại chúng để phục vụ mục đích đánh phá, chia rẽ niềm tin, chia rẽ cộng đồng Phật tử, triệt hạ uy tín Phật giáo đã được đề ra.

2.    Vấn nạn thuyết giảng


    Hoằng pháp lợi sanh là công tác chiến lược mũi nhọn để phát triển Phật giáo.  Hoằng pháp là giữ gìn cho Phật pháp được trường tồn, là phụng sự xã hội, đem lại lợi ích, an lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Nhưng làm sao để Phật pháp được trường tồn, Phật giáo được ổn định, hưng thịnh và phát triển? Để cho Phật giáo phát triển, chúng ta phải quan tâm, thực hiện rất nhiều thứ, nhưng nền tảng vẫn nằm ở các vị tu sĩ Phật giáo, chủ thể hoằng pháp. Tăng Ni có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn ngọn đèn Chánh pháp, làm cho Phật pháp hưng thịnh và phát triển. Cho nên trong sự nghiệp hoằng pháp, Tăng Ni phải là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Tăng Ni tốt, Phật pháp sẽ tốt. Tăng Ni có an lạc, hạnh phúc thì mới đem được an lạc, hạnh phúc đến với cuộc đời.


    Nhiều người nghĩ rằng hoằng pháp là làm cái nọ cái kia để thu hút tín đồ như tổ chức phóng sanh, làm từ thiện, mở khóa tu cho Phật tử... Những việc làm này là cần thiết nhưng nó không phải là cái gốc của sự hoằng pháp. Cái gốc của sự hoằng pháp chính là mỗi Tăng Ni đều được sống và tu học an vui trong Chánh pháp từ đó mới truyền tải chánh pháp đến quần chúng và số đông thì nghĩa của hoằng pháp mới thật sự trọn vẹn.


    Gần đây xuất hiện một số vị giảng sư về chuẩn mực của phát ngôn khiếm nhã, mang tính bi hài, tính hù dọa về nhân quả làm trò cười cho thiên hạ, làm ảnh hưởng đến tính cao đẹp của Phật giáo, uy tín của Giáo hội và cộng đồng Tăng Ni. Chưa kể một số vị phát ngôn gây đụng chạm đến xã hội, đụng chạm đến tôn giáo khác, gây tổn thương cho các tổ chức và cá nhân.

    Tăng Ni dấn thân vào con đường hoằng pháp, lấy việc hoằng pháp và cứu giúp người khác làm niềm vui. Điều này có thể rất tốt mà cũng có thể rất tai hại nếu như thiếu chuẩn mực và thiếu tư chất của vị giảng sư. Chia sẻ Phật pháp đúng chánh Pháp là việc không cần bàn cãi, ngược lại chia sẻ lệch lạc về Phật pháp là điều nguy hại gây bức xúc trong dư luận xã hội. Điều này thời gian qua quần chúng đều hiểu rõ sự việc đã diễn ra và làm ảnh hưởng không nhỏ đến những triết lý cao đẹp của Phật giáo.


    Bên cạnh đó có một số vị giảng sư mặc dầu chia sẻ tại tự viện của mình nhưng về tư cách, oai nghi tế hạnh hình như bị xem nhẹ. Họ hướng dẫn Phật tử cách hành trì một cách sai lạc, phong cách thuyết giảng thô thiển, dung tục một cách quá trớn. Họ dùng ngôn từ mang tính thế gian, tục tĩu mà không nghĩ hậu quả của nó chính là làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của người Tăng sĩ, triết lý cao đẹp của Phật giáo. Điều này gây bất mãn cho biết bao nhiêu người, cho cả quần chúng trong xã  hội kể cả cho chư Tăng Ni và Phật tử.


     Giáo hội các cấp tổ chức rất nhiều hội nghị hoằng pháp để thảo luận và đề ra phương pháp phổ biến Phật pháp trong xã hội, nhưng Giáo hội và Ban Hoằng pháp Trung ương chưa có một biện pháp chế tài nào triệt để cho vấn đề Hoằng pháp lệch chuẩn hiện nay, có chăng thì đôi khi vì tình cảm hay lòng từ bi đánh đồng rồi sự việc đâu cũng vào đấy mà không giải quyết một cách triệt để. 


     Đã biết bao nhiêu sự việc xảy ra liên quan đến Hoằng pháp thuyết giảng, liên quan đến vấn đề mê tín dị đoan, biết bao nhiêu sự việc để lại sự phẫn nộ của quần chúng và để lại rất nhiều hệ quả cho Phật giáo nhưng rồi những cá nhân liên quan ấy vẫn ung dung tự tại ngồi trên pháp tòa mà tiếp tục thuyết giảng.


SƯU TẦM TRÊN TRANG PHẬT SỰ ONLINE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét