. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

Sáng suốt trước tác động của truyền thông đối với cộng đồng Phật giáo Việt Nam ( 2 )



 3.    Hiện tượng “Sư Minh Tuệ”  


3.1.    Hiệu ứng Truyền thông xã hội (Social media)


        Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh “một vị sư” đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến đó là “Sư Minh Tuệ”. Ông nói với mọi người rằng mình không phải là Tăng sĩ của giáo hội, không thuộc ngôi chùa nào cả. Ông không nhận đệ tử, không dám làm thầy của bất cứ ai mà chỉ là người đang tập học theo lời dạy của Phật, không nhận cúng dường bằng tiền bạc, chỉ nhận thức ăn trong buổi sáng để ăn vào giữa ngày (ngọ thực), ngoài ra ông không nhận gì khác. Ông cũng không vào trú ngụ trong nhà người dân mà dừng lại ngủ nghỉ ở bất cứ nơi đâu vào cuối ngày. Gốc cây, đồng trống, nghĩa trang… đều là nơi ông có thể nghỉ qua đêm. Và khi ngủ nghỉ, ông cũng chỉ ngồi, không nằm.


      Với công năng của mạng xã hội ngày nay như Facebook, Tiktok, Youtube… thì số lượng người nhìn thấy và nghe biết như vậy đã lên đến hàng trăm ngàn, có thể đến hàng triệu… Và như vậy, câu chuyện về “Sư Minh Tuệ” không dừng lại ở những ghi nhận đơn thuần về việc làm của một cá nhân, mà đã tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ ở những người xem thấy hay nghe biết. Những ấn tượng đó là tích cực hay tiêu cực, tất nhiên là tùy thuộc vào sự hiểu biết và cảm nhận của mỗi người, không ai giống ai. Trong dư luận hiện có 03 luồng ý kiến về hiện tượng “Sư Minh Tuệ”: có ý kiến phản đối, chê trách; có ý kiến ngợi khen, tán thán và có ý kiến bày tỏ sự hoài nghi, không xác quyết.

3.2.    Quy định cơ bản dành cho người xuất gia tu học.


      Có thể nói rằng quyền tu tập là quyền tự do thiêng liêng cho mọi con người trên khắp hành tinh này và bất luận tôn giáo tín ngưỡng nào thì con người có quyền tu tập và hành trì mà không ai có thể ngăn cản được. Bởi ngoài nhu cầu vật chất con người cần có nhu cầu phát triển về tâm linh, phát triển về đạo đức của chính mình. Vì vậy quyền tu tập, hành đạo đức, bày tỏ chánh kiến của một con người là thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên mỗi tôn giáo hay nền tín ngưỡng nào trên thế giới này đều phải có quy chuẩn rõ ràng, đều có giáo điều, giáo luật để hướng con người theo tín ngưỡng và tu tập đi đến mục đích cuối cùng mà tôn giáo đề ra. Cụ thể, Phật giáo lấy giới luật làm quy chuẩn cho mỗi hành giả tu tập, lấy oai nghi tế hạnh làm khuôn thước đưa người tu tập hành thiện đến gần hơn với giới luật Phật chế định.


       Một tu sĩ xuất gia theo Phật giáo trước hết phải ra khỏi nhà thế tục, cạo bỏ râu tóc, tâm hình đều khác thế tục, theo thầy học đạo, thực hành oai nghi tế hạnh và thọ trì giới pháp của Phật do các vị cao Tăng thạc đức truyền trao. Học pháp, hành pháp, gìn giữ giới luật đã thọ trì là bổn phận trách nhiệm của chính tự thân, đem đến lợi ích cho tự thân. Ứng dụng pháp, hiểu pháp và đem pháp lành ấy đến với quần chúng để lợi lạc cho số đông là bổn phận trách nhiệm của người tu sĩ Phật giáo đối với tha nhân. Ngoài ra cần phải thực hành những công hạnh lợi lạc quần sanh như phát triển đạo pháp, xây dựng cơ sở vật chất tự viện, độ chúng xuất gia, thực hành công tác an sinh xã hội giúp những mảnh đời bất hạnh, dấn thân vào đời để làm tất cả việc lợi lạc nhân sinh chính là tinh thần độ tha theo Đại thừa Phật giáo.

3.3.    Hiểu đúng về 13 pháp Đầu-đà(Dhuta)


      Pháp môn tu hành thì có rất nhiều pháp môn cho ta hành trì và cần hiểu rõ các pháp môn chính là phương tiện đưa đến mục đích cuối cùng là sự giác ngộ, an lạc và giải thoát. Suốt 45 năm thuyết pháp, Đức Phật chỉ dạy rất nhiều pháp môn tu tập không nằm ngoài mục đích giúp người hành trì thực hành pháp môn nhận thức được chân lý và thấu triệt Tứ Thánh Đế. Nói như vậy, nghĩa là mục tiêu cuối cùng của mọi phương pháp Phật dạy là nhằm giải thoát khỏi khổ đau luân hồi. Ngài có khả năng quan sát căn cơ của từng đối tượng mà chỉ dạy pháp môn cho phù hợp. Đức Phật “ứng cơ thí giáo, đối chứng hạ dược”, lối thuyết giảng ấy không chỉ khế hợp chân lý “Pháp nhĩ như thị” (Pháp vốn như vậy), đồng thời còn khơi gợi “tự ngã giáo dục” (tự giáo dục), như thiên kinh vạn luận đều hướng dẫn đại chúng cách phát hiện tự tánh, tự yêu cầu, tự giải thoát. Từ kim khẩu của Phật, không có phương pháp nào là kém hơn phương pháp nào, chỉ có phương pháp tu tập phù hợp với căn tánh từng người mới là hay nhất. “Phật nói tất cả pháp, để trị tất cả tâm”.

     Thời Đức Phật còn trụ thế, ngài không cấm thực hành hạnh đầu đà(Dhuta), đầu đà là hạnh tu khắc khổ để dứt bỏ các tham dục. Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga) và một số kinh điển Nam truyền có nhắc đến 13 hạnh đầu đà (Dhutanga-niddesa) như: Hạnh phấn tảo y; Hạnh ba y; Hạnh khất thực; Hạnh khất thực từng nhà; Hạnh nhất tọa thực; Hạnh ăn bằng bát; Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong); Hạnh ở rừng; Hạnh ở gốc cây; Hạnh ở giữa trời; Hạnh ở nghĩa địa; Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong; Hạnh ngồi (không nằm).


     Hạnh Đầu đà và lối tu Khổ hạnh của ngoại đạo có duy nhất một sự tương đồng: cả hai đều áp dụng kỷ luật nghiêm khắc, nhưng lại khác nhau như giữa nguồn nước tinh khiết và vũng nước dơ bẩn vậy. Hạnh Đầu đà do Đức Phật chế định để cho các tu sĩ theo đó mà giữ giới được thanh tịnh; còn đằng kia là khổ hạnh do các phái ngoại đạo đề xướng với mục đích ép xác, lầm tưởng rằng càng hành hạ thân thể càng nhiều bao nhiêu thì phần tâm linh càng được sớm giải thoát bấy nhiêu. Đầu đà là phương tiện quý báu trợ duyên cho sự thoát ly khỏi tham dục. Tu hạnh đầu đà để thành tựu Giới, tăng trưởng Định, và viên thành Tuệ. Đức Phật đã xác quyết, “hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời, thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đều còn ở đời”.


    Tuy vậy, việc thọ trì hạnh đầu đà chỉ áp dụng cho bậc xuất gia, tức là những vị đã thọ cụ túc giới, có giới thể trong sạch, phát tâm thọ trì hạnh đầu đà để viên thành công đức. Theo Giải Thoát Đạo Luận của ngài A-la-hán Upatissa, hàng cư sĩ, Phật tử tại gia chỉ có thể thọ trì tinh thần của hạnh đầu đà, ví dụ như: Học tập việc diệt trừ sự tích trữ y phục, dẹp bỏ sự ham chuộng trang sức cho đẹp bề ngoài (hạnh phấn tảo y và tam y); học tập việc diệt trừ mối tham ái về ăn uống, bỏ lối chạy đôn đáo đi tìm thức ăn ngon, ăn uống có tiết độ, đúng giờ, chẳng ăn quà vặt (các hạnh khất thực, chỉ ngồi ăn một lần, quá giờ chẳng ăn); học tập việc dẹp bỏ sự quyến luyến vào nhà cửa, trừ bỏ sự đòi hỏi cho đầy đủ mọi tiện nghi, tập tánh ít muốn và biết đủ (các hạnh liên quan đến nơi cư trú); học tập việc dứt bỏ sự lười biếng (hạnh luôn ngồi chẳng nằm).


      Việc tự tập lấy các hạnh đầu đà mà không kinh qua giới đàn, không thọ cụ túc giới, không nhận giới thể trang nghiêm thanh tịnh của Phật chế, không tụng giới luật, không xin tu tập hạnh đầu đà từ các bậc tôn túc, sẽ không tác thành nên hạnh đầu đà của Phật giáo mà chỉ trở thành sự khổ hạnh của ngoại đạo.


SƯU TẦM TỪ TRANG PHẬT SỰ ONLINE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét