Vậy, Phật có yêu thương không? Phật yêu thương còn nhiều hơn nữa, bởi trái tim của Phật vốn có tình yêu thương bình đẳng không giới hạn. Cho nên, ta phải thấy rằng, hễ là con người thì ai cũng có hạt giống của tình dục. Trong tình yêu lúc nào cũng có gốc rễ của tình dục, vì sự thèm khát và ham muốn, nên ta luyến ái, yêu thương, chấp trước, bám víu vào đó, để thỏa mãn được khát vọng của mình. Ta tu tập là để chuyển hóa sự luyến ái, ham muốn cho riêng mình thành tình yêu thương chân thật vì mọi người.
Trong khi đó, người tại gia sống ở ngoài đời, phải tiếp xúc chung đụng nhiều thứ, lại không có những giới luật ngăn cản và bảo hộ, nên những hạt giống của ái dục rất dễ thấm vào lòng mọi người. Do đó, Phật chế ra giới cho người tại gia là không được tà dâm, để giúp phật tử sống hạnh phúc lứa đôi một vợ một chồng. Đứng về phương diện đó mà nói thì tu tại gia và tu chợ, khó hơn tu chùa rất nhiều, vì người tại gia phải tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên để giữ mối quan hệ gia đình, bè bạn và giao dịch làm ăn trong xã hội.
Con đường xuất gia vốn là con đường dễ dàng nhất để quý thầy cô có cơ hội chuyển hóa lưới ái dục. Tuy nói vậy, con đường chuyển hóa ái dục không đơn giản tí nào. Nếu không biết cách, nếu không quyết tâm dứt khoát xa lìa cội gốc luân hồi, sinh tử, thì sẽ trở thành con ma lơ lớ làm tổn hại nhiều người hơn, và làm mất đi giống nòi nhân loại, vì cái bệnh nam ái nam, nữ ái nữ.
Đây là căn bệnh làm đau đầu thế giới loài người, nếu ở trong chùa mà như thế thì phá hủy đời người tu. Đây là loại ma của thời hiện đại, đang có chiều hướng gia tăng trong rất nhiều chùa. Quý thầy cô nếu không chịu nổi đời sống độc thân để tu hành, chuyển hóa ái dục, thì cứ ra đời lấy vợ, lấy chồng bình thường. Còn nếu ở trong chùa mà lơ lớ như thế thì tội lỗi biết chừng nào.
Đây là căn bệnh làm đau đầu thế giới loài người, nếu ở trong chùa mà như thế thì phá hủy đời người tu. Đây là loại ma của thời hiện đại, đang có chiều hướng gia tăng trong rất nhiều chùa. Quý thầy cô nếu không chịu nổi đời sống độc thân để tu hành, chuyển hóa ái dục, thì cứ ra đời lấy vợ, lấy chồng bình thường. Còn nếu ở trong chùa mà lơ lớ như thế thì tội lỗi biết chừng nào.
Đối với người tại gia, cuộc sống cần có tình yêu thương nam nữ để xây dựng hạnh phúc gia đình, nên Phật vì lòng từ bi, thương xót chúng ta mà chế ra giới không tà dâm, sống chung thủy một vợ một chồng để đảm bảo hạnh phúc lứa đôi. Ái không phải chỉ là tình cảm giữa nam và nữ, mà nó còn có ý nghĩa khác là lòng nhân ái, là tình yêu thương nhân loại, là tình người trong cuộc sống. Chữ ái không có nghĩa là vướng mắc mà có nghĩa là thương yêu.
Chữ dục đứng riêng có nghĩa là khao khát, thèm muốn, hay nói gọn lại là thèm khát. Khi hai chữ đứng riêng thì ta rất dễ hiểu, một bên là tình thương (ái) và một bên là ham muốn (dục). Nhưng khi gộp hai chữ lại thành chữ ái dục thì ta hơi khó hiểu, vì trong ái có dục, trong dục có ái.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Đức Phật khuyên dạy người xuất gia hãy nên diệt trừ nguồn gốc ái dục. Vì ái là yêu thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái, bám víu. Dục là sự ham muốn hưởng thụ dục lạc. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham cầu hưởng thụ mọi sự sung sướng thường tình đối với tất cả chúng sinh trên thế gian này. Cho nên có ba loại ái dục:
1. Ái dục theo ngũ trần nhục dục là năm cảnh trần sắc, thanh, hương, vị, xúc. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể làm cho bụi dơ dính vào thân tâm ta. Mắt thấy sắc và bám vào đó rồi cho là đẹp xấu, dẫn đến thương yêu hay ghét bỏ, thích thì luyến ái tìm cách chiếm đoạt, ghét thì tìm cách hãm hại, hủy nhục nhau; tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế.
2. Ái dục bám víu theo khoái lạc vật chất theo quan niệm chết là hết, nên ta không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, nhân quả nghiệp báo gì cả, mà cứ lo hưởng thụ mọi lạc thú vật chất và sự giàu có trong hiện tại.
3. Ái dục bám víu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm thường kiến nghĩ rằng, những lạc thú và tài sản sẽ còn mãi với mình, lâu dài, vĩnh cửu, trường tồn, dù có chết rồi tái sinh cũng lại như thế.
Kinh Pháp Cú Phật chỉ cho ta thấy rõ ái dục là nguồn gốc của mọi sự đau khổ trong đời, là sức mạnh hấp dẫn, thúc đẩy con người tìm sự thỏa mãn lòng ham muốn ích kỷ bằng mọi cách. Ái dục là cạm bẫy nguy hiểm nhất, vì khi được toại nguyện nó sẽ đem lại cảm giác khoái lạc, hay thỏa mãn đầy đủ cho con người. Chính vì vậy, lòng ham muốn ái dục của con người cứ thế tăng trưởng thêm mãi theo thời gian. Cho nên, không cần ai chỉ dạy mà ta vẫn bị ái dục lôi cuốn, hấp dẫn đến ngớ ngẩn người.
Trong nhà thiền có câu chuyện “Con cọp dễ thương”. Thuở xưa, tại một đồi núi hoang vắng, có một thiền sư sống ẩn dật, tu hành nơi đây. Trong lúc hóa duyên, sư tình cờ gặp đứa bé nằm bên bìa rừng, khóc thét lên từng hồi; động lòng thương xót nên sư đem đứa bé về nuôi dưỡng. Chú bé lớn lên nhờ sự chăm sóc của thiền sư giàu lòng nhân ái, sống giữa rừng núi hoang vu không một bóng người qua lại.
Thấm thoắt 18 năm đã trôi qua, chú bé giờ đây đã lớn khôn nhưng chưa bao giờ giáp mặt với con người. Bạn bè chú là những con thú rừng hiền lành như hươu, nai, khỉ, vượn, và các loài chim chóc khác. Tâm hồn chú trắng tinh như tờ giấy trắng với thiên nhiên đồi núi chập chùng, vui vẻ hài hòa với các loài thú yêu thương bé bỏng trong rừng sâu. Thiền sư thường nói với chú tiểu, ở trên đời này loài cọp là dữ hơn hết, chớ nên gần gũi nó, ai gần là bị nó nhai cho tan xương, nát thịt.
Chú tiểu cũng hay hỏi chị em nhà hươu, nhà nai trong rừng loài nào là dữ nhất, cả hai đều đáp cọp là loài dữ nhất, nó chuyên ăn thịt các loài thú khác để bảo tồn mạng sống. Các loài thú trong rừng chỉ cần nghe hơi và tiếng rống của nó thôi, là sợ đến té đái cả bầy, anh hãy nên tránh xa nó ra.
Chú tiểu cũng hay hỏi chị em nhà hươu, nhà nai trong rừng loài nào là dữ nhất, cả hai đều đáp cọp là loài dữ nhất, nó chuyên ăn thịt các loài thú khác để bảo tồn mạng sống. Các loài thú trong rừng chỉ cần nghe hơi và tiếng rống của nó thôi, là sợ đến té đái cả bầy, anh hãy nên tránh xa nó ra.
Một hôm, được tin người bạn đồng tu trong cơn bệnh nặng khó qua khỏi, thiền sư liền quảy túi xuống núi cùng với đệ tử của mình. Chú tiểu chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hôm nay được dịp, chú ngắm nhìn đủ thứ màu sắc với nhiều hình ảnh đẹp trong thế giới con người. Trên đường trở về, hai thầy trò tình cờ gặp một thiếu nữ tuổi vừa trăng tròn, dáng người thon thả, xinh đẹp làm sao. Chú tiểu ngạc nhiên nhìn dáng vẻ xinh đẹp của người khác phái một cách say sưa, đắm đuối, đôi mắt chú cứ nhìn chăm chăm vào người con gái ấy như lạc vào mê hồn trận của cõi thần tiên. Thiền sư thấy thế bảo chú đệ tử đi nhanh về núi, kẻo trời tối.
Chú tiểu ngớ ngẩn cả người ra mà hỏi: “Dạ thưa thầy, đây là con gì vậy?”. Thiền sư nhanh miệng nói: “Cọp cái đó con, đi lẹ lên con ơi, kẻo cọp xơi bây giờ!”. Hai thầy trò cũng đã kịp về đến núi, trước khi trời tối.
Kể từ đêm hôm đó, chú tiểu bắt đầu thao thức, trăn trở không sao ngủ được, chẳng thiết gì đến việc ăn, việc uống. Chú cứ nhớ mãi về hình ảnh con cọp cái đó sao mà dễ thương, xinh đẹp vô ngần, nhất là khi cười để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp.
Bị sự dằn vặt bởi sức hấp dẫn lạ kỳ đó, chú tiểu không chịu nổi, cứ nhớ mãi hình ảnh và bóng dáng đó, làm con tim chú rung lên bần bật như muốn vỡ ra, chú ta đành đến thú thật với thiền sư: “Sư phụ ơi, sao con cứ nhớ đến con cọp cái đó quá chừng, thà con tìm gặp nó, để cho nó ăn thịt con cho rồi. Con thà chịu mất mạng, mà trong lòng cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng. Từ nhỏ đến giờ, con chưa từng trải qua cảm giác nhớ nhung, thương yêu, trìu mến, lạ lùng đến thế kia. Dạ thưa sư phụ, con phải làm sao đây?”.
Chú tiểu kia đã bị tiếng sét ái tình làm rung động cả trái tim ngây thơ, hiền lành, chất phác của thuở nào. Thiền sư chỉ ú ớ vài tiếng mà không nói nên lời. Thiền viện Thường Chiếu bây giờ có trên 100 vị thầy tu trẻ như thế, ít ra cũng có vài thầy xin nạp mạng mình cho cọp nhai nát xương chơi. Câu chuyện được tạm dừng, xin mời chư huynh đệ pháp lữ gần xa tự tìm ra đáp án cho chính mình.
Chú tiểu đó có duyên ở núi tu hành, chưa từng biết con người là gì, ấy thế mà khi có duyên sự xuống núi cùng thầy, chỉ một lần thoáng thấy tuy chưa được tiếp xúc, đã ngớ ngẩn người như kẻ mất hồn. Chính vì vậy, ai dính mắc vào luyến ái, đam mê, tham muốn dục vọng, không biết chừng nào mới thoát ra được. Một khi đã nói đến sự luyến ái, tức là sự thèm khát và ham muốn về ái dục. Đã là con người, thật khó có thể thoát ly vĩnh viễn được ái dục, ngoại trừ các vị đại Bồ tát. Chính vì vậy, Phật đã đưa nhiều hình ảnh thí dụ sống động về sự tác hại của ái dục, mà khuyên người xuất gia phải cố gắng tu học cho tốt, để vươn lên, vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
Vậy, Phật có yêu thương không? Phật yêu thương còn nhiều hơn nữa, bởi trái tim của Phật vốn có tình yêu thương bình đẳng không giới hạn. Cho nên, ta phải thấy rằng, hễ là con người thì ai cũng có hạt giống của tình dục. Trong tình yêu lúc nào cũng có gốc rễ của tình dục, vì sự thèm khát và ham muốn, nên ta luyến ái, yêu thương, chấp trước, bám víu vào đó, để thỏa mãn được khát vọng của mình. Ta tu tập là để chuyển hóa sự luyến ái, ham muốn cho riêng mình thành tình yêu thương chân thật vì mọi người.
Khi ta đã chọn con đường xuất gia, con đường để chuyển hóa sự yêu thương, ích kỷ của riêng mình, thì ta phải khép lại cánh cửa ái ân, để mở rộng tình yêu thương rộng lớn cho tất cả chúng sinh. Như vậy không có nghĩa ta cho rằng ái ân là một tội ác. Ái ân là tình yêu thương của nhân loại, nhưng vì ta đã chọn cho mình một con đường để mở rộng tấm lòng nhân ái bằng tình yêu thương chân thật.
Như chúng ta đã thấy, con đường thương yêu của Phật không hề bị hệ lụy, khổ đau, ràng buộc chi phối. Con đường này không làm cho ta phiền muộn khổ đau, nhờ ta biết đem lại bình yên, hạnh phúc cho nhân loại. Sau khi ta khôn ngoan, sáng suốt, lựa chọn con đường của Phật rồi, ta phải đóng kín lại cánh cửa ái ân, mở rộng cánh cửa bình đẳng yêu thương nhân loại.
Như chúng ta đã thấy, con đường thương yêu của Phật không hề bị hệ lụy, khổ đau, ràng buộc chi phối. Con đường này không làm cho ta phiền muộn khổ đau, nhờ ta biết đem lại bình yên, hạnh phúc cho nhân loại. Sau khi ta khôn ngoan, sáng suốt, lựa chọn con đường của Phật rồi, ta phải đóng kín lại cánh cửa ái ân, mở rộng cánh cửa bình đẳng yêu thương nhân loại.
Đôi lời tâm sự chân thành vì tôi cũng từng là một chúng sinh si mê vô độ, say đắm luyến ái sắc dục nam nữ như cục nam châm khi gặp sắt. Tuy có duyên xuất gia nhưng vẫn chưa đủ sức làm chủ bản thân mỗi khi gặp người khác phái. Tôi vẫn biết mình còn yếu kém, dở tệ như thế, nên với tâm hổ thẹn trình bày ra đây, để chúng ta cùng cảm thông và tha thứ cho nhau, cùng ráng gắng tu tập nhiều hơn, để vượt qua luyến ái buộc ràng.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét