. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

HAI MẶT CUỘC ĐỜI


Chúng ta sống làm sao để cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn, có yêu thương, có hiểu biết, có cảm thông, có từ bi và sẵn sàng tha thứ cho nhau. Sống tốt đạo đẹp đời là phương châm của Phật giáo thời Lý-Trần, biết đem những điều hay lẽ phải để khích và khuyên nhủ mọi người sống tốt hơn. Còn như chúng ta tự dưng phá bỏ chân lý tốt đẹp của ông cha ngày trước, để thay vào đó là quan niệm ích kỷ hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, cậy thế ỷ quyền mà đánh mất giá trị đạo đức chân thật vì đời đạo không thể tách rời nhau.

Chuyện đạo và đời giống như hai mặt của một đồng tiền. Nếu không có cuộc đời thì sẽ không có đạo pháp và dân tộc, đời và đạo nương nhau mà làm thành cho nhau qua nguyên lý duyên sinh nhân quả nghiệp báo. Phật pháp chẳng lìa thế gian, vì khổ đau là thực tế của cuộc sống bởi do tham giận si mê mà ra. Phật pháp ngay nơi cuộc sống hằng ngày với những việc làm bình thường từ nơi ăn uống, ngủ nghỉ, gánh nước, bửa củi, lặt rau, rửa chén, quét nhà, đi đại, đi tiểu tất cả đều là Phật pháp.

Cuộc đời là một dòng biến thiên thay đổi theo thời gian nhưng nỗi khổ niềm đau vẫn không chừa bỏ một ai. Con người phải khổ sở vì những thứ tình. Tình ở đây gồm đủ các loại: tình vợ chồng, tình cha con, tình anh em, tình yêu, tình bạn, tình đời đen trắng, v.v… Nhờ có khổ như vậy chúng ta mới tìm đến chùa học hỏi, chiêm nghiệm và tu sửa mong sao cho hết khổ.

Nhân loại mà phế bỏ hết tình cảm thì đâu còn là người nữa, quan niệm tu như vậy đang hình thành ở một số người thiếu suy nghĩ chín chắn! Chúng ta có thể đau khổ do mất mát tình cảm, vì không có sự cảm thông và tha thứ cho nhau. Tu là sửa, là thay đổi chuyển hóa. Từ đau khổ chuyển thành an vui, từ ích kỷ, chiếm hữu thành tình thương chân thật. Học đạo mà chỉ biết thương hình tượng Phật, quý mến thầy mình thôi, mà phế bỏ việc gia đình là người chưa biết tu.


Có bao giờ chúng ta tự hỏi lại mình sinh ra đời để làm gì? Hay là để chạy theo tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, rồi lớn lên lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Ðể gây dựng một sự nghiệp cho một lý tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, và nhiều vấn đề khác v.v…?
- Mỗi người là một bàn tay để góp phần ổn định an sinh đời sống cho xã hội, với những ngành nghề khác mà hỗ trợ cho nhau để bảo tồn mạng sống đầy đủ về hai phương diện vật chất lẫn tinh thần.

- Chúng ta không phải là những tín đồ giống như đàn cừu non sống như cái máy, mà chúng ta là những con người với bàn tay và khối óc, biết linh hoạt, biết uyển chuyển, biết yêu thương bằng tình người trong cuộc sống.

Khi con người biết huấn luyện đúng cách với các loài vật, đúng theo mô típ đạo đức thì mọi thứ sẽ nằm trong vòng kiểm soát. Nhưng, nền giáo dục của một con người đối với một cộng đồng xã hội, đang nắm giữ giai trò lãnh đạo nếu thiên về quyền lực nặng về chủ nghĩa cá nhân thì nơi đó sẽ trở nên lạc hậu.
Chúng ta chỉ cần nhìn thấy sự phát triển ở nơi đó như thế nào và sự lớn mạnh của các tập tục tín ngưỡng dân gian có tính cách giết hại và mê tín. Chiến tranh có thể giết hại một số người, nhưng còn có thỏa hiệp kêu gọi hòa bình thì sự tổn hại con người sẽ được chấm dứt. Tuy nhiên nếu con người ngu dốt, sẽ làm ảnh hưởng cả nhiều thế hệ. Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa độc tài và các quyền lực phong kiến vẫn còn đang ngự trị ở một số nơi. Ngu dốt nói cho rõ là không tin nhân quả và cho rằng chết là hết hoặc chấp nhận có đấng ban phước giáng họa, do quan niệm sai lầm mà không có sự chiêm nghiệm suy xét.
- Tham sân si là ba thứ phiền não lớn trên thế gian này, chúng có công năng gây cho nhân loại chiến tranh, gia đình ly tán, không đoàn kết, tạo ra ân oán hận thù mà tìm cách giết hại lẫn nhau dưới nhiều hình thức. Nhận thấy sự tác hại khủng khiếp ấy, nên đức Phật khuyên nhủ mọi người sống có ý thức và trách nhiệm, trước tiên là phải tin sâu nhân quả và rèn luyện phẩm chất đạo đức để sống hạnh phúc trong giờ phút hiện tại. Nhờ vậy chúng ta ngày càng giảm bớt phiền muộn khổ đau.
- Ăn chay không chỉ nuôi lớn lòng từ bi đối với sự sống của muôn loài vật trên thế gian này. Nhờ vậy giảm bớt khổ đau do nhân giết hại gây ra. Chiến tranh binh đao, sóng thần động đất, thiên tai lũ lụt, ô nhiễm môi trường là nguyên gây ra bạo động hận thù. Chúng ta ăn chay để giảm bớt nỗi khổ niềm đau của các loài vật, vì ai cũng tham sống sợ chết. Chớ giết, chớ xúi bảo người giết và không nên hoan hỷ khi thấy người khác giết hại. Ăn chay để góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn tình trạng hâm nóng toàn cầu.
Sắc đẹp, sức khỏe, tiền tài, danh vọng và mạng sống lâu dài. Đây là những nhu cầu cần thiết mà chúng ta ai cũng mong muốn. Khi còn bé nhỏ, ai cũng ao ước mình mau khôn lớn trưởng thành để có thể thực hiện những gì mình ôm ấp bấy lâu nay. Còn những người đã từng làm ông bà cha mẹ, trải qua chặng đường dài được mất, hơn thua với những thăng trầm cuộc sống, muốn mình được bé lại như những ngày xưa kia. Ngày mà chẳng cần phải lo lắng suy nghĩ gì nhiều vì mọi thứ đã có cha mẹ lo.
Thế thái nhân tình là như vậy đó, cứ để thời gian trôi qua suông rồi mới tiếc nuối. Vậy mà những người trẻ của thế hệ chúng ta ngày hôm nay đang có cả một tương lai tươi sáng, có sức khỏe, có nhiệt huyết, có đam mê mà không chịu rèn luyện nhân cách sống đạo đức, đánh mất thời gian để chạy theo những phù phiếm xa hoa….

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét