Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!
.....
.
Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017
NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM ( PHẦN CUỐI )
Sự thật, muôn loài, muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành, thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân duyên quả.
TIN PHẬT LÀ NGƯỜI GIÁC NGỘ
TIN PHẬT LÀ NGƯỜI GIÁC NGỘ
NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM ( P 4 )
Việc đọc tụng kinh Phật không phải để trả bài, tính điểm với Phật, mà mục đích là để nâng cao trình độ nhận thức, thấy biết rõ ràng, chính xác cái nào là thật, cái nào là giả, cái nào là tốt, cái nào là xấu, để rồi ta sẽ biết tìm cách ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày mà sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.
NGHIỆP THỨC CHE ĐẬY
NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM ( P 3 )
Cất bước trên đường đời hay trên đường đạo cũng vậy, mỗi người hãy tự trang bị cho mình một hành trang, sẵn sàng đón nhận tất cả tốt hay xấu để vượt qua cạm bẫy của cuộc đời. Đối với các bậc hiền thánh, muốn làm Phật thì phải đối diện với các thứ ma mị. Những gì người đời gọi là bất hạnh, với họ chỉ là thử thách. Khó khăn, thử thách là điều mà con người ai cũng có thể gặp phải, nhưng người có ý chí và tin sâu nhân quả sẽ vượt qua một cách dễ dàng hơn.
TU CÓ CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP HAY KHÔNG?
NGHIỆP VÀ THẤY, BIẾT SAI LẦM ( P 2 )
Khi chúng ta biết mỗi người có nghiệp riêng thì càng cảm thông, tha thứ cho nhau nhiều hơn, mỗi người chịu nhịn một chút để cuộc sống được vui vẻ, hài hòa. Ta có thể hòa hợp cùng nhau làm việc, nhưng không thể đồng được, chính vì sự hiểu biết, nhận thức của mỗi người khác nhau.
NGHIỆP CHUNG VÀ RIÊNG RIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI
NGHIỆP VÀ THẤY, BIẾT SAI LẦM ( P 1 )
Nói đến nghiệp là nói đến sự sống của ta hằng ngày, được huân tập bằng thân - miệng - ý, lâu ngày trở thành thói quen, nên nghiệp có nghiệp lành, nghiệp ác, định nghiệp và bất định nghiệp, chứ không một chiều như nhiều người thường lầm tưởng.
Lời giới thiệu của HT.Thích Nhật Quang
Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (Hết)
Cho nên, đức Phật nói tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Chính yếu của sự tu hành là tu ngay nơi thân-miệng-ý mà tâm là chính vì sự tu hành của chúng ta phát xuất từ tâm. Tâm suy nghĩ chân chánh rồi mới phát sinh ra hành động tốt đẹp. Tâm suy nghĩ tà thì phát sinh ra những hành động xấu ác. Vậy thân này hành động tốt hay xấu đều do tâm chủ động điều hành nên tâm là quan trọng hơn hết, không có tâm thân này như phế bỏ.
Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.4)
Giải thích ý nghĩa Cực Lạc tức là không còn khổ còn vui, như vậy sẽ đồng nghĩa với Niết bàn tức vô sinh. Vô sinh là không còn khổ vui mà vẫn thường biết. Ai biết? Thì rõ ràng đây là cảnh giới Niết bàn chứ không phải là cõi nước nữa… Học kinh Phật chúng ta biết ý sâu xa ở chỗ nào? Nếu luận trên ngôn ngữ thì càng bị ngôn ngữ trói buộc, các nhà Phật học cần phải thoát ra…
Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.3)
Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn hết? Chúng ta phải biết chánh niệm tỉnh giác từng tâm niệm của mình, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mặc y, ôm bình bát đi khất thực đều tỉnh giác; khi ăn uống đều tỉnh giác; khi đi đại tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi đứng, nằm, thức, ngủ, nói năng hay yên lặng đều tỉnh giác”.
Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.2)
Phật nói thân hiện tại của chúng ta đây, mang tính chất đau khổ từ lúc mới sinh, cho đến khi trưởng thành rồi già, bệnh, chết đều phải trải qua nhiều thống khổ. Đó là một lẽ thật. Mới nghe người ta thấy đạo Phật như bi quan, nhưng thực tế đạo Phật rất lạc quan và yêu đời. Đạo Phật nói rõ lẽ thật của cuộc đời, để cho mọi người không lầm lẫn, biết cách làm chủ bản thân trên những khổ vui đó.
Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.1)
Khi kinh Phật được phát triển lan rộng đến các nước thì tùy theo phong tục của nước đó mà kinh Phật có sự thay đổi về ngôn ngữ và kinh nào vẫn giữ được bản chất chân lý bốn sự thật Tứ diệu đế thì coi như kinh đó là kinh sống đáng được mọi người tin và tu theo. Văn-tư-tu là ba dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của người tu, kinh Phật chân chính đều dựa trên nền tảng nhân quả hãy tự mình thắp đuốc lên với ánh sáng trí tuệ của chính mình, thắp lên với chính pháp, ta là chủ nhân của bao điều họa phúc. Còn học thuyết nào chỉ cho con người hướng ra bên ngoài, cầu bên ngoài với tư tưởng ỷ lại và nhờ vả thì đó là kinh ngụy tạo hư dối.
LỜI GIỚI THIỆU
TƯỞNG NHỚ NGÀY PHẬT ĐẢN SINH
Cách đây hơn 2600 năm, đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng và thế giới. Một sự kiện trọng đại thật là hy hữu và hiếm có, đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Ngài Đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày Rằm tháng Tư năm 624 trước công nguyên, ngoại thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay là xứ Nepal. Khi đức Thế Tôn thị hiện Đản sinh, tiên nhân A Tư Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành vị Vua Chuyển Luân Thánh Vương và nếu xuất gia học đạo sẽ thành Phật. Lịch sử của đức Thế Tôn có tính siêu việt giống như đóa hoa Vô Ưu mấy ngàn năm mới nở một lần.
Đạo Phật trong âm nhạc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
(PGVN)
Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật.
Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
NHÂN QUẢ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( PHẦN CUỐI )
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai. Ta thử đặt câu hỏi: Tại sao ta lại sinh ra trong nhà nghèo để chịu cảnh thiếu thốn, khó khăn mà không sinh vào nhà giàu để hưởng cảnh an nhàn phú quý? Tại sao mình đen xấu, bệnh tật mà không được đẹp đẽ như mọi người? Tại sao ta dốt nát quê mùa mà người kia lại thông minh, khôi ngô, tuấn tú? Chẳng lẽ thần linh thượng đế đã sắp đặt, an bài như thế sao? Tại sao sự đời lại trớ trêu như vậy?
NHÂN QUẢ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( P 3 )
Giáo lý nhân quả rất quan trọng và thiết thực, người phật tử chân chính cần phải am tường, thấu rõ và tin tưởng vào nhân quả để hành trì tu tập, dấn thân làm việc phục vụ tha nhân không biết mệt mỏi, nhàm chán bằng trái tim hiểu biết. Còn khi gặp chướng duyên nghịch cảnh đến thì ta phải biết tự an ủi, tự tu tập để chuyển hóa mà vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.
Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017
NHÂN QUẢ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( P 2)
Đức Phật đã chỉ cho chúng ta tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này đều dựa theo nền tảng của nhân quả nghiệp báo, mọi hành vi của con người tạo tác trong cuộc đời này, sở dĩ có sự khác biệt, không ai giống ai là bởi do sự huân tập nghiệp của mỗi người không đồng mà cho ra những kết quả khác nhau. Bởi vậy, con người khi sinh ra có người thì cao lớn trắng trẻo, dễ thương, giàu có, sang trọng… Có người sinh ra thì nghèo hèn, khốn khổ, bệnh hoạn, đau yếu, bệnh tật… Tất cả đều do duyên tốt hay xấu của mình tạo ra trong quá khứ mà cho ra kết quả trong hiện tại.
Bài học nhân quả
NHÂN QUẢ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( P 1)
Mọi việc trên đời này không phải ngẫu nhiên mà có mối quan hệ nhân quả xa gần của nó. Nếu ai quan niệm rằng cuộc sống trong thế gian này là có định mệnh, số mệnh, do một đấng quyền năng ban phước giáng họa giàu nghèo đều có số thì con người sẽ sinh ra ỷ lại và vô trách nhiệm đối với hành động của mình. Nếu ai cho rằng mọi việc đều ngẫu nhiên hoặc chấp nhận số phận đã an bài thì người giàu sẽ ỷ lại, người nghèo sẽ không cố gắng rồi đổ thừa cho trời đất, cả hai đều rơi vào cực đoan dễ gây ra khổ đau cho người khác. Thật ra, mọi việc trên đời này nên hư, thành bại, tốt xấu, đúng sai đều do nhân quả nghiệp báo chiêu cảm.
Đôi lời tâm sự
ĂN, NGỦ, THỞ ĐÚNG CÁCH, 10 NĂM " NÓI KHÔNG VỚI THUỐC TÂY "
(PGVN)
Bạn có thể không tin nhưng tôi phải nói thật luôn rằng, hơn chục năm nay tôi không uống thuốc tây. Thật sự là không hề uống một viên thuốc tây nào. Mà vẫn rất khỏe mạnh.
7 THỨ GIA TÀI BẬC THÁNH
(PGVN)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa, hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không?
BIẾT SỐNG TRONG VÔ THƯỜNG ( PHẦN CUỐI )
(PGVN)
Trong kinh, Phật thường nói: “Nghiệp theo ta như bóng với hình, dù trải qua trăm kiếp, ngàn đời vẫn không bao giờ bị mất, khi nào hội đủ nhân duyên thì quả báo tự nó hiện ra, không một ai cưỡng lại hay làm sai lệch được”.
Nghiệp và sự sống
Tất cả mọi người, ai sinh ra trên cõi đời này đều phải chịu sự chi phối của nghiệp. Người phật tử mà không hiểu rõ ràng, cặn kẽ về nghiệp báo, thì sự tu hành khó mà đạt đến chỗ an lạc, giác ngộ và giải thoát. Vậy nghiệp là gì mà phật tử chúng ta cần phải hiểu để áp dụng trong đời sống hằng ngày?
BIẾT SỐNG TRONG VÔ THƯỜNG ( 3 )
(PGVN)
Trong kinh Kim Cang nói: “Phàm cái gì có hình tướng đều hư hoại”. Chính núi sông cũng có lớn, có nhỏ, khi lở, khi bồi, rồi thời gian, khí hậu bốn mùa thay đổi, sớm nắng, chiều mưa; mùa nắng thì cây cối ủ rủ, cằn cỗi, héo tàn; mùa mưa thì cây cối xanh tươi, nảy nở; và thời gian cứ như thế trôi qua nhanh chóng, trên thế gian này không có một thứ gì là cố định; nhưng chúng ta cứ mãi chấp chặt vào đó, cho rằng cái gì cũng thường còn vĩnh viễn, để khi mất mát thì sinh tâm tiếc nuối, khổ đau.
Tâm con người luôn thay đổi
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa, hại người vật, thay vào đó là những tâm tư thiện lành, tốt đẹp, có tính cách giúp đỡ, an ủi nhau. Trong kinh Phật dạy rằng:“Tâm phàm phu cứ lén lút đi một mình, rất xa, vô hình dạng, như ẩn náu hang sâu, nếu điều phục được tâm thì thoát khỏi khổ đau, mê lầm từ muôn kiếp.”
BIẾT SỐNG TRONG VÔ THƯỜNG ( 2 )
(PGVN)
Phật dạy: “Ai cũng có tâm Phật, tâm sáng suốt, chỉ vì ta không chịu thừa nhận, nên phải chịu trôi lăn mãi trong lục đạo, luân hồi”. Ta là nam nhi đại trượng phu, Phật đã thoát ly sinh tử, còn ta dại gì mà đi lang thang mãi cho đến khi gối mỏi, chân chùn mà ngồi đó than thân, trách phận, chờ đến khi khát nước mới đào giếng thì làm sao hết khát được đây?
Con người khổ đau do chấp nhặt cái gì cũng thật
Trong kinh Phật dạy:“Cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ; bị đoạ làm súc sinh, quỷ đói, chưa chắc là khổ, mà cái khổ lớn nhất của con người là vô minh, mê muội, không biết lối đi mới thật là khổ”.
BIẾT SỐNG TRONG VÔ THƯỜNG ( 1 )
(PGVN)
Khổ đau lúc nào cũng có mặt, chỉ vì chúng ta là người phàm mắt thịt, nên không nhìn thấy hết nguyên nhân sâu xa của nó mà thôi. Do tham ái, luyến tiếc, bám víu, cho rằng cái gì cũng là thật có, từ đó chúng ta sinh tâm chấp giữ, bảo thủ, bám víu vào đó, khi được thì càng thêm tham, tham không được thì đau lòng, khốn khổ mà sinh ra hận thù, oán giận.
Chết là lẽ đương nhiên
Trời hửng nắng, ta trở dậy, mệt nhoài, như mới hôm qua ta còn khoẻ, nói chuyện tới khuya, giờ đây mình đã ngã bệnh chỉ sau một đêm. Bởi thế, nói đến vô thường ai cũng thấy buồn chán và ngán ngẩm làm sao; chỉ trong chớp mắt, trong khoảnh khắc, mọi việc đều đã thay đổi một cách nhanh chóng, mới thấy đó rồi mất đó, cuộc sống quá mong manh, tạm bợ. Vì vậy, vô thường có thể là một bài hát buồn đối với nhiều người. Có một câu chuyện nói về sự vô thường như sau:
TỨ NHIẾP PHÁP
Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp của Bồ tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh. Đứng về mặt bản thân và gia đình thì Tứ Nhiếp Pháp là một tâm lý học thực tiễn đem lại hạnh phúc cho gia đình, xa hơn nữa là cho xóm giềng, xã hội đều đạt đến thân thiện.
Bốn Pháp đó là:
Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017
PHẬT DẠY KHÔNG NÓI DỐI HẠI NGƯỜI
Phật tử Hạnh Nguyện hỏi: Trong 5 giới của người Phật tử tại gia có giới không nói dối hại người, nhưng có trường hợp đặc biệt nói dối để cứu người vậy có tội hay không? Xin thầy giải thích cho chúng con được hiểu?
Thầy trả lời: Nói dối để cứu người khộng bị tội mà còn được phước báo to lớn, trong giới luật Phật chế ra vì lòng từ bi thương người nên có khai, có mở. Tùy theotrường hợp mà linh động uyển chuyển để giúp đỡ mọi người khi cần thiết.
Nói sự thật đem lại lợi ích cho người nghe:
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017
8 ĐIỀU TÔN KÍNH PHẬT
1 -Đức Phật đã chỉ dạy cho mọi người giáo pháp mang ý nghĩa giá trị và thực tiễn theo nguyên lý duyên sinh, nhân quả mà không phải là một giáo điều cứng ngắc.
TRỪ DIỆT TÂM CỐNG CAO, NGÃ MẠN
Người ngã mạn thường song hành với các tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán. Cống cao, ngã mạn, khinh người là con đẻ của sự chấp ngã thân này là thật ta và của ta. Nghiệp dụng của nó là luôn coi trọng mình mà hay khinh khi, miệt thị người khác. Dù người đó thật sự hơn mình đủ về mọi mặt, nhưng vì chấp ngã, tự ái nặng nề, nên họ lúc nào nào cũng thấy mình hay, mình giỏi hơn thiên hạ nên dễ dàng coi thường người khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)