Sự thật, muôn loài, muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành, thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân duyên quả.
Ta phải tin lời Phật dạy nói ra không hư dối, bởi sự ra đời của đạo Phật là vì con người, ngài chỉ cho mọi người rằng ai cũng có khả năng thành Phật như nhau, chỉ vì ta chẳng chịu thừa nhận mà thôi, “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành.” Do đó, người xưa đã nói như sau,
Đêm đêm ôm Phật ngủ
Ngày ngày cùng Phật dậy
Ngồi đứng hằng theo nhau
Nói nín cùng chung ở
Mảy may chẳng tạm rời
Như hình cùng với bóng
Muốn biết nơi Phật đi
Chỉ chỗ nói năng ấy.
Bài kệ trên cho ta thấy, ai ai cũng có tính Phật, nhưng vì mãi mê chạy theo trần cảnh, vọng động, phân biệt theo thức tình, nên ta đành chôn vùi ông Phật của chính mình.
Nếu không có vậy thì ai thấy, ai nghe, khéo thấy, khéo nhận thì một đời hết khổ đau. Vậy thành Phật là thành cái gì? Phải thành Phật là thành cái thân năm bảy chục ký này phải không? Ta phải nhớ rằng, thành Phật là thành cái tâm thanh tịnh sáng suốt, thấy biết đúng như thật, sự vật thế nào thấy biết đúng như thế đó, thật biết thật, giả biết giả, vẫn sống, sinh hoạt như mọi người, nhưng không dính mắc đam mê, tức là hằng biết, thật biết, khi đau thì biết đau, khi đói thì biết đói, khi nóng thì biết nóng, khi lạnh thì biết lạnh, khi đau ở chỗ chân thì ta biết chân đau, đau là thân tứ đại này đau, chớ tâm biết đâu có đau.
Bởi vì ta hay quen cho rằng, cái tâm suy tư, nghĩ tưởng là mình mà bỏ quên cái tâm thường biết hiện hữu. Do đó, khi Thiền sư Đức Sơn bệnh, có vị tăng đến thăm hỏi,
Hòa thượng bệnh, có cái chẳng bệnh chăng?
Có.
Tăng hỏi tiếp,
Thế nào là cái chẳng bệnh?
Ngài đáp,
Ui da! Ui da!
Nghe Ngài trả lời như thế, ta dễ hiểu lầm, vì mọi người ai cũng đều biết đau vậy. Ngài trả lời như vậy có gì đặc biệt đâu, cũng giống như bao người thế gian thôi. Ở đây, ta phải tìm hiểu cho chín chắn để thấy khi thân bệnh, cái hay biết đó đâu có bệnh, nên khi hỏi Ngài trả lời có, vì có nên nói “Ui da!”.
Là phật tử, nếu thường xuyên biết như thế, đâu có quên mình theo vật để chịu khổ đau. Ví như cái biết nghe ở căn tai, nếu có người hỏi, “anh đang làm gì đó? Tôi đang nghe”. Tức là, ta đang sống với tính nghe của mình. Khi nghe âm thanh ta cho là có nghe, khi âm thanh mất đi thì cho rằng không nghe. Khi có tiếng thì nghe có tiếng, khi không tiếng thì nghe không tiếng. Cái hay nghe có mất bao giờ đâu, nên lúc không có âm thanh cho rằng không nghe. Ai biết không nghe? Vì thế mà biết chỉ có một.
Nương nơi mắt gọi là biết thấy, nương nơi tai gọi là biết nghe, nương nơi mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Đó là cái biết chân thật, sáng suốt, nương nơi sáu căn của mỗi người chúng ta. Ai sống được như vậy, biết được như vậy thì làm gì còn khổ tâm.
Bởi cái bệnh muôn đời của ta cho cái thấy chạy theo trần cảnh phân biệt, tốt xấu vọng động, cái hay suy nghĩ của mình là đúng. Vì cho rằng mình đúng nên một bề chấp cái thấy của mình, không chấp nhận cái thấy của người khác, ví như năm cô gái ra chợ mua vải về may đồ, nhưng mỗi cô chọn một màu khác nhau, bởi cô cho màu đỏ là đẹp, cô khác cho màu xanh là đẹp.
Vì vậy, tùy theo sự phân biệt của mỗi người, làm cho cái thấy đẹp nó khác nhau, bởi ai cũng nghĩ mình là đúng, nên cho rằng người khác sai. Nếu không thông cảm cho nhau, dẫn đến đấu tranh, đấu khẩu, tạo thành ý thức hệ oán giận, thù hằn, tìm cách trả thù nhau.
Nếu chuyện nhỏ thì chỉ rắc rối giữa cá nhân với cá nhân, chuyện lớn hơn thì gia đình với gia đình, lớn hơn nữa là quốc gia này với quốc gia khác. Từ đó, ngòi đấu tranh bùng nổ, khổ đau từ từ lan rộng, tạo ra mâu thuẫn cuộc đời, chống đối lẫn nhau. Cũng chỉ vì chấp chặt cho là mình đúng nên mới dẫn đến chiến tranh, binh đao tàn sát, giết hại lẫn nhau là như vậy.
LỢI ÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA SÁM HỐI
Ai trong chúng ta không một lần vấp ngã dù ít hay nhiều, nhưng quan trọng hơn hết là khi vấp ngã ta có chịu đứng lên hay không.
Người xưa nói: người không gặp hoạn nạn không biết quay đầu. Ai cũng có hiểu biết, có tâm lành, nhưng vì mãi ngu si, mê muội chạy theo phong tục, tập quán của thế gian, ai làm sao tôi làm vậy, ai làm bậy tôi làm theo. Do đó, đại đa số chúng ta bị vấp ngã, thất bại rồi. Cho đến khi nào, những người chưa tin Phật pháp suy nghĩ lại, tỉnh ngộ ra, mới biết Phật Pháp là rất cần cho mọi người.
Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh cuộc đời, mà dạy ta dũng cảm đối diện với cuộc đời, dùng nhận thức và từ bi, trí tuệ để chuyển hóa chính mình, vượt qua khổ đau của cuộc đời nhằm xây dựng nếp sống gia đình an vui, hạnh phúc, góp phần xây dựng cho xã hội và thế giới hòa bình, an lạc.
Sám hối để làm mới cuộc đời. Sám là sám lỗi trước, nguyện không tái phạm lỗi lầm. Hối là ngăn ngừa lỗi lầm sau khi phát sinh. Sám hối đúng nghĩa là phải có tâm hổ thẹn và cầu tiến. Người biết hổ thẹn sẽ không dám để cho tội lỗi phát sinh hoài do sự thành tâm sám hối, thì tội lỗi dần dần được tiêu trừ.
Sám hối là tinh thần cầu tiến, làm mới lại cuộc đời với tinh thần cầu tiến, biết hổ thẹn và mong mỏi làm mới lại chính mình. Nhờ sám hối mà ta không tái phạm lỗi lầm. Sám hối với lòng chí thành tha thiết sẽ giúp ta từ từ sạch hết tội lỗi.
Sám hối là ăn năn, hối cải những tội lỗi đã làm, không phạm lỗi cũ, không tạo lỗi mới. Có sám hối là có tiêu mòn tội lỗi. Người đời thường khi có tội lỗi thì tìm cách che giấu, ém nhẹm hoặc ngậm máu phun người, đổ lỗi cho người khác. Do sự oán giận, thù hằn, ngang trái với nhau thường dẫn đến việc ân đền oán trả là vậy.
Người biết tu là biết sám hối để làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình. Tu có nghĩa là biết sửa, là thay đổi những thói hư, tật xấu của mình, nhờ sám hối mà tâm ngày càng trong sạch. Khi có tội lỗi mà dám sám hối, hứa chừa bỏ, là một hành vi can đảm và biết cầu tiến. Sám hối còn giúp cho cái tâm cống cao, ngã mạn hoặc tự ti, mặc cảm dần dần được thuyên giảm.
Người không biết sám hối quả thật là người hèn nhát, không xứng danh là một con người huống chi là phật tử, họ chấp nhận đi ngược lại quỹ đạo làm người, chấp nhận con đường đen tối của chính mình. Sám hối là phương pháp sách tiến mạnh mẽ nhất. Nhờ sám hối mà người phàm phu dần dần tiến lên được bậc hiền Thánh. Người biết sám hối dù có tạo tội lỗi bao nhiêu, họ sẽ là người tốt trong hiện tại và mai sau.
LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG
Trước tiên, đức Phật dạy ta lấy hạnh bố thí làm đầu, bố thí cúng dường cha mẹ hay người tu hành chân chính, hoặc giúp đỡ, sẻ chia với người nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn. Người xuất gia thì bố thí pháp, người tại gia thì bố thí của cải, vật chất, hai hệ thống này nương tựa tương quan chằng chịt lẫn nhau không thể thiếu, không thể tách rời nhau được.
Khi đức Phật còn tại thế, có một đệ tử tên là A-Na-Luật, do quyết tử tu hành nên bị mù lòa đôi mắt. Một hôm, y của ngài bị rách, vì bị mù nên Ngài không thể xỏ kim được, Ngài mới lên tiếng “có ai xỏ kim giùm tôi?”. Ngay lúc đó, đức Phật liền đi đến xỏ kim hộ cho Ngài.
Câu chuyện trên cho ta thấy một bài học đạo lý làm người sáng ngời tinh thần từ bi rộng lớn, đức Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn, là bậc đáng tôn kính ở đời mà vẫn không từ chối việc làm phúc nhỏ nhoi. Ở đây, ta thấy người đã giác ngộ, giải thoát rồi sẽ không từ chối một việc làm lành nào khi hội đủ nhân duyên, chứng tỏ rằng đạo Phật lúc nào cũng đem đến an vui, hạnh phúc cho tất cả muôn loài vật. Như Lai Thế Tôn là bậc tôn quý như vậy mà vẫn không từ nan bất cứ một việc lành nào.
Học gương đức Phật khi xưa để ngày nay ta cố gắng bắt chước làm theo hạnh của Ngài. Là người phật tử, ta phải ý thức được rằng, không phải chờ đến khi có nhiều tiền của mới bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ. Người có của thì giúp đỡ vật chất, người không có của thì giúp đỡ bằng công sức hoặc tấm lòng của mình, tùy hỷ khi thấy người chia sẻ, tán thán công đức cúng dường.
Phật dạy, “người cúng dường và người phát tâm tùy hỷ, công đức bằng nhau. Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì nhân ganh tị tật đố dẫn đến oán giận, thù hằn, tạo ra oan gia trái chủ, trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau”.
Người nghèo khổ làm sao bố thí cúng dường, chia sẻ? Chỗ này phải rứt ruột ra mà thôi, người nghèo thì giúp đỡ, chia sẻ bằng tấm lòng, bằng hành động. Khi ra đường, thấy một người già đi đứng khó khăn đang chờ qua đường, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc, ta tìm cách đưa người đó tới trung tâm y tế nơi gần nhất, hoặc là ta thắt lưng, buộc bụng, hy sinh bớt phần ăn của mình khi có người đến xin, ta chia sẻ phần ăn của mình với tấm lòng thành kính, giúp đỡ người kia tạm qua cơn đói khát.
Cúng dường hay giúp đỡ với tâm chí thành, chí kính không tính toán, nghĩ suy, thấy người khổ thì mình giúp. Cúng dường hay bố thí như vậy, ai cũng có thể làm được, không phải chờ có nhiều tiền của rồi mới biết bố thí. Ai muốn làm được như vậy, trước tiên phải tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy có khả năng chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ đau thành hạnh phúc.
Như cô bé ăn mày kia, không biết gieo tạo nghiệp nhân gì mà từ khi còn tấm bé, không có cha mẹ, bà con thân thuộc giúp đỡ. Cô phải kiếm sống bằng cách ăn xin mỗi ngày, ngủ đầu đường, xó chợ, nay chỗ này, mai chỗ kia, cuộc sống thật khốn khổ, bữa đói, bữa no. Cô thường buồn phiền, than thân trách phận tại sao đời cô lại bất hạnh đến thế.
Một hôm, tại chùa nọ có mở trai đàn bố thí giúp đỡ người nghèo. Được tin, lòng cô phấn khởi tự an ủi mình, cô muốn đóng góp một cái gì đó, nhưng kiểm tra lại thì không có cái gì để đóng góp, cô bèn phát nguyện nếu trong ngày ấy xin được bao nhiêu cô sẽ đem đến cúng dường hết nơi trai đàn ấy.
Hòa thượng trụ trì biết trước sự việc sắp xảy ra, nên trước khi đi ra khỏi chùa, Ngài dặn đại chúng rằng, “hôm nay, có một vị đại thí chủ đến cúng dường, các con phải chuẩn bị chiên trống để đón rước vị ấy”. Mọi người trong chùa ai cũng đinh ninh rằng chắc hôm nay có đức vua hay một vị quan lớn nào đó đến cúng dường, nên Ngài mới sắp xếp như vậy.
Do lời nguyện lớn lao như thế, ngày hôm đó cô bé xin được hai tiền xu, thay vì dùng số tiền này để nuôi sống qua ngày, cô một mực chí thành theo lời nguyện, liền hoan hỷ đến chùa cúng dường với tấm lòng biết ơn vô hạn; nhưng với hai tiền xu, làm sao mua được gì để cúng dường, chỉ còn cách duy nhất là mua muối rồi đem gởi cho người làm bếp thì mới có thể ai cũng có phần cúng dường của mình. Hôm đó, cả chùa đang hân hoan chuẩn bị chào đón vị đại thí chủ đến, nhưng cả ngày chỉ thấy có cô bé ăn mày đến cúng dường muối mà thôi.
Thời gian thắm thoắt trôi qua, cô bé ăn mày vẫn với thân phận thấp hèn chẳng có gì thay đổi. Cô vẫn rày đây mai đó, tiếp tục cuộc hành trình lang thang kiếp ăn mày chẳng biết bao giờ chấm dứt. Nhưng sông có khúc, người có lúc, không có cái gì là cố định mãi. Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người hoạn nạn hoặc gặp người đáng kính.
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi. Đạo lý nhà Phật nói rằng, mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của mỗi người.
Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.
Là phật tử, ta nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn cuộc sống, vì không cố định nên ta mới tu hành được, mới làm lại cuộc đời mà vươn lên, vượt qua số phận tối tăm. Bởi lẽ cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, không có cái gì bỗng dưng khi không mà thành.
Đức Phật dạy, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không, cái này sinh, cái kia sinh, cái này diệt, cái kia diệt.” Nhờ học Phật, ta biết rõ ràng sự biến thiên thay đổi từ con người cho đến sự vật. Từ đó, ta có cách nhìn thông thoáng hơn, bớt cố chấp, bớt dính mắc trong cuộc đời mà cùng nhau sống thương yêu hơn.
Trở lại câu chuyện cô bé ăn mày. Một hôm nọ, có một vị quan trên đường đi tìm hiểu sự sống của người dân, vô tình thấy được cô bé đang quấn chiếu ngủ bên vệ đường, động lòng thương cảm, vị quan gọi cô bé lại, ân cần, hỏi han mới biết được sự việc là như thế, ông liền nhận cô ta về làm con nuôi, cho ăn học đàng hoàng.
Thời gian tiếp tục trôi qua, cô bé đã lớn khôn, trở thành một cô gái kiều diễm, có vóc dáng, hình thức hài hòa. Lúc này, nhà vua đang kén chọn vợ cho hoàng tử để chuẩn bị kế thừa ngôi vị. Cô là người may mắn được chọn vào cung, và được thái tử chọn làm thê tử. Thế là cô nghiễm nhiên trở thành một bậc mẫu nghi thiên hạ. Lúc này, cuộc đời cô đã thay đổi hoàn toàn. Cô nhớ lại thuở hàn vi nghèo khó, với tấm lòng quý kính Tam bảo, cô sắm soạn đầy đủ tứ sự cúng dường như y phục, tọa cụ, thuốc men, thức ăn uống và nhiều tiền bạc, rồi dùng nhiều cỗ xe chở về chùa.
Lần này, nhà chùa đón tiếp cô không được nồng hậu và ưu ái như lần trước. Thấy vậy, cô thắc mắc nhờ giải thích. Hòa thượng trụ trì trả lời như sau, “bởi trước kia cô cúng dường với tấm lòng quý kính tôn trọng, dám nhịn một ngày ăn của mình để cúng dường Tam Bảo, như vậy không khác gì đã hy sinh thân mạng của mình để cúng dường. Vì vậy, phước báu rất lớn không thể nghĩ bàn. Ngày nay, tuy cô cúng dường đầy đủ vật thực cho Tam bảo, nhưng những của cải, vật chất này không phải của cô mà là của thiên hạ bá tính, tuy vẫn được phước nhưng không bằng người cúng dường dù ít nhưng với tất cả tấm lòng thành kính, tôn trọng.
Nói đến bố thí cúng dường hay giúp đỡ, sẻ chia, nhiều người cứ nghĩ phải có tiền bạc, của cải nhiều mới bố thí được, nhưng thực tế bố thí có nhiều cách, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí người nghèo đến nỗi không có chút gì vẫn thực hành bố thí được. Có người cho rằng, bố thí là ban phát những gì có lợi cho người khác. Bố thí không nhất thiết là cho tiền tài, vật chất. Bố thí là rộng thí, là ban cho không hạn cuộc người hay vật, thân hay thù, hễ thấy chúng sinh nào cần nhu cầu là ta có thể giúp đỡ, sẻ chia.
Chúng ta có thể bố thí cho người thân thì dễ, còn bố thí cho người mình từng oán giận thì rất khó. Giúp đỡ cho người mình yêu thích thì dễ, vì nó thỏa mãn lòng yêu mến của mình, còn giúp đỡ cho người mà mình không thích mới chính là hạnh bố thí vì tình người trong cuộc sống.
ÁP DỤNG LÝ NHÂN DUYÊN ĐỂ PHÁT SINH TRÍ TUỆ
Nhờ áp dụng lời Phật dạy, ta có thể chuyển nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, chuyển ba nghiệp xấu ác thành hiền thiện, đạo đức. Trong kinh Phật nói, “thấy được lý nhân duyên là thấy chính pháp hay thấy đạo”. Thấy được như vậy là người có trí tuệ, là người có chính kiến, nên làm việc gì cũng vì lợi ích chúng sinh là trên hết.
Sự thật, muôn loài, muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành, thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân duyên quả.
Chúng ta thử suy gẫm về cái nhà coi, cái nhà không tự là cái nhà, mà phải có nhiều vật dụng, gỗ, đinh, sắt, gạch, cát, xi măng, người thợ mộc, thợ hồ và nhiều phương tiện khác hợp lại mới tạm gọi là cái nhà.
Con người cũng vậy, thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hợp lại mới hình thành. Vì ta không thấy, không biết đúng đắn nên nhận định sai lầm, rồi chấp trước vào đó mà sinh ra đủ thứ phiền não, nên chấp nhận sống trong biển khổ, sông mê.
Chính vì vậy, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp lại mà thành, không có cái gì do một nhân mà có thể hình thành. Ai “ngộ” được lý nhân duyên thì sự tu hành sẽ không còn khó khăn gì nữa.
Nhờ biết rõ thân này do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ thân người, thân thú, hay mọi cảnh vật cũng đều như vậy. Cho nên, trong kinh Kim Cương nói, “ Phàm cái gì có tướng đều hư vọng, giả có, có mà không thật thể nên gọi là giả có”.
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân, người thương của mình, nên không sinh tâm ganh tỵ, tật đố, điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của ta được bình ổn từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.
Nhờ hiểu được và thông suốt lý nhân duyên, ta sẽ nỗ lực vươn lên làm mới cuộc đời và tự tin chính mình có đầy đủ khả năng vượt qua mọi bất hạnh, khổ đau. Nó giống như một lu nước, muốn nước bốc hơi, ta phải đun lên, tạo độ nóng thì nước sẽ bốc hơi. Không có cái gì là do ngẫu nhiên hay tự nhiên mà hình thành được.
Nếu muốn nước đông lại thành đá thì ta tạo duyên lạnh, muốn nước trở lại trạng thái bình thường thì ta tạo duyên ấm. Nước không cố định một thể mà nó được thay đổi tuỳ theo sự tác động của “duyên”. Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày, mỗi người chúng ta sẽ thấy rõ ràng mối tương quan chằng chịt nhân quả. Sự sống này muốn tồn tại và phát triển rất cần sự nương nhờ lẫn nhau. Hiểu được như vậy, ta mới có bổn phận và trách nhiệm đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ với nhau bằng tất cả tấm lòng. Nếu ai đó chỉ dùng quyền lực để áp đặt, thì sẽ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, gây ra ân oán, hận thù, rốt cuộc làm đau khổ cho nhau.
Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày, ta sẽ thấy rõ ràng sự sống trên đời này là vô thường, luôn chuyển biến, đổi thay không ngừng nghỉ. Vì vô thường cho nên vô ngã, tuy vô ngã nhưng có tinh thần chuyển biến liên tục.
Cái suy nghĩ của con người cũng vậy, tuy không có chủ thể cố định, nhưng có tâm thức liên tục trôi chảy không dừng. Vì vậy, khi ta nghĩ tốt, lúc ta nghĩ xấu, trong một ngày có không biết bao nhiêu suy nghĩ, suy nghĩ liên tục không dừng, không mất. Do đó, lý vô ngã của nhà Phật chỉ cho ta thấy sự nhận chịu liên tục chứ không phải vô ngã là không ngơ, không biết gì.
Và cũng nhờ sự chuyển biến liên tục này mà ta mới tu tập được, nếu cái ngã là một chủ thể thường hằng bất biến, không thay đổi được, thì dù ta có tu tập làm mới cuộc đời, làm mới lại chính mình, cũng không lợi ích gì.
Tóm lại, hiểu và ứng dụng lý nhân duyên của nhà Phật, ta sẽ bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhoi, ti tiện, oán giận, hờn dỗi, bớt si mê chấp ngã, mọi người sẽ thấy đúng lẽ thật qua lý nhân duyên, do đó chúng ta sẽ sống yêu thương hơn.
Khi hiểu được lý nhân duyên, ta sẽ có bổn phận, trách nhiệm đóng góp, sẻ chia và nâng đỡ tha nhân, góp phần làm giảm bớt khổ đau cho nhân loại, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, để mình và người được sống an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
(HẾT)
Phong Trần Cuồng Nhân
Ta phải tin lời Phật dạy nói ra không hư dối, bởi sự ra đời của đạo Phật là vì con người, ngài chỉ cho mọi người rằng ai cũng có khả năng thành Phật như nhau, chỉ vì ta chẳng chịu thừa nhận mà thôi, “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành.” Do đó, người xưa đã nói như sau,
Đêm đêm ôm Phật ngủ
Ngày ngày cùng Phật dậy
Ngồi đứng hằng theo nhau
Nói nín cùng chung ở
Mảy may chẳng tạm rời
Như hình cùng với bóng
Muốn biết nơi Phật đi
Chỉ chỗ nói năng ấy.
Bài kệ trên cho ta thấy, ai ai cũng có tính Phật, nhưng vì mãi mê chạy theo trần cảnh, vọng động, phân biệt theo thức tình, nên ta đành chôn vùi ông Phật của chính mình.
Nếu không có vậy thì ai thấy, ai nghe, khéo thấy, khéo nhận thì một đời hết khổ đau. Vậy thành Phật là thành cái gì? Phải thành Phật là thành cái thân năm bảy chục ký này phải không? Ta phải nhớ rằng, thành Phật là thành cái tâm thanh tịnh sáng suốt, thấy biết đúng như thật, sự vật thế nào thấy biết đúng như thế đó, thật biết thật, giả biết giả, vẫn sống, sinh hoạt như mọi người, nhưng không dính mắc đam mê, tức là hằng biết, thật biết, khi đau thì biết đau, khi đói thì biết đói, khi nóng thì biết nóng, khi lạnh thì biết lạnh, khi đau ở chỗ chân thì ta biết chân đau, đau là thân tứ đại này đau, chớ tâm biết đâu có đau.
Bởi vì ta hay quen cho rằng, cái tâm suy tư, nghĩ tưởng là mình mà bỏ quên cái tâm thường biết hiện hữu. Do đó, khi Thiền sư Đức Sơn bệnh, có vị tăng đến thăm hỏi,
Hòa thượng bệnh, có cái chẳng bệnh chăng?
Có.
Tăng hỏi tiếp,
Thế nào là cái chẳng bệnh?
Ngài đáp,
Ui da! Ui da!
Nghe Ngài trả lời như thế, ta dễ hiểu lầm, vì mọi người ai cũng đều biết đau vậy. Ngài trả lời như vậy có gì đặc biệt đâu, cũng giống như bao người thế gian thôi. Ở đây, ta phải tìm hiểu cho chín chắn để thấy khi thân bệnh, cái hay biết đó đâu có bệnh, nên khi hỏi Ngài trả lời có, vì có nên nói “Ui da!”.
Là phật tử, nếu thường xuyên biết như thế, đâu có quên mình theo vật để chịu khổ đau. Ví như cái biết nghe ở căn tai, nếu có người hỏi, “anh đang làm gì đó? Tôi đang nghe”. Tức là, ta đang sống với tính nghe của mình. Khi nghe âm thanh ta cho là có nghe, khi âm thanh mất đi thì cho rằng không nghe. Khi có tiếng thì nghe có tiếng, khi không tiếng thì nghe không tiếng. Cái hay nghe có mất bao giờ đâu, nên lúc không có âm thanh cho rằng không nghe. Ai biết không nghe? Vì thế mà biết chỉ có một.
Nương nơi mắt gọi là biết thấy, nương nơi tai gọi là biết nghe, nương nơi mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Đó là cái biết chân thật, sáng suốt, nương nơi sáu căn của mỗi người chúng ta. Ai sống được như vậy, biết được như vậy thì làm gì còn khổ tâm.
Bởi cái bệnh muôn đời của ta cho cái thấy chạy theo trần cảnh phân biệt, tốt xấu vọng động, cái hay suy nghĩ của mình là đúng. Vì cho rằng mình đúng nên một bề chấp cái thấy của mình, không chấp nhận cái thấy của người khác, ví như năm cô gái ra chợ mua vải về may đồ, nhưng mỗi cô chọn một màu khác nhau, bởi cô cho màu đỏ là đẹp, cô khác cho màu xanh là đẹp.
Vì vậy, tùy theo sự phân biệt của mỗi người, làm cho cái thấy đẹp nó khác nhau, bởi ai cũng nghĩ mình là đúng, nên cho rằng người khác sai. Nếu không thông cảm cho nhau, dẫn đến đấu tranh, đấu khẩu, tạo thành ý thức hệ oán giận, thù hằn, tìm cách trả thù nhau.
Nếu chuyện nhỏ thì chỉ rắc rối giữa cá nhân với cá nhân, chuyện lớn hơn thì gia đình với gia đình, lớn hơn nữa là quốc gia này với quốc gia khác. Từ đó, ngòi đấu tranh bùng nổ, khổ đau từ từ lan rộng, tạo ra mâu thuẫn cuộc đời, chống đối lẫn nhau. Cũng chỉ vì chấp chặt cho là mình đúng nên mới dẫn đến chiến tranh, binh đao tàn sát, giết hại lẫn nhau là như vậy.
LỢI ÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA SÁM HỐI
Ai trong chúng ta không một lần vấp ngã dù ít hay nhiều, nhưng quan trọng hơn hết là khi vấp ngã ta có chịu đứng lên hay không.
Người xưa nói: người không gặp hoạn nạn không biết quay đầu. Ai cũng có hiểu biết, có tâm lành, nhưng vì mãi ngu si, mê muội chạy theo phong tục, tập quán của thế gian, ai làm sao tôi làm vậy, ai làm bậy tôi làm theo. Do đó, đại đa số chúng ta bị vấp ngã, thất bại rồi. Cho đến khi nào, những người chưa tin Phật pháp suy nghĩ lại, tỉnh ngộ ra, mới biết Phật Pháp là rất cần cho mọi người.
Người xưa nói: người không gặp hoạn nạn không biết quay đầu. Ai cũng có hiểu biết, có tâm lành, nhưng vì mãi ngu si, mê muội chạy theo phong tục, tập quán của thế gian, ai làm sao tôi làm vậy, ai làm bậy tôi làm theo. Do đó, đại đa số chúng ta bị vấp ngã, thất bại rồi. Cho đến khi nào, những người chưa tin Phật pháp suy nghĩ lại, tỉnh ngộ ra, mới biết Phật Pháp là rất cần cho mọi người.
Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh cuộc đời, mà dạy ta dũng cảm đối diện với cuộc đời, dùng nhận thức và từ bi, trí tuệ để chuyển hóa chính mình, vượt qua khổ đau của cuộc đời nhằm xây dựng nếp sống gia đình an vui, hạnh phúc, góp phần xây dựng cho xã hội và thế giới hòa bình, an lạc.
Sám hối để làm mới cuộc đời. Sám là sám lỗi trước, nguyện không tái phạm lỗi lầm. Hối là ngăn ngừa lỗi lầm sau khi phát sinh. Sám hối đúng nghĩa là phải có tâm hổ thẹn và cầu tiến. Người biết hổ thẹn sẽ không dám để cho tội lỗi phát sinh hoài do sự thành tâm sám hối, thì tội lỗi dần dần được tiêu trừ.
Sám hối là tinh thần cầu tiến, làm mới lại cuộc đời với tinh thần cầu tiến, biết hổ thẹn và mong mỏi làm mới lại chính mình. Nhờ sám hối mà ta không tái phạm lỗi lầm. Sám hối với lòng chí thành tha thiết sẽ giúp ta từ từ sạch hết tội lỗi.
Sám hối là ăn năn, hối cải những tội lỗi đã làm, không phạm lỗi cũ, không tạo lỗi mới. Có sám hối là có tiêu mòn tội lỗi. Người đời thường khi có tội lỗi thì tìm cách che giấu, ém nhẹm hoặc ngậm máu phun người, đổ lỗi cho người khác. Do sự oán giận, thù hằn, ngang trái với nhau thường dẫn đến việc ân đền oán trả là vậy.
Người biết tu là biết sám hối để làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình. Tu có nghĩa là biết sửa, là thay đổi những thói hư, tật xấu của mình, nhờ sám hối mà tâm ngày càng trong sạch. Khi có tội lỗi mà dám sám hối, hứa chừa bỏ, là một hành vi can đảm và biết cầu tiến. Sám hối còn giúp cho cái tâm cống cao, ngã mạn hoặc tự ti, mặc cảm dần dần được thuyên giảm.
Người không biết sám hối quả thật là người hèn nhát, không xứng danh là một con người huống chi là phật tử, họ chấp nhận đi ngược lại quỹ đạo làm người, chấp nhận con đường đen tối của chính mình. Sám hối là phương pháp sách tiến mạnh mẽ nhất. Nhờ sám hối mà người phàm phu dần dần tiến lên được bậc hiền Thánh. Người biết sám hối dù có tạo tội lỗi bao nhiêu, họ sẽ là người tốt trong hiện tại và mai sau.
LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG
Trước tiên, đức Phật dạy ta lấy hạnh bố thí làm đầu, bố thí cúng dường cha mẹ hay người tu hành chân chính, hoặc giúp đỡ, sẻ chia với người nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn. Người xuất gia thì bố thí pháp, người tại gia thì bố thí của cải, vật chất, hai hệ thống này nương tựa tương quan chằng chịt lẫn nhau không thể thiếu, không thể tách rời nhau được.
Khi đức Phật còn tại thế, có một đệ tử tên là A-Na-Luật, do quyết tử tu hành nên bị mù lòa đôi mắt. Một hôm, y của ngài bị rách, vì bị mù nên Ngài không thể xỏ kim được, Ngài mới lên tiếng “có ai xỏ kim giùm tôi?”. Ngay lúc đó, đức Phật liền đi đến xỏ kim hộ cho Ngài.
Câu chuyện trên cho ta thấy một bài học đạo lý làm người sáng ngời tinh thần từ bi rộng lớn, đức Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn, là bậc đáng tôn kính ở đời mà vẫn không từ chối việc làm phúc nhỏ nhoi. Ở đây, ta thấy người đã giác ngộ, giải thoát rồi sẽ không từ chối một việc làm lành nào khi hội đủ nhân duyên, chứng tỏ rằng đạo Phật lúc nào cũng đem đến an vui, hạnh phúc cho tất cả muôn loài vật. Như Lai Thế Tôn là bậc tôn quý như vậy mà vẫn không từ nan bất cứ một việc lành nào.
Học gương đức Phật khi xưa để ngày nay ta cố gắng bắt chước làm theo hạnh của Ngài. Là người phật tử, ta phải ý thức được rằng, không phải chờ đến khi có nhiều tiền của mới bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ. Người có của thì giúp đỡ vật chất, người không có của thì giúp đỡ bằng công sức hoặc tấm lòng của mình, tùy hỷ khi thấy người chia sẻ, tán thán công đức cúng dường.
Phật dạy, “người cúng dường và người phát tâm tùy hỷ, công đức bằng nhau. Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì nhân ganh tị tật đố dẫn đến oán giận, thù hằn, tạo ra oan gia trái chủ, trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau”.
Người nghèo khổ làm sao bố thí cúng dường, chia sẻ? Chỗ này phải rứt ruột ra mà thôi, người nghèo thì giúp đỡ, chia sẻ bằng tấm lòng, bằng hành động. Khi ra đường, thấy một người già đi đứng khó khăn đang chờ qua đường, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc, ta tìm cách đưa người đó tới trung tâm y tế nơi gần nhất, hoặc là ta thắt lưng, buộc bụng, hy sinh bớt phần ăn của mình khi có người đến xin, ta chia sẻ phần ăn của mình với tấm lòng thành kính, giúp đỡ người kia tạm qua cơn đói khát.
Cúng dường hay giúp đỡ với tâm chí thành, chí kính không tính toán, nghĩ suy, thấy người khổ thì mình giúp. Cúng dường hay bố thí như vậy, ai cũng có thể làm được, không phải chờ có nhiều tiền của rồi mới biết bố thí. Ai muốn làm được như vậy, trước tiên phải tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy có khả năng chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ đau thành hạnh phúc.
Như cô bé ăn mày kia, không biết gieo tạo nghiệp nhân gì mà từ khi còn tấm bé, không có cha mẹ, bà con thân thuộc giúp đỡ. Cô phải kiếm sống bằng cách ăn xin mỗi ngày, ngủ đầu đường, xó chợ, nay chỗ này, mai chỗ kia, cuộc sống thật khốn khổ, bữa đói, bữa no. Cô thường buồn phiền, than thân trách phận tại sao đời cô lại bất hạnh đến thế.
Một hôm, tại chùa nọ có mở trai đàn bố thí giúp đỡ người nghèo. Được tin, lòng cô phấn khởi tự an ủi mình, cô muốn đóng góp một cái gì đó, nhưng kiểm tra lại thì không có cái gì để đóng góp, cô bèn phát nguyện nếu trong ngày ấy xin được bao nhiêu cô sẽ đem đến cúng dường hết nơi trai đàn ấy.
Hòa thượng trụ trì biết trước sự việc sắp xảy ra, nên trước khi đi ra khỏi chùa, Ngài dặn đại chúng rằng, “hôm nay, có một vị đại thí chủ đến cúng dường, các con phải chuẩn bị chiên trống để đón rước vị ấy”. Mọi người trong chùa ai cũng đinh ninh rằng chắc hôm nay có đức vua hay một vị quan lớn nào đó đến cúng dường, nên Ngài mới sắp xếp như vậy.
Do lời nguyện lớn lao như thế, ngày hôm đó cô bé xin được hai tiền xu, thay vì dùng số tiền này để nuôi sống qua ngày, cô một mực chí thành theo lời nguyện, liền hoan hỷ đến chùa cúng dường với tấm lòng biết ơn vô hạn; nhưng với hai tiền xu, làm sao mua được gì để cúng dường, chỉ còn cách duy nhất là mua muối rồi đem gởi cho người làm bếp thì mới có thể ai cũng có phần cúng dường của mình. Hôm đó, cả chùa đang hân hoan chuẩn bị chào đón vị đại thí chủ đến, nhưng cả ngày chỉ thấy có cô bé ăn mày đến cúng dường muối mà thôi.
Thời gian thắm thoắt trôi qua, cô bé ăn mày vẫn với thân phận thấp hèn chẳng có gì thay đổi. Cô vẫn rày đây mai đó, tiếp tục cuộc hành trình lang thang kiếp ăn mày chẳng biết bao giờ chấm dứt. Nhưng sông có khúc, người có lúc, không có cái gì là cố định mãi. Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người hoạn nạn hoặc gặp người đáng kính.
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi. Đạo lý nhà Phật nói rằng, mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của mỗi người.
Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.
Là phật tử, ta nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn cuộc sống, vì không cố định nên ta mới tu hành được, mới làm lại cuộc đời mà vươn lên, vượt qua số phận tối tăm. Bởi lẽ cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, không có cái gì bỗng dưng khi không mà thành.
Đức Phật dạy, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không, cái này sinh, cái kia sinh, cái này diệt, cái kia diệt.” Nhờ học Phật, ta biết rõ ràng sự biến thiên thay đổi từ con người cho đến sự vật. Từ đó, ta có cách nhìn thông thoáng hơn, bớt cố chấp, bớt dính mắc trong cuộc đời mà cùng nhau sống thương yêu hơn.
Trở lại câu chuyện cô bé ăn mày. Một hôm nọ, có một vị quan trên đường đi tìm hiểu sự sống của người dân, vô tình thấy được cô bé đang quấn chiếu ngủ bên vệ đường, động lòng thương cảm, vị quan gọi cô bé lại, ân cần, hỏi han mới biết được sự việc là như thế, ông liền nhận cô ta về làm con nuôi, cho ăn học đàng hoàng.
Thời gian tiếp tục trôi qua, cô bé đã lớn khôn, trở thành một cô gái kiều diễm, có vóc dáng, hình thức hài hòa. Lúc này, nhà vua đang kén chọn vợ cho hoàng tử để chuẩn bị kế thừa ngôi vị. Cô là người may mắn được chọn vào cung, và được thái tử chọn làm thê tử. Thế là cô nghiễm nhiên trở thành một bậc mẫu nghi thiên hạ. Lúc này, cuộc đời cô đã thay đổi hoàn toàn. Cô nhớ lại thuở hàn vi nghèo khó, với tấm lòng quý kính Tam bảo, cô sắm soạn đầy đủ tứ sự cúng dường như y phục, tọa cụ, thuốc men, thức ăn uống và nhiều tiền bạc, rồi dùng nhiều cỗ xe chở về chùa.
Lần này, nhà chùa đón tiếp cô không được nồng hậu và ưu ái như lần trước. Thấy vậy, cô thắc mắc nhờ giải thích. Hòa thượng trụ trì trả lời như sau, “bởi trước kia cô cúng dường với tấm lòng quý kính tôn trọng, dám nhịn một ngày ăn của mình để cúng dường Tam Bảo, như vậy không khác gì đã hy sinh thân mạng của mình để cúng dường. Vì vậy, phước báu rất lớn không thể nghĩ bàn. Ngày nay, tuy cô cúng dường đầy đủ vật thực cho Tam bảo, nhưng những của cải, vật chất này không phải của cô mà là của thiên hạ bá tính, tuy vẫn được phước nhưng không bằng người cúng dường dù ít nhưng với tất cả tấm lòng thành kính, tôn trọng.
Nói đến bố thí cúng dường hay giúp đỡ, sẻ chia, nhiều người cứ nghĩ phải có tiền bạc, của cải nhiều mới bố thí được, nhưng thực tế bố thí có nhiều cách, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí người nghèo đến nỗi không có chút gì vẫn thực hành bố thí được. Có người cho rằng, bố thí là ban phát những gì có lợi cho người khác. Bố thí không nhất thiết là cho tiền tài, vật chất. Bố thí là rộng thí, là ban cho không hạn cuộc người hay vật, thân hay thù, hễ thấy chúng sinh nào cần nhu cầu là ta có thể giúp đỡ, sẻ chia.
Chúng ta có thể bố thí cho người thân thì dễ, còn bố thí cho người mình từng oán giận thì rất khó. Giúp đỡ cho người mình yêu thích thì dễ, vì nó thỏa mãn lòng yêu mến của mình, còn giúp đỡ cho người mà mình không thích mới chính là hạnh bố thí vì tình người trong cuộc sống.
ÁP DỤNG LÝ NHÂN DUYÊN ĐỂ PHÁT SINH TRÍ TUỆ
Nhờ áp dụng lời Phật dạy, ta có thể chuyển nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, chuyển ba nghiệp xấu ác thành hiền thiện, đạo đức. Trong kinh Phật nói, “thấy được lý nhân duyên là thấy chính pháp hay thấy đạo”. Thấy được như vậy là người có trí tuệ, là người có chính kiến, nên làm việc gì cũng vì lợi ích chúng sinh là trên hết.
Sự thật, muôn loài, muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành, thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân duyên quả.
Chúng ta thử suy gẫm về cái nhà coi, cái nhà không tự là cái nhà, mà phải có nhiều vật dụng, gỗ, đinh, sắt, gạch, cát, xi măng, người thợ mộc, thợ hồ và nhiều phương tiện khác hợp lại mới tạm gọi là cái nhà.
Con người cũng vậy, thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hợp lại mới hình thành. Vì ta không thấy, không biết đúng đắn nên nhận định sai lầm, rồi chấp trước vào đó mà sinh ra đủ thứ phiền não, nên chấp nhận sống trong biển khổ, sông mê.
Chính vì vậy, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp lại mà thành, không có cái gì do một nhân mà có thể hình thành. Ai “ngộ” được lý nhân duyên thì sự tu hành sẽ không còn khó khăn gì nữa.
Nhờ biết rõ thân này do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ thân người, thân thú, hay mọi cảnh vật cũng đều như vậy. Cho nên, trong kinh Kim Cương nói, “ Phàm cái gì có tướng đều hư vọng, giả có, có mà không thật thể nên gọi là giả có”.
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân, người thương của mình, nên không sinh tâm ganh tỵ, tật đố, điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của ta được bình ổn từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.
Nhờ hiểu được và thông suốt lý nhân duyên, ta sẽ nỗ lực vươn lên làm mới cuộc đời và tự tin chính mình có đầy đủ khả năng vượt qua mọi bất hạnh, khổ đau. Nó giống như một lu nước, muốn nước bốc hơi, ta phải đun lên, tạo độ nóng thì nước sẽ bốc hơi. Không có cái gì là do ngẫu nhiên hay tự nhiên mà hình thành được.
Nếu muốn nước đông lại thành đá thì ta tạo duyên lạnh, muốn nước trở lại trạng thái bình thường thì ta tạo duyên ấm. Nước không cố định một thể mà nó được thay đổi tuỳ theo sự tác động của “duyên”. Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày, mỗi người chúng ta sẽ thấy rõ ràng mối tương quan chằng chịt nhân quả. Sự sống này muốn tồn tại và phát triển rất cần sự nương nhờ lẫn nhau. Hiểu được như vậy, ta mới có bổn phận và trách nhiệm đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ với nhau bằng tất cả tấm lòng. Nếu ai đó chỉ dùng quyền lực để áp đặt, thì sẽ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, gây ra ân oán, hận thù, rốt cuộc làm đau khổ cho nhau.
Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày, ta sẽ thấy rõ ràng sự sống trên đời này là vô thường, luôn chuyển biến, đổi thay không ngừng nghỉ. Vì vô thường cho nên vô ngã, tuy vô ngã nhưng có tinh thần chuyển biến liên tục.
Cái suy nghĩ của con người cũng vậy, tuy không có chủ thể cố định, nhưng có tâm thức liên tục trôi chảy không dừng. Vì vậy, khi ta nghĩ tốt, lúc ta nghĩ xấu, trong một ngày có không biết bao nhiêu suy nghĩ, suy nghĩ liên tục không dừng, không mất. Do đó, lý vô ngã của nhà Phật chỉ cho ta thấy sự nhận chịu liên tục chứ không phải vô ngã là không ngơ, không biết gì.
Và cũng nhờ sự chuyển biến liên tục này mà ta mới tu tập được, nếu cái ngã là một chủ thể thường hằng bất biến, không thay đổi được, thì dù ta có tu tập làm mới cuộc đời, làm mới lại chính mình, cũng không lợi ích gì.
Tóm lại, hiểu và ứng dụng lý nhân duyên của nhà Phật, ta sẽ bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhoi, ti tiện, oán giận, hờn dỗi, bớt si mê chấp ngã, mọi người sẽ thấy đúng lẽ thật qua lý nhân duyên, do đó chúng ta sẽ sống yêu thương hơn.
Khi hiểu được lý nhân duyên, ta sẽ có bổn phận, trách nhiệm đóng góp, sẻ chia và nâng đỡ tha nhân, góp phần làm giảm bớt khổ đau cho nhân loại, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, để mình và người được sống an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
(HẾT)
Phong Trần Cuồng Nhân
(HẾT)
Phong Trần Cuồng Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét