Việc đọc tụng kinh Phật không phải để trả bài, tính điểm với Phật, mà mục đích là để nâng cao trình độ nhận thức, thấy biết rõ ràng, chính xác cái nào là thật, cái nào là giả, cái nào là tốt, cái nào là xấu, để rồi ta sẽ biết tìm cách ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày mà sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.
Để minh họa cho hạng người phó mặc cuộc đời cho số phận, buông xuôi cuộc sống theo dòng đời. Ta hãy cùng nhau quán xét và chiêm nghiệm câu chuyện sau đây:
Có một phật tử đến hỏi đạo vị Thiền sư,
Bạch thầy, con chó có Phật tính không?”
Thiền sư đáp,
Không.
Vị cư sĩ này là người có học Phật pháp nên biết rất rõ ràng, từ chư Phật cho đến tất cả chúng sinh đều có thể tính bình đẳng như nhau, ai cũng có tính sáng suốt. Tại sao vị thiền sư này trả lời là không có. Như vậy là trái với lời Phật dạy hay sao?
Vị Thiền sư nói tiếp,
Vì bị nghiệp thức che đậy.
Hôm sau một người khác hỏi,
Kính bạch Hòa thượng, con chó có Phật tính không?
Thiền sư trả lời:
Có.
Nghe vậy, vị cư sĩ này tá hỏa tam tinh.
Nếu có, tại sao nó chui vô đãy da lông lá lù xù?
Vì biết mà cố phạm.
Cũng cùng một câu hỏi mà Thiền sư trả lời lúc thì có, lúc thì không. Thế thì câu nào đúng, câu nào sai? Tại sao vị Thiền sư lại trả lời cho hai người với hai ý trái ngược nhau như vậy? Nếu là người có học Phật, quý vị sẽ thấu rõ chỗ này!
Đó là cách trả lời tùy bệnh cho thuốc. Chúng sinh có nhiều bệnh thì Phật pháp có nhiều thuốc. Người trước hỏi con chó có Phật tính không, ngài trả lời không. Vị ấy lại hỏi tất cả chúng sinh đều có Phật tính, tại sao con chó lại không? Ngài trả lời, “vì bị nghiệp thức che đậy”.
Chúng ta đã từng học qua kinh Phật, đều biết rằng ai cũng có Phật tính. Tại sao đức Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tính, mà ở đây Thiền sư lại nói không. Vậy có trái với lời Phật dạy không? Để tìm hiểu cặn kẽ chỗ này, chúng tôi xin giải thích cho quý phật tử được rõ.
Như đêm Rằm, trăng sáng bị mây mù che khuất. Có người hỏi, đêm nay có trăng không? Dĩ nhiên là có, nhưng vì do mây mù che khuất, không thấy được trăng, nên nói không, chứ không phải là không có mặt trăng.
Phật tính ví như mặt trăng, nghiệp thức ví như mây mù che khuất. Chúng ta bị nghiệp thức lăng xăng che mờ nên Phật tính không hiển lộ ra được.
Vậy nghiệp thức là gì mà che mờ được tính sáng suốt của mỗi chúng sinh? Thức là cái suy tư, nghĩ tưởng, phân biệt tốt xấu, phải quấy, được mất, hơn thua… hết nghĩ cái này đến nghĩ cái khác. Bởi vậy, có khi ta hiền như nai, có lúc lại dữ như cọp, nó chuyển qua, đổi lại lúc thế này, khi thế khác, không bao giờ dừng nghỉ.
Còn nghiệp là gì? Là năng lực, là hành động từ thân, khẩu, ý được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quen, rồi thói quen đó có năng lực sai sử lại chúng ta.
Thí dụ nghiệp uống rượu, lúc đầu khi mới uống ta còn làm chủ được bản thân, muốn uống thì uống, không uống thì thôi, không sao cả. Nếu ta uống rượu lâu ngày, trở thành thói quen, không có chén rượu, ta cảm thấy chân tay bủn rủn không làm gì được, run rẩy, mệt mỏi, rã rượi tâm thần. Người can đảm có ý chí dũng mãnh, biết được tai hại của rượu, nên cố gắng từ bỏ một cách dễ dàng. Còn người bạc nhược, yếu đuối thì đành chấp nhận cho nó khống chế, cam chịu sống trong si mê, nghiện ngập, suốt đời bần cùng, khốn khổ. Chính cái thói quen huân tập lâu ngày, trong nhà Phật gọi là “nghiệp thức.”
Thói quen thì đa dạng, đa năng, như ta quen suy nghĩ hơn thua thì bất cứ làm việc gì ta cũng so đo, tính toán, tính hơn, tính thua… Do đó, việc làm của chúng ta bị giới hạn, thậm chí khi vào hội chúng trong chùa nghe giảng pháp, chỉ cái chỗ ngồi mà có người cứ loay hoay xem chỗ này hơn, chỗ kia kém v.v…
Bởi do cái tính so bì, thiệt hơn đã trở thành thói quen của mình rồi. Đã là thói quen thì khó có thể bỏ được. Do đó, phật tử chúng ta phải ý thức được điều này, đừng để nó trở thành cái quả xấu rồi than trời, trách đất, đổ thừa tại thế này, tại thế kia.
Đức Phật đã chỉ cho chúng ta biết, mọi người đều có Phật tính, nhưng vì ta cứ mãi mê chạy theo trần cảnh, nên không tin, không thấy. Vì sao? Vì bị nghiệp thức che đậy, bởi do ta hết suy nghĩ cái này, lại tính toán cái kia, từ sáng đến chiều không lúc nào dừng nghỉ, thậm chí đến lúc lên giường ngủ mà vẫn còn tính toán.
Đó là thói quen của đại đa số con người. Tạp niệm lúc nào cũng dấy khởi liên tục không dừng, giống như những đêm mưa, mây đen liên tục kéo đến che khuất mặt trăng. Cho nên, mặt trăng lúc nào cũng có, mà ta không nhìn thấy nó được. Muốn thấy mặt trăng thì mây phải tan, muốn thấy Phật tính thì phải dừng nghiệp thức. Các Tổ thường nói, “chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Niệm là ví như mây đen. Khi niệm dấy lên, ta nhìn lại xem nó ở đâu? Ta không muốn có nữa thì chúng tự tan. Rõ ràng là chúng không thật. Tuy nó không thật, nhưng nếu ta không biết dừng thì nó lớn mạnh thêm, và có thể tạo nghiệp tày trời trong khoảnh khắc.
Thí dụ, khi nhìn thấy một cô gái đẹp, trong tâm liền khởi lên ý nghĩ muốn sở hữu cô gái ấy. Nếu ngay lúc ấy, ta biết suy xét phải quấy mà dừng ngay ý nghĩ thì mọi chuyện sẽ êm xuôi, tốt đẹp, nhưng nếu đam mê chạy theo, tìm cách chiếm đoạt, từ đó sinh ra chuyện bám víu, suy nghĩ bậy bạ có thể dẫn đến chuyện xấu xa, đê tiện. Vì sao? Bởi vì giác quá chậm hoặc không chịu giác. Nếu khi niệm mới vừa chớm nở, ta liền nhìn lại xem hình tướng nó ra sao thì đâu có chuyện gì xảy ra. Các Tổ nói “chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm” là như vậy.
PHƯƠNG PHÁP AN TÂM
Thuật của các Tổ là khuyên chúng ta hãy nhìn lại từng niệm khởi của mình, không cho chúng phát sinh từ niệm đầu tiên thì sẽ không có chuyện gì xảy ra làm hư hại cuộc đời. Như ngài Thần Quang trước khi gặp Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma, dù ngồi Thiền cả ngày mà tâm niệm vẫn cứ lăng xăng, loạn động. Một hôm gặp Tổ, Ngài thưa rằng,
Tâm con không an, xin thầy chỉ dạy.
Tổ bảo,
Đem tâm ra ta an cho.
Theo thói thường, ta thấy tâm của mình là thật, tôi suy nghĩ, tôi tính toán, tôi như thế này, tôi như thế kia… Ở đây, Tổ không nói cái gì cao siêu mà chỉ bảo rằng, “đem tâm ra ta an cho”. Ngài không biết làm sao đem cái tâm ra trình cho Tổ, bởi tâm thì lúc ẩn, lúc hiện, nên khi nhìn lại không thấy tâm ở đâu, do đó Ngài thưa với Tổ,
Con tìm tâm không thể được.
Tổ bảo:
Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Như vậy, an tâm là ở chỗ nào? Chỗ này quý vị phải nhìn kỹ lại mới thấy rõ ý sâu xa của nó.
Đây là diệu thuật của các Tổ, “pháp an tâm” của các Tổ rất bình thường, bình thường đến nỗi ta không thể ngờ được. Khi sân khởi lên, ta biết tâm có sân, biết một cách rõ ràng, không nhầm lẫn, đó là “pháp an tâm.” An tâm mà không có chỗ an, hay là “tâm bình thường”, tức là đạo vậy. Vậy “tâm bình thường” là sao? Là thường biết rõ ràng, nói không thể đến.
Lúc còn đi hành cước tìm đạo, Thiền sư Triệu Châu đến tham vấn ngài Nam Tuyền:
Thế nào là đạo?
Tâm bình thường là đạo.
Lại có thể nhằm tiến đến chăng?
Nghĩ nhằm tiến đến là trái.
Nếu không nghĩ thì làm sao biết là đạo?
Đạo chẳng thuộc biết hay chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang, rỗng rang, đâu thể gắng nói phải quấy.
Ngay câu nói này, thiền sư Triệu Châu ngộ đạo, nhận ra bản tâm thanh tịnh, sáng suốt của mình ngay nơi thân này.
Theo Thiền sử Trung Hoa, Thiền sư Triệu Châu pháp hiệu là Tùng Thẩm, vì ở thành Triệu Châu lại được người đời tôn trọng, quý kính nên họ không gọi tên thật mà lấy tên địa danh ấy đặt cho Ngài. Ngài sống thọ 120 tuổi, ngộ đạo lúc 18 tuổi, đi hành cước khắp nơi, đến 80 tuổi mới lập Thiền viện dạy chúng. Ngài là người nổi tiếng và xuất cách trong thời bấy giờ, độ vô số người không thể tính kể.
Đạo là tên gọi khác của Niết bàn chân như, là cái biết chân thật luôn hiện hữu nơi mỗi người chúng ta. Nếu ta vừa khởi nghĩ tìm kiếm đạo, tức không thể nào thấy được đạo. Vì tìm kiếm là trái với lẽ thường, trái với đạo lý, còn nếu có ý nghĩ mà biết thì cái biết này là vọng giác, dù là nghĩ những điều thánh thiện hay Phật tổ.
Một triết gia nói như sau, “tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu”. Nếu vậy thì khi nghĩ tốt là tôi, còn khi nghĩ xấu là ai? Trong một ngày với cả trăm ngàn cái suy nghĩ. Vậy cái suy nghĩ nào là tôi? Cái suy nghĩ nào không phải là tôi? Như vậy điều phải là tôi, còn điều quấy là ai? Đã là tôi thì phải có chủ thể cố định trước sau như một, không biến đổi theo thời gian năm tháng, còn cái suy nghĩ khi tốt, khi xấu, lúc thiện, lúc ác thì sao? Vậy cái hay suy nghĩ có phải là tôi chăng? Chắc chắn không phải vậy, nhưng đa số người đời cho là như thế”.
Từ đó, sinh ra kiến chấp rồi tham lam giành lấy, chiếm đoạt về cho riêng mình. Tham được thì thêm tham, tham không được thì sinh ra thù hận, oán ghét, tìm cách trả thù, trả đũa. Thế gian luôn luôn tàn sát, giết hại lẫn nhau cũng chỉ vì chấp ngã mà dẫn đến chiếm hữu, cũng do chấp ngã nên con người thường cho mình là trọng tâm của vũ trụ, thấy mình là quan trọng hơn thiên hạ, nên từ đó sinh tâm cống cao ngã mạn, coi ai chẳng ra gì.
Do đó, Thiền sư nói, “nếu suy nghĩ thì không đến với đạo được, vì tâm chẳng khác chi người đời”. Còn ta để tâm mờ mịt, không biết gì thì thuộc về vô ký, giống như vật vô tri, vô giác vậy, không còn biết gì nữa. Thế là cũng không thấy được đạo. Còn khi thấy đây phải, kia quấy thì không còn bình thường, tức là cách xa với đạo. Bởi do ta thường hay chấp cái giả là thật, nên không nhận ra cái chân, dù nó lúc nào cũng hiện hữu không bao giờ thiếu vắng. Vì cái thật thì trước sau như một, không hề thay đổi, còn những gì luôn biến chuyển sinh diệt thì dĩ nhiên là không thật.
Do đó, Thiền sư nói, “nếu suy nghĩ thì không đến với đạo được, vì tâm chẳng khác chi người đời”. Còn ta để tâm mờ mịt, không biết gì thì thuộc về vô ký, giống như vật vô tri, vô giác vậy, không còn biết gì nữa. Thế là cũng không thấy được đạo. Còn khi thấy đây phải, kia quấy thì không còn bình thường, tức là cách xa với đạo. Bởi do ta thường hay chấp cái giả là thật, nên không nhận ra cái chân, dù nó lúc nào cũng hiện hữu không bao giờ thiếu vắng. Vì cái thật thì trước sau như một, không hề thay đổi, còn những gì luôn biến chuyển sinh diệt thì dĩ nhiên là không thật.
Khi thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, thấy tức là biết, khi vui biết vui, khi buồn biết buồn, ta phải biết rõ ràng như vậy. Một hôm, tổ Huệ Khả sau thời gian nhận pháp an tâm, rồi đến trình Tổ sư:
Con đã dứt hết các duyên.
Coi chừng rơi vào không.
Không rơi được.
Làm sao con biết?
Con rõ ràng thường biết, nói không thể đến.
Đây là chỗ truyền của chư Phật, xin chớ có hoài nghi. Khi mắt thấy sự vật, xanh biết xanh, đỏ biết đỏ, sự vật như thế nào biết rõ như thế đó, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, cảnh vật xưa nay chẳng cột trói mọi người hay làm đau khổ cho ai cả. Bởi vì con người vọng động sinh ra thức tình mà muốn chiếm đoạt, giết hại lẫn nhau, nên tự chuốc lấy quả khổ đau, bất hạnh.
Từ chỗ chấp cái hiểu biết, suy tư, nghĩ tưởng là mình trong hiện tại, đó là cái nhân thúc đẩy con người dẫn đến thọ sinh trong đời sau, nên gọi là nghiệp nhân. Rồi từ nghiệp nhân đó, khi hội đủ nhân duyên, nơi nào thích ứng liền chiêu cảm đến, tạo ra đời sống mới qua hình dạng khác.
BIẾT MÀ CỐ PHẠM
Con người ra đời là do niệm ái dục, luyến mến nhau chiêu cảm, tạo ra một thứ ánh sáng, người bình thường không thể nhìn thấy được. Khi người cha đang giao hợp với người mẹ, tinh trùng của người cha (dương) và hòa hợp với noãn bào của người mẹ (âm) phát ra một thứ ánh sáng, nhà Phật gọi đó là lửa dục. Âm dương hiệp nhau, cộng với chu kỳ người mẹ thọ thai, hợp cùng sức mạnh của nghiệp ái đang chờ đầu thai, thúc đẩy thần thức đến cảm thọ để tái sinh.
Nếu duyên sinh ra người nam thì thần thức ấy sẽ thích thú với người mẹ; ngược lại, duyên sinh ra người nữ thì thần thức sẽ cảm thọ với người cha, tạo nên một kiếp sống mới với thiên hình vạn trạng.
Từ đó, chủng tử nghiệp nhân ngủ ngầm do chấp nhận tâm suy tư nghĩ tưởng là thật, tạo ra sự máy động liên tục, phát triển cho đến tuổi trưởng thành, dẫn đến sự yêu thương, hẹn hò, rồi đi đến hôn nhân, tiếp tục phát triển thêm nghiệp tình ái, tạo ra các thứ tình: tình cha con, mẹ con, tình chồng vợ, tình bằng hữu, tình gia tộc, tình xã hội và đủ các thứ tình cảm trong đời sống, nhà Phật gọi là “thất tình lục dục”, để rồi tạo ra không biết bao sợi tơ cột trói con người trong vòng lẩn quẩn của các thứ tình, nên gọi là “nghiệp tình ái”. Nó giống như con tằm nhả tơ quấn quanh thân mình, làm kén để bảo tồn sự sống, nhưng khi được kín đáo, trọn vẹn rồi lại bị người ta cho vào lò nước sôi để chịu chết; do đó, tạo thành thói quen, muôn đời muôn kiếp hễ sinh ra giống hữu tình thì đều bị “nghiệp tình ái” ham muốn thôi thúc.
Từ đó, chủng tử nghiệp nhân ngủ ngầm do chấp nhận tâm suy tư nghĩ tưởng là thật, tạo ra sự máy động liên tục, phát triển cho đến tuổi trưởng thành, dẫn đến sự yêu thương, hẹn hò, rồi đi đến hôn nhân, tiếp tục phát triển thêm nghiệp tình ái, tạo ra các thứ tình: tình cha con, mẹ con, tình chồng vợ, tình bằng hữu, tình gia tộc, tình xã hội và đủ các thứ tình cảm trong đời sống, nhà Phật gọi là “thất tình lục dục”, để rồi tạo ra không biết bao sợi tơ cột trói con người trong vòng lẩn quẩn của các thứ tình, nên gọi là “nghiệp tình ái”. Nó giống như con tằm nhả tơ quấn quanh thân mình, làm kén để bảo tồn sự sống, nhưng khi được kín đáo, trọn vẹn rồi lại bị người ta cho vào lò nước sôi để chịu chết; do đó, tạo thành thói quen, muôn đời muôn kiếp hễ sinh ra giống hữu tình thì đều bị “nghiệp tình ái” ham muốn thôi thúc.
Có người không đủ duyên kết thành chồng vợ chính thức, họ tự tìm kiếm,có thể là “tình một đêm”, tạo ra oan gia không có chồng mà có thai. Một câu chuyện có thật được đăng trên báo phụ nữ: Người con gái khoảng hai mươi bốn tuổi đang làm việc tại một khách sạn nọ, bỗng thấy một chàng thanh niên ăn mặc lịch sự, bảnh trai bước vào. Vừa nhìn thấy lần đầu tiên, trái tim cô gái nọ đã bị rung động trước sự hấp dẫn của chàng trai kia. Tiếng sét ái tình làm cho cô gái mất hết hồn vía. Thế rồi nhịp đập con tim thôi thúc, cô ta tìm cách làm quen với chàng trai nọ. Nhưng làm quen bằng cách nào đây? Cuối cùng, cô ta cũng tìm ra phương pháp hấp dẫn nhất để thu hút chàng thanh niên, cô ta giả vờ té, ngã người vào chàng trai ấy để hai người có dịp gặp gỡ. Và cũng trong đêm đó, hai người đã tạo ra “tình một đêm”, và nàng đã có mang dù chỉ một lần với người ấy. Sau này, cô ta đến tư vấn hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Cô nói, “tôi không thích có chồng, tôi chỉ thích có con”. Cái gì đã thôi thúc cô hành động như thế? Phải chăng là nghiệp tình ái, hay tiếng sét ái tình thúc đẩy?
Vì thế mà đức Phật nói, “nếu trên đời này có cái thứ hai giống như nghiệp tình ái, thì thế gian này không ai tu được, may mà chỉ có một thứ mà đã làm điêu đứng loài người”. Đó là câu chuyện về người nữ.
Còn người nam thì sao? Đến tuổi trưởng thành thì tâm sinh lý bắt đầu phát triển, cộng với sự tưởng tượng của khoái lạc qua phim ảnh, sách báo đã thôi thúc những người này tìm chỗ giải quyết dù chưa có vợ. Có người không đủ phương tiện tài chính, nên đã tự mình tạo ra khoái lạc. Có người vì quá đam mê ái tình sâu đậm, nên đã dẫn đến tình trạng hiếp dâm, cưỡng dâm, làm mất đi nhân tính của con người. Nhiều người vì vướng mắc vào nghiệp tình ái nên phải chịu khổ đau. Trong lòng quá thương nhớ nên trong tâm họ lúc nào cũng nghĩ đến người tình. Do đó, họ luôn đau khổ, có khi giống như một cái xác không hồn:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Họ thơ thẩn, thẫn thờ, sống không ra sống, chết chẳng ra chết. Đó gọi là một thứ tình, tình yêu đơn phương. Không có gì đau khổ bằng khi tình yêu đơn phương phát sinh trong lòng ta. Điều này cho thấy, đây là thói quen do ta huân tập nhiều đời, nhiều kiếp, cho nên không ai chỉ dạy mà ta vẫn biết.
Người đời thường nói, sắc đẹp không phải là biển lớn, nhưng nó có thể nhấn chìm biết bao người tài hoa, do đó mà nhiều người nói rằng, thà chịu khổ, hơn chịu lỗ, thà sống có lứa đôi, tuy bị trói buộc mọi thứ, nhưng người ta vẫn chấp nhận. Vì nghiệp tình ái có sức mạnh hấp dẫn, lôi cuốn, là nguyên nhân trói buộc biết bao con người. Vậy mà ai cũng ưa thích, đến khi bị khổ đau thì than thân, trách phận. Truyện Kiều phản ảnh tình trạng đó qua hai câu thơ:
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Đã gây nhân thì phải gặt quả, ta làm ta chịu, chứ đổ thừa cho ai. Người đời không bao giờ lo tránh cái nhân ác, đến khi gặp quả xấu thì đổ thừa tại, bị, thì, là …
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vì vậy, người thế gian khi hai trong một người, hoặc vợ hoặc chồng mất đi, họ liền tìm kiếm người khác thế vào chỗ trống đó để tâm tình. Sống một mình độc thân, tự do, tự tại không chịu, phải tìm kiếm người để tâm sự tình tứ, giống như “cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng mấy thở nào ra”.
Trở lại câu chuyện con chó có Phật tính không? Không! Vì sao? Vì bị nghiệp thức che đậy. Có mà cũng như không, vì ta mải mê chạy theo sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, ăn no, ngủ kỹ… nên đành cam chịu khổ đau. Đó là trường hợp thứ nhất. Còn trường hợp thứ hai thì sao? Con chó có Phật tính hay không? Có! Nếu có, tại sao nó chui vô đãy da lông lá lù xù? “Vì biết mà cố phạm”. Chúng ta nghe thật là lạ lùng.
Ai cũng tỏ ra là mình thông minh, mình sáng suốt, tôi làm cái này, tôi làm cái kia, nếu người có ý thức một chút, biết làm thế nào là phải, thế nào là trái. Tuy hiểu biết như vậy, nhưng mấy ai bỏ được thói quen xấu của mình. Do vậy mà Thiền sư nói “vì biết mà cố phạm”. Muốn vượt qua hai trạng thái có và không trong câu chuyện trên, ta phải biết áp dụng lời Phật dạy để chuyển hóa dần dần những si mê sai lầm của con người bằng cách:
1. Thường xuyên đọc tụng kinh điển Phật giáo.
2. Tin lời đức Phật nói ra có tác dụng chuyển hóa khổ đau cho con người, sự ra đời của đạo Phật vì con người.
3. Sám hối làm lại cuộc đời.
4. Tập làm phước, bố thí cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ hay nâng đỡ.
5. Ứng dụng các pháp tu niệm Phật, quán tưởng, ngồi thiền, quán hơi thở, quán duyên sinh…
ĐỌC KINH HAY NGHE PHÁP CÓ LỢI ÍCH GÌ?
Tại sao ta phải đọc tụng kinh điển? Có nhiều người thường xuyên đi chùa, tụng kinh đều đặn, họ cho rằng tụng kinh để được thông minh. Như vậy có đúng không?
Trước hết, ta cần tìm hiểu kinh là gì? Kinh là sách ghi lại những lời Phật dạy về giáo dục và đạo đức, là phương cách tu tập để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, nhằm giúp cho con người vượt qua cạm bẫy của cuộc đời. Tụng kinh là đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy để hiểu đúng chính xác điều tốt, điều xấu, hướng về những việc lợi ích cho con người mà thực hành. Ta nên áp dụng những điều Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, nhằm đem lại an vui, lợi lạc cho mình và cho tất cả mọi người trong xã hội.
Tụng kinh là cơ hội tốt nhất để ta học hỏi, tư duy, quán chiếu, soi xét lại chính mình. Nhờ tư duy, quán chiếu mà thấy được rõ ràng chỗ si mê chấp ngã. Do ta thấy bản ngã là trên hết, không thấy được lẽ thật, nên hành động, nói năng không đúng chính pháp, gây đau khổ cho người.
Nếu ta thường xuyên áp dụng lời Phật dạy thì dần dần trở nên sáng suốt, thấy rõ ràng các việc đúng, sai trong cuộc đời, thấu rõ mọi hiện tượng, sự vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Cái này có thì cái kia có, cái kia không thì cái này không.
Khi hiểu được như vậy, ta sẽ bớt si mê, tham lam quá đáng, không còn bi quan yếm thế, chán đời, luôn sống với tinh thần đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ với tinh thần vô ngã, vị tha.
Tóm lại, mục đích của việc đọc tụng kinh Phật không phải để trả bài, tính điểm với Phật, mà mục đích là để nâng cao trình độ nhận thức, thấy biết rõ ràng, chính xác cái nào là thật, cái nào là giả, cái nào là tốt, cái nào là xấu, để rồi ta sẽ biết tìm cách ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày mà sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.
Tụng kinh là để thường xuyên trau dồi ba nghiệp thân-miệng-ý hằng thanh tịnh, sáng suốt để được an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Tụng kinh để được thấm nhuần lời Phật dạy, là phương pháp hành trì có lợi ích thiết thực, giúp cho người đọc tụng thấu hiểu rõ ràng thực tướng của vạn vật, để mỗi ngày chúng ta gội rửa thân tâm thêm trong sạch từ thân-miệng-ý.
Tụng kinh không phải để cầu khẩn, van xin đức Phật giúp cho mình được tai qua nạn khỏi, gia đình mạnh khỏe, làm ăn được nhiều tiền của. Tụng kinh không phải là sự mua bán, trao đổi để được dồi dào, hạnh phúc.
Tụng kinh là cơ hội để ta trau dồi ba nghiệp thân-miệng-ý hằng thanh tịnh, sáng suốt, nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc. Có một câu chuyện nhờ tụng kinh mà thoát khổ:
Tại làng nọ, có một người chết đã gần bảy ngày rồi, nhưng nơi ngực vẫn còn ấm, xác không có dấu hiệu hủy hoại, thối rửa, nên người nhà không tẩn liệm. Đến một đêm, người đó bỗng nhiên sống lại và kể cho người nhà nghe rằng, …
Lúc đang nằm ngủ thấy thần thức thoát ra khỏi thân, bay đến một dinh thự thật nguy nga, đồ sộ. Trong sân vườn của dinh thự có rất nhiều người với đủ mọi hình dạng. Khi vừa đến nơi, có hai người liền xông tới kéo tay tôi dắt vào dinh phủ, gặp một người tướng mạo uy nghi, to lớn ngồi giữa bệ rồng. Hai người hầu cận liền bắt tôi quỳ xuống để diện kiến vua Rồng, vua hỏi,
Nhà ngươi ở nhân gian làm nghề gì? Có làm điều gì phước thiện không?
Tôi liền trả lời,
Mỗi khi chùa làng có giảng kinh pháp, tôi luôn tạo điều kiện hỗ trợ và bố thí vật thực để giúp đỡ mọi người.
Vua rồng hỏi tiếp,
Ngoài việc đó ra, hàng ngày ngươi còn làm việc gì nữa không?
Dạ bẩm ngài, con tụng kinh hai quyển mỗi ngày.
Vậy ngươi tụng kinh cho ta nghe thử xem.
Tôi liền tụng vanh vách bản kinh Pháp Hoa, vua Rồng chăm chú nghe tôi tụng một lúc, rồi phán rằng,
Nhờ phước đức tụng kinh và bố thí vật thực, thay vì ngươi phải chịu quả báo chết khổ, nay ta cho ngươi được trở về dương thế để tiếp tục sống mà giúp người, cứu vật.
Lúc đó, tôi liền niệm câu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát, nên thần thức trở lại về nhà. Thấy họ hàng thân thuộc đang khóc lóc và chuẩn bị lo tẩn liệm, thần thức của tôi liền nhập vào thân xác, nên sống lại kể cho mọi người nghe. Từ đó, họ hàng thân thuộc cùng gia đình tôi luôn tín tâm Tam Bảo, hay làm những điều phước thiện, và hàng ngày trì tụng kinh và niệm Bồ-tát Quán Thế Âm.
Câu chuyện trên đã cho ta một bài học quý giá và lợi ích của đọc tụng lời Phật dạy qua kinh điển Phật giáo. Kinh Pháp Hoa nói cho đủ là kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Pháp ở đây tức là lời dạy của đức Phật, chữ Diệu là sâu kín, nhiệm mầu, vi diệu, không thể nào dùng bút mực diễn tả cho hết ý nghĩa của nó. Liên hoa tức là hoa sen, những lời Phật nói giống như hoa sen mọc lên từ bùn mà không bị bùn lầy làm ô uế.
Thực tế cốt chuyện đã cho ta thấy, khi người sống được với tâm chân thật của chính mình thì được tự do, tự tại, tùy duyên giáo hóa, cứu độ chúng sinh, không còn bị ngăn ngại. Đó là người đã sống được với kinh Pháp Hoa, còn ta là người phàm, mắt thịt, chưa thông suốt được đạo lý làm người, cho nên cần phải đọc những lời dạy của chư Phật để mỗi ngày sống làm sao cho có ý nghĩa và giá trị vì lợi ích của mọi người.
Chỉ đọc tụng kinh suông cũng đã lợi ích, huống hồ là áp dụng vào trong đời sống hằng ngày thì khổ đau sẽ không có mặt, hạnh phúc sẽ đến với mọi người. Tụng kinh để ba nghiệp thân-khẩu-ý hằng thanh tịnh, luôn phát triển hạnh lành vì lợi ích tha nhân, lợi ích cho số đông, đó là bản hoài của chư Phật.
Muốn được như vậy, khi tụng kinh, quý phật tử phải chí thành, chí kính, tập trung cao độ hướng về nội dung, khắc cốt ghi tâm lời dạy của chư Phật, ứng dụng trong mọi hoàn cảnh sống của cuộc đời để nhổ sạch gốc rễ si mê, sân hận, tham lam, ích kỷ, bỏn xẻn.
Muốn được như vậy, khi tụng kinh, quý phật tử phải chí thành, chí kính, tập trung cao độ hướng về nội dung, khắc cốt ghi tâm lời dạy của chư Phật, ứng dụng trong mọi hoàn cảnh sống của cuộc đời để nhổ sạch gốc rễ si mê, sân hận, tham lam, ích kỷ, bỏn xẻn.
Tụng kinh như thế cũng là một pháp môn hành trì tối hậu, tùy bệnh cho thuốc, thuốc hay thì bệnh lành, tùy theo khả năng của mỗi người mà ta chọn lựa phương pháp thích hợp để chuyển hóa khổ đau thành an lạc.
Tụng kinh có nhiều lợi ích thiết thực như thế, nên đức Phật đã tu bằng kinh nghiệm xương máu của chính mình, rồi truyền đạt lại cho ta. Cho nên, người con Phật phải kiên trì tụng kinh, niệm lời Phật dạy.
Còn nữa...
Phong Trần Cuồng Nhân
Còn nữa...
Phong Trần Cuồng Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét