Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp của Bồ tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh. Đứng về mặt bản thân và gia đình thì Tứ Nhiếp Pháp là một tâm lý học thực tiễn đem lại hạnh phúc cho gia đình, xa hơn nữa là cho xóm giềng, xã hội đều đạt đến thân thiện.
1. Bố thí pháp:có 2 cách
a. Tài thí:
Tùy theo đối tượng có nhu cầu về vật chất, rồi cũng tùy theo khả năng của mình để giúp đỡ; trong giúp đỡ (bố thí) mình phải có trí tuệ nhận định (Bố thí Ba-La-Mật) xem của kia đưa ra họ sử dụng đúng hay sai. (Ví dụ họ nhu cầu có số tiền để đánh bài, trả nợ, đá gà, mà mình giúp đỡ (bố thí) là bố thí ngu si).
b. Pháp thí:
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Đem lời dạy đúng chính pháp khuyên nhủ, an ủi, hướng dẫn cho họ ý thức quay về với chính pháp, hoặc khi họ bị ưu sầu, khổ đau về tinh thần.
Tóm lại: Phần bố thí này, khi ứng dụng cho gia đình (chồng, vợ hoặc con cái) nếu có nhu cầu vật chất đúng pháp ta nên theo khả năng mà giúp đỡ (tài thí) nếu thấy không đúng pháp ta dùng lời giải thích hết sức chí lý cho đối phương nhận biết (pháp thí). Trong lời nói để giải thích cần yếu pháp thứ 2 sau đây.
2. Ái ngữ pháp
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Lời nói thân ái, dịu dàng, thích hợp với tâm lý đối phương. Ngược lại là lời thô bạo, nói thẳng dễ gây sốc làm đối phương trào dâng tự ái, mặc cảm, sức mẻ cảm tình, tổn thương lòng tự trọng của họ. Biết rằng: Chính nhân quân tử phải ăn ngay, nói thẳng, nhưng bao giờ chính nhân quân tử ấy, cuộc đời vẫn sống trong cô độc không độ ai được cả, có chăng chỉ một số ít mà thôi. Còn Bồ tát hay gọi là người khôn khéo người ta dùng lời nói hiền hòa dịu ngọt (chú ý không phải nói nịnh, nói vuốt) để cải thiện tâm tính của đối phương.
Ở đây, đứng góc độ gia đình, chồng vợ con cái, phải ứng dụng pháp ái ngữ này, thì gia đình đó chắc chắn không xào xáo, không xung đột, không đổ vỡ hạnh phúc, mà mỗi ngày thêm thắt chặt mối tương thân tương kính.
Tóm lại:“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Dùng Ái ngữ này trong việc bố thí nêu trên từ từ sẽ cải hóa nhu cầu vật chất (gọi là bất chính). Gọi là bố thí Ba-La-Mật (Ba-La-Mật dịch là trí huệ).
3. Lợi hành pháp
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Hành động luôn luôn phải chân chính từ lời nói, ý nghĩ, việc làm, để gương mẫu, mực thước lợi lạc cho chúng sinh. Về phương diện gia đình, mỗi thành viên trong gia đình phải tự kiềm chế, thúc liễm vợ chồng cư xử với nhau, cư xử xuống con cái, rồi con cái cư xử lên trên, chị em v.v...tất cả bao giờ phải hành động, lời nói và ý nghĩ đều phải làm tiêu biểu, làm điểm tựa cho nhau áp dụng pháp lợi hành, chắc chắn gia đình sẽ êm ấm, trật tự, thứ lớp và hạnh phúc. Đồng thời cũng là mô phạm cho những gia đình lân cận, xã hội, Quốc gia...đem lại lợi ích, văn minh, tiến bộ chung.
4. Đồng sự pháp
Là tùy thuận phương tiện, tùy chuyển phương tiện, đồng lợi, đồng hành và tùy hỷ, gần gũi chúng sinh, cùng khổ cùng vui với họ, hàm thuận chúng sinh để thuyết giáo hóa độ. Đồng sự này là một tâm lý phù hợp, dễ dung hòa, dễ chuyển hóa họ nhất.
Về phương diện gia đình nếu cùng cộng sự với nhau, mọi sinh hoạt rất dễ thông cảm. Ví dụ: Công việc chồng làm không kịp, vợ nhào vô theo khả năng của mình, cùng đóng góp. Ngược lại, công việc của vợ làm không kịp, chồng cũng chung sức cộng sự, dù lặt cọng rau, rửa cái chén, chung quy trong một gia đình từ trên xuống dưới đều có tinh thần đồng sự hòa hợp thì rất vui vẽ. Hơn thế nữa, việc làm của chồng, vợ, con cái ta phải tùy hỷ tán trợ, trước khi tùy hỷ tán trợ ta nên cùng suy nghĩ việc làm ấy đúng hay sai và có đem lại lợi ích và thiết thực hiệu quả hay không? Nếu sau suy nghĩ nhận định đúng rồi, thì ta nên tán trợ, khích lệ. Không nên chống đối quá vội vàng thiếu suy nghĩ. (Ví dụ: Chồng mới phát nét vẽ bức tranh, vợ ào vô nói bừa: bức họa nầy xấu quá trời, vẽ chi cho tốn công. Thì người chồng lúc đó chắc chắn phải nổi tự ái và khùng lên ngay.
Về phương diện gia đình nếu cùng cộng sự với nhau, mọi sinh hoạt rất dễ thông cảm. Ví dụ: Công việc chồng làm không kịp, vợ nhào vô theo khả năng của mình, cùng đóng góp. Ngược lại, công việc của vợ làm không kịp, chồng cũng chung sức cộng sự, dù lặt cọng rau, rửa cái chén, chung quy trong một gia đình từ trên xuống dưới đều có tinh thần đồng sự hòa hợp thì rất vui vẽ. Hơn thế nữa, việc làm của chồng, vợ, con cái ta phải tùy hỷ tán trợ, trước khi tùy hỷ tán trợ ta nên cùng suy nghĩ việc làm ấy đúng hay sai và có đem lại lợi ích và thiết thực hiệu quả hay không? Nếu sau suy nghĩ nhận định đúng rồi, thì ta nên tán trợ, khích lệ. Không nên chống đối quá vội vàng thiếu suy nghĩ. (Ví dụ: Chồng mới phát nét vẽ bức tranh, vợ ào vô nói bừa: bức họa nầy xấu quá trời, vẽ chi cho tốn công. Thì người chồng lúc đó chắc chắn phải nổi tự ái và khùng lên ngay.
Tóm lại:Nghĩa đồng sự phải có trí tuệ, để chung làm, hoặc góp ý v.v... trong 4 Nhiếp Pháp trên: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự là căn bản đem lại sự thành công - là tâm lý thu phục nhân tâm, là chính trị tinh tế để lãnh đạo dẫn dắt mọi người, là nền tảng xây dựng hạnh phúc cho gia đình, xã hội.
Thích Nhật Quang
(Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét