. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

ĐẠO PHẬT ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?


Sau khi Phật Niết-bàn, ngài Ma-ha Ca-diếp (Maha-kôsyapa) thay Phật thống suất Tăng chúng, họp cả thảy 500 vị đệ tử Phật, ở thành Vương-xá (Rajagrika) giảng tụng lại đạo lý của Phật đã dạy. Đồng thời ở chỗ khác cũng có ngài Ba-sư-ca (Câspa) chiêu tập hàng vạn Tăng chúng kiết tập Pháp tạng. Nhơn đó trong Phật giáo bắt đầu chia làm hai phái Thượng tọa và Đại chúng.

Rồi lần hồi đến kỳ kiết tập thứ hai (sau Phật Niết-bàn hơn 100 năm), kỳ kiết tập thứ ba (sau Phật Niết-bàn hơn 200 năm), và kỳ kiết tập thứ tư (sau Phật Niết-bàn chừng 600 năm); qua các kỳ kiết tập ấy lần lượt lại chia thành 20 bộ phái; tuy có chia ra nhiều bộ phái như vậy, mà vẫn tôn thờ một giáo chủ: Phật Thích-ca, và giáo lý đều nương vào lời Ngài dạy từ trước làm thánh điển.
Trong bốn kỳ kiết tập kể trên, hai kỳ đầu chỉ nhóm chúng lại rồi các vị Thượng tọa lên đàn giảng tụng lại những lời Phật dạy cho nhớ thôi, mãi đến hai kỳ kiết tập sau mới có biên chép thành kinh điển. Kết quả thành hai lối văn : văn Phạn và văn Pali. Phật giáo nhờ đó truyền bá hầu khắp toàn cõi Ấn Độ, cho đến ngày nay đã thành thế giới hóa.
Gần đây các học giả âu Châu nghiên cứu Phật giáo, lấy nước Ấn Độ làm trung tâm, đem Phật giáo chia làm Nam phương Phật giáo và Bắc phương Phật giáo. Như hiện nay Phật giáo truyền ớ Tích Lan (Ceylan), Miến Điện, Xiêm La, Lào, Cao Mên, v.v. . . gọi là Nam phương Phật giáo Phật giáo truyền ở Népal, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bổn, v.v. . . và cả đến Việt Nam ta gọi là Bắc phương Phật giáo. Sở dĩ gọi Nam phương và Bắc phương chỉ là sự phân chia về địa lý, chớ không phải nói về Đại thừa, Tiểu thừa; chẳng qua có thể nói Bắc truyền Phật giáo phần nhiều thuộc về phát triển Phật giáo ; Nam truyền Phật giáo so lại gần với nguyên thỉ Phật giáo.
Nam phương Phật giáo theo kinh điển văn Pali ; Bắc phương Phật giáo theo kinh điển văn Phạn.
*
Kể từ khi Phật giáo chia thành bộ phái rồi thì mỗi bên chấp mỗi kiến giải khác nhau, tranh nhau nghị luận thật đã ráo riết, khiến trên lịch sử Phật giáo Ấn Độ, về khoảng trước thế kỷ thứ nhất, thứ hai Đại thừa Phật giáo cơ hồ không còn lưu hành nữa. Mãi đến đầu thế kỷ, ở Bắc ấn Độ có ngài Mã Minh ra đời, làm luận Đại thừa khởi tín, cùng nhờ sức ủng hộ của vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniska), ngài hết sức tuyên bố phục hưng giáo lý Đại thừa, từ đó Đại thừa lần thạnh.
Sau đó 100 năm, lại có ngài Long Thọ nối tiếp ra đời, làm luận Trung quán, luận Thập nhị, luận Trí độ v.v… làm Khai tổ về Đại thừa Không tôn và cả Chơn ngôn tôn nữa. Đại thừa Phật giáo nhơn đó càng được phát dương lên mãi.
Nối nghiệp ngài Long Thọ, có hai vị đệ tử là Long Trí và Đề Bà, cả hai ngài cùng làm luận giảng đạo phá dẹp ngoại đạo, Tiểu thừa, hoằng dương Đại thừa (Phật giáo truyền vào ta lúc này).
Đương thời ở Bắc Ấn Độ, Tiểu thừa giáo vẫn còn thạnh hành; có ngài Ha-lê-bạt-ma (Hari-mamlan) chiết trung học lý của các bộ phái, làm ra luận Thành thật, phát huy đạo lý về Nhơn không, Pháp không, rất có ý tổng hợp cả Đại thừa và Tiểu thừa trong đó. Tiểu thừa Phật giáo ở Ấn Độ đến đây có thể bảo là chung kết.
Đến sau khi Phật Niết-bàn hơn 900 năm, có ngài Vô Trước sanh ở Bắc Ấn Độ, sau đến Trung Ấn, đề xướng giáo nghĩa Đại thừa Duy thức. Có em là ngài Thế Thân nguyên trước vốn người theo học Tiểu thừa, có làm luận Cu-xá, sau theo anh học Đại thừa, rồi cả hai ngài đều cực lực phát dương giáo nghĩa Đại thừa Duy thức.
Vào khoảng 1000 năm sau khi Phật Niết-bàn là thời kỳ Phật giáo Ấn Độ phát triển đến chỗ rực rỡ, có nhiều bậc Đại đức, nhiều vị luận sư ra đời, tuyên truyền giáo lý.
Nhưng đến sau khi Phật Niết-bàn khoảng 2000 năm, đạo Bà-la-môn được cơ phục hưng, họ hết sức bài xích Phật giáo. Lại có Hồi giáo ở Thổ-nhĩ-kỳ (Turquie) xâm nhập Ấn Độ, dùng thủ đoạn khốc liệt, gia hại Phật giáo, đập tháp phá chùa, hủy diệt chánh pháp. Vì thế Phật giáo phải bị suy diệt, hầu đến tuyệt tích! Các nhà viết sử Phật giáo Ấn Độ chấm dấu ngay từ đó.
Nhưng đến thế kỷ 19, nước Anh xâm lăng Ấn Độ đồng thời với văn hóa nước ấy, người Âu châu họ rất để tâm nghiên cứu, ngày thảy tiến tới. Nên với giá trị phổ biến của Phật giáo, họ đã nhận thức một cách đặc biệt và xôn xao khen ngợi. Khi đó, người Ấn Độ cũng bắt đầu kinh ngạc, nhìn cái văn hóa nước mình, mới lên tiếng kêu gào : Phục hưng Phật giáo.
Rayendrachilala tiên sanh là một học giả Phật giáo đầu tiên, xuất hiện giữa phong trào nghiên cứu văn hóa ấn Độ của người Âu Tây. Người căn cứ vào 144 loại kinh về Phạn bản ở Népal, làm ra quyển “Népal Phật giáo Phạn bổn” (Thelitasanskrit Buddhist Lilterature of Népal). Năm 1888 lại có cho xuất bản quyển “Tiểu phẩm Bát-nhã”. Đối với sự nghiên cứu Phật giáo người rất là có công.
Năm 1893 có Sarat Chandrodas tiên sanh lại đề xướng lên hội “Nghiên cứu thánh điển Phật giáo Ấn Độ và nhân loại học thuật”. Khi ấy lại càng kích thích người Ấn Độ đối với cơ vận nghiên cứu Phật giáo.
Đại Bồ-đề hội là một đoàn thể rất có thế lực trong công cuộc vận động phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ hiện thời. Sáng lập vào năm 1891, chi bộ đều có đặt ở các chỗ như là Nữu-ước, Luân Đôn v.v. . . Sự bố giáo hầu khắp Âu Mỹ. Rồi đến toàn Tích Lan Phật giáo đại hội (1918), toàn Ấn Độ Phật giáo đại hội (1928), trước sau thành lập, đều xây dựng trên một mục đích “Chấn hưng Phật giáo”.
SƯU TẦM TỪ TRANG THƯ VIỆN PHẬT GIÁO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét