Ý NGHĨA 2 : TỨ TRỌNG ÂN
1- Ân Cha Mẹ : Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật . Hiếu
kính Cha Mẹ là bổn phận người con, Cha Mẹ là người sinh ra mình, nuôi dưỡng
mình nên mình phải cung kính báo ơn, đây là công đức lớn được sánh ngang với
trời Phạm thiên. Công đức của những người con hiếu thuận với Cha Mẹ thật vô
lượng vô biên, nhất là lúc Cha Mẹ khi tuổi về già. Chúng ta phải chăm nom săn
sóc. Đạo hiếu là truyền thống lâu đời của văn hóa Á Đông. Phải ý thức được rằng
Cha Mẹ tại tiền như Phật tại thế, thờ kính cha mẹ là thờ kính Phật. Cha Mẹ
mình, mà mình không tôn kính, không nhớ ơn thì có lẽ không còn ai để mình tôn
kính và nhớ ơn trên cuộc đời này.
2 – Ân Tam Bảo Sư
trưởng : Tam bảo là ba ngôi báu Phật-Pháp –Tăng
Nhờ qui y tam bảo Phật –Pháp Tăng mà chúng ta được tăng trưởng lòng từ,biết yêu thương và cảm thông mọi người, biết lắng nghe thấu hiểu, sống trong sự hỷ xả thanh cao thiện lành, thấy được chơn ngụy quấy ác. Để chúng ta trau dồi tâm tánh mà sống có đạo hạnh gần gũi thân thiện với tha nhân. Sư trưởng là những vị thầy cô đã dạy dỗ mình, khai mở cho mình học hành có trí tuệ hiểu biết từ lúc ngây thơ đến lúc trưởng thành.
Trong đời sống của chúng ta, ngoài Cha Mẹ thì những người thân thuộc là những mối quan hệ phát triển được đời sống đạo đức của mình. Hơn ai hết Thầy Cô là bậc giáo dưỡng cho ta nhân cách sống, để chúng ta có được trí tuệ, nhận diện sự phong phú sâu sắc trong nghề nghiệp, trao đổi phát triển trong cộng đồng xã hội.
Nhờ qui y tam bảo Phật –Pháp Tăng mà chúng ta được tăng trưởng lòng từ,biết yêu thương và cảm thông mọi người, biết lắng nghe thấu hiểu, sống trong sự hỷ xả thanh cao thiện lành, thấy được chơn ngụy quấy ác. Để chúng ta trau dồi tâm tánh mà sống có đạo hạnh gần gũi thân thiện với tha nhân. Sư trưởng là những vị thầy cô đã dạy dỗ mình, khai mở cho mình học hành có trí tuệ hiểu biết từ lúc ngây thơ đến lúc trưởng thành.
Trong đời sống của chúng ta, ngoài Cha Mẹ thì những người thân thuộc là những mối quan hệ phát triển được đời sống đạo đức của mình. Hơn ai hết Thầy Cô là bậc giáo dưỡng cho ta nhân cách sống, để chúng ta có được trí tuệ, nhận diện sự phong phú sâu sắc trong nghề nghiệp, trao đổi phát triển trong cộng đồng xã hội.
3-Ân quốc gia xã hội : Quê hương là ý niệm và trách nhiệm của dân tộc nói
chung của từng người nói riêng. Ý thức được Đất nước là trách nhiệm của mỗi người
chúng ta đối với những người đang bảo vệ hòa bình cho nhân dân bá tánh được an
cư làm ăn cơm no áo ấm.
Ân quê hương đất nước là ân những nhà lãnh đạo chức trách giữ gìn bảo vệ xã hội đồng thời phát triển xã hội đất nước ngày càng hưng thịnh.
Ân quê hương đất nước là ân những nhà lãnh đạo chức trách giữ gìn bảo vệ xã hội đồng thời phát triển xã hội đất nước ngày càng hưng thịnh.
4- Ân chúng sanh vạn
loại : là
ân vạn loại chúng sinh, đây là sự
tương hỗ cho nhau rất cần thiết.Cuộc sống này không phải chỉ có một mình ta đơn
điệu, tất cả như là một chuỗi móc xích với nhau, kẻ cho qua người cho lại mà
tạo nên sự thăng bằng cuộc sống. Từ loài người cho đến thiên nhiên, cỏ cây hoa
lá đất trời muôn vật. Bởi vậy không có một giây phút nào mà chúng ta không thọ
nhận
Ân đức của tha nhân, tuy rằng trên trái đất có nhiều dân tộc khác nhau về màu da sắc áo, nhưng cũng cùng một chủng loại sống trên thế gian này.
Ân đức của tha nhân, tuy rằng trên trái đất có nhiều dân tộc khác nhau về màu da sắc áo, nhưng cũng cùng một chủng loại sống trên thế gian này.
o0o
Báo đáp Tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất, trọng đại
nhất của đời người mà bất cứ ai cũng không thể nguôi quên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét