. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

HÀNH ĐỘNG Ý NGHĨA TRONG MÙA VU LAN : ĐI CHÙA LỄ PHẬT





Quỳ lạy đúng tư thế, trang nghiêm



Gia đình nhạc sĩ Minh Khang và người mẫu , MC Thúy Hạnh : mỗi người chỉ thắp 1 cây nhang
         
1.    Thời gian :

      Đi Chùa thì không nên vội vã, cập rập. Đến Chùa ta nên để tâm trí vào việc đi chùa, không nên lo nghĩ việc khác.
      Nếu đến Chùa vào lúc Chùa đang làm lễ, đọc kinh thì ta không nên đi vào Chánh điện và nơi đang làm lễ. Hãy chờ xong lễ rồi mới vào. Nếu không thể chờ đợi được vì có việc phải đi ngay thì ta đứng ở bên ngoài chắp tay xá Phật, Bồ Tát,… cũng được. Tuyệt đối không nên vào nơi đang làm lễ vì sẽ ảnh hưởng hoạt động của buổi lễ vốn luôn trang trọng.

2.    Trang phục :


       Đi chùa chứ không phải đi chơi, biểu diễn thời trang thì mặc đơn giản chứ không nên mặc lộng lẫy, rực rỡ, lòe loẹt, cầu kỳ. Nên mặc quần dài, áo có tay, cổ kín đáo, màu sắc nhẹ nhàng, không rực rỡ, không lòe loẹt. 
Phụ nữ không nên mặc váy( đầm ) dù là váy dài khi đến Chùa. 
Đàn ông cũng không mặc quần sọt hoặc áo ba lỗ khi vào Chùa.
       Đầu tóc gọn gàng, không xõa lòa xòa.


3.    Thắp nhang ( hương )

        Chỉ thắp mỗi lư hương 1 cây nhang, không thắp nhiều tạo ra khói nhiều làm nám tượng Phật, Bồ Tát,…và không khí trong Chùa ngột ngạt, cay mắt ảnh hưởng sức khỏe mọi người. Nhưng tốt nhất đi Chùa ngày Lễ, Tết Chùa luôn đông nghẹt người thì ta không nên thắp nhang, nếu ít người thắp nhang thì Chùa chắc chắn sẽ thoáng mát, sạch sẽ hơn. Với lại là khi ai cũng thắp nhang chật hết lư hương, khói mù mịt khiến phải có người làm công quả trong Chùa phải dọn, bỏ bớt nhang đang cháy kia đi.
          Đi Chùa không thắp nhang mới tốt ( Phật không bảo ta phải thắp nhang cho Phật đâu nhé )

4.    Lễ , Lạy Phật, Bồ Tát,…. :


Tâm trí lúc đó chỉ nghĩ đến Phật, Bồ Tát,… không nghĩ chuyện khác.
Gửi xe xong, vào đến sân chùa thì ta đứng lại, hướng mặt về nhà lớn, có chánh điện, chắp ta lễ Phật 3 cái. Nếu Chùa có Tháp thì ta tiếp tục lễ tháp ( tháp chùa tượng trưng cho trí tuệ khai thông, là nơi thờ cốt các Vị Tăng Ni, có phòng đọc sách,…có nơi thờ xá lợi Phật nữa). Sau đó, ta lễ lạy tượng Phật, Bồ Tát,… ở trong sân. Sau đó mới đi vào trong nhà khác, vào Chánh điện.
Xá 3 cái, lạy 3 cái ( hoặc hơn ) nhẹ nhàng. 





2 bàn tay chắp lại ở giữa trước ngực, các ngón tay khép kín, đầu và lưng cúi theo tay. Khi cúi xuống lạy thì đầu ( phía trên trán) + 2 cánh tay, 2 bàn tay + 2 đầu gối, 2 cẳng chân, 2 mu bàn chân đều chạm đất. Lạy nhẹ nhàng, từ từ. Không lạy vội vàng, qua quýt,  nhanh lẹ cho có.

          Kết quả hình ảnh cho lạy phật ngũ thể đầu địa

( Nên mặc quần lưng thun hoặc quần có lưng hơi rộng để dễ cúi sát người xuống khi lạy )

Cách lạy Phật theo phái Bắc Tông : xá 1 cái rồi quỳ xuống lạy 1 cái, tiếp tục lần 2 như thế, lần 3 cũng như thế.
Cách lạy Phật theo phái Khất sĩ: xá 3 cái rồi quỳ xuống lạy 3 cái, rồi đứng lên xá 3 cái 
Khi lễ, lạy Phật thì ta phải nhìn mọi người xung quanh mình để xem khi mình lễ, lạy có ảnh hưởng người bên cạnh, trước mặt, sau lưng hay không.
Khi ra về, ta cũng xá Tượng Phật, Bồ Tát,... và tháp xong rồi mới đi ra khỏi cổng Chùa.

5.    Khấn vái gì khi lễ lạy Phật :

       Cầu nguyện là cầu mong cho mình hoặc tất cả mọi người làm được, đạt được điều tốt đẹp, hợp với Đạo lý, với lẽ vô thường. 
       Người học Phật tại gia chân chánh thì thường là cầu nguyện cho mình làm được những việc khó khăn vì lợi ích cho người khác, cầu Phật gia bị cho mình tu hành tinh tấn, tăng thêm trí tuệ để hiểu biết đúng về Đạo Phật, giúp đỡ người khác cùng tu theo Phật.

6.    Cúng dường:

       Trong Chùa có các thùng ( hòm ) Công Đức, có nơi gọi là Phước Điền,… ta có thể cho tiền vào đó để  cúng cho Chùa để Chùa trang trải các chi phí trong sinh hoạt tu hành, sửa chữa, nâng cấp chùa, làm từ thiện, tổ chức các ngày lễ, phục vụ người đi Chùa,…
        Khi ta làm việc đó thì Tâm ta biết sẻ chia, biết “ Cho đi” với ý nghỉa Tâm linh.
        Khi ta cúng với lòng thành, không cầu xin gì cho ta thì Tâm của chính ta được mở ra lòng Từ bi rồi đó.
        Nếu ta Cúng dường mà miệng cầu khấn Phật, Bồ tát phù hộ cho ta được khỏe mạnh, học giỏi, thi đậu, thăng quan, tiến chức, giàu có, may mắn, lấy vợ, lấy chồng, hạnh phúc,… thì khó cho Phật, Bồ Tát quá vì Các Ngài không thể làm được điều đó đâu.

7.    Thái độ, cách cư xử khi vào Chùa:

       Chào hỏi các vị Sư, Thầy, Cô trong Chùa ( Chắp 2 bàn tay, cúi đầu và nói “ A Di Đà Phật” ).
      Thái độ vui vẻ, từ tốn, lời nói nhẹ nhàng với tất cả mọi người trong Chùa kể cả với những người cũng đi chùa như mình.
      Để guốc, dép, giày ngay ngắn, không nên để lộn xộn, không lùa giày, dép, guốc của người khác qua một bên hoặc để lung tung rồi cho giày, guốc dep của mình vào chỗ thuận tiện.
      Đi nhẹ nhàng, tránh đi guốc, dép loẹt khoẹt gây tiếng động, lên xuống cầu thang không nên đi mạnh gây tiếng động.

NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM KHI ĐẾN CHÙA:

·       Phụ nữ mặc váy, quần shot, quần lửng hoặc áo hở nách, ngực, bụng, áo mỏng, đàn ông mặc áo ba lỗ hoặc quần sọt dù chỉ ngắn đến đầu gối hay cẳng chân cũng không nên.
·       Phụ nữ trang điểm phấn son lòe loẹt, xức nước hoa.
·       Nói to, la hét, cãi cọ, chửi rủa người khác.
·       Nói xấu người khác, nói chuyện ngoài đời,…
·       Chạy nhảy, rượt đuổi nhau.
·       Vứt rác, khạc nhổ, tiểu tiện bừa bãi.
·       Tranh giành chỗ ngồi, đồ vật, thức ăn,….
·       Làm phiền lòng, ảnh hưởng người khác.
·       Mua bán trong Chùa.
·       Hái hoa, bẻ lá cành.
·       Lấy cắp, lấy trộm bất cứ đồ trong Chùa, bất cứ là của ai.
·       Lấy hoa, quả trên bàn thờ cúng mà không xin phép các Sư, Thầy, Cô trong chùa.
·       Làm đỗ vỡ, hư hại, mất đồ trong Chùa.
·       Lễ Lạy Phật, Bồ Tát,… không trang nghiêm.
·       Thắp nhiều cây nhang .
·       Phóng sanh ( mua chim, cá trong hoặc ngoài  Chùa) rồi thả. Như thế là sát sanh chứ không phải phóng sanh.

SƯU TẦM


KHÔNG NÊN LÀM NHƯ VẦY 


 
Đốt nhiều cây nhang ( hương ) SAI 

 
mặc quần áo ngắn, hở hang  SAI


 mặc váy ngắn  SAI


Mặc áo mỏng thấy cả nội y  SAI 

2 nhận xét:

  1. Trong lễ Vu Lan, cùng với việc báo ân cha mẹ, con người nếu đã hiếu nghĩa với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý quốc gia; thầy cô, bè bạn; và mở rộng ra là với toàn thể chúng sinh, đồng bào. ba điều này hợp thành khái niệm: “Tứ ân” trong Phật giáo. Ðó chính là:

    –Ơn cha mẹ: là ơn sinh thành dưỡng dục.
    –Ơn thầy cô: là ơn dạy dỗ những kiến thức, những điều hay, lẽ phải.
    –Ơn quốc gia xã hội: là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hoà bình, ổn định.
    –Ơn chúng sinh, đồng bào: là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển.

    Như vậy lễ Vu Lan đã được hiểu rộng hơn trong phạm vi của một gia đinh, một dòng tộc.

    Trả lờiXóa
  2. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục "Bông Hồng cài áo" thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Tục này thường hay có ở miền Nam.

    Lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhớ việc báo hiếu cha mẹ mà còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy và bản chất hiền hậu chất phác của người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”.

    Như vậy có thể thấy trong lễ Vu Lan, ngoài việc làm lễ cầu siêu, thì việc cần thiết hơn cả là phải có các hành động thiết thực thể hiện sự báo hiếu, lòng biết ơn với đấng sinh thành và cả những người khác như ông, bà, bác, chú, cô, dì, cậu, mợ,… Thực chất, các hành động này lúc nào cũng phải có hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, nhưng đúng dịp lễ Vu Lan sẽ được trân trọng hơn, trở nên thiêng liêng hơn, đúng với phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt.

    Trả lờiXóa