1. Phật giáo là gì?
– Phật giáo là một tôn giáo có khoảng 300
triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ
“Buddhi”, có nghĩa “giác ngộ”, “thức tỉnh”. Phật giáo phát nguồn từ hơn 2500
năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình
giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
2. Có phải Phật giáo chỉ thuần là một tôn
giáo?
– Đối với nhiều người, Phật giáo không
phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn,
đó là “một lối sống”. Gọi Phật giáo là một triết học, vì danh từ “triết học –
philosophy” có nghĩa là “sự yêu chuộng trí tuệ”, và con đường của đạo Phật có
thể tóm tắt như sau:
(1) sống có đạo đức,
(2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và
hành động, và
(3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.
3. Phật giáo giúp tôi bằng cách nào?
– Phật giáo giải thích mục đích của đời
sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung
ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.
4. Tại sao Phật giáo trở nên phổ biến?
– Phật giáo ngày càng phổ biến ở các nước
Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật giáo có những giải đáp cho nhiều
vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm,
Phật giáo cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách
trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất
hiệu quả.
5. Có phải đức Phật là Thượng Đế?
– Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài
cũng không tuyên bố như thế. Ngài là Người giảng dạy con đường đưa đến giác
ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.
6. Phật tử có tôn thờ các thần tượng
không?
– Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh
của đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một
pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười
từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ
lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.
7. Tại sao nhiều quốc gia Phật giáo lại
nghèo như vậy?
– Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một
quốc gia có truyền thống Phật giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có
kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh
tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một
trong các điều dạy của Phật giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh
phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ
quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những
người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật giáo thì mới có thể tìm được hạnh
phúc thật sự.
8. Có phải có nhiều tông phái Phật giáo
không?
– Có nhiều tông phái trong Phật giáo là vì
có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, căn bản của Phật giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.
9. Phật giáo có tính khoa học không?
Cốt lõi của Phật giáo phù
hợp với định nghĩa cho rằng khoa học là tri thức được
kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra
các định luật tổng quát của thiên nhiên.Phật giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là
lòng tin.
10. Trí tuệ là gì?
– Trong Phật giáo, Trí tuệ phải được phát
triển cùng với Từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng
nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng
lại không có tình cảm. Cho nên Phật Giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả
hai, phải trau giồi cả Trí tuệ lẫn và Từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng
rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và
không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những
gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi
hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật
giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.
11. Từ bi là gì?
– Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san
sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Phật giáo, ta
chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua
trí tuệ.
KẾT LUẬN
– Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực
nghiệm các lời dạy của đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của
chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ
tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời
dạy đó. Ai hiểu đạo Phật và tu đúng sẽ tin vào lời dạy của Đức Phật.
- Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự
chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy
Phật giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp
nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp
dụng theo tình huống riêng của mình.
- Pháp của Phật là giúp chúng ta tìm đến chân lý đúng đắn.
- Pháp của Phật là giúp chúng ta tìm đến chân lý đúng đắn.
.
SƯU TẦM
.
SƯU TẦM
Phật luôn luôn khuyến cáo đệ tử là phải tin ở sức mình, ở khả năng của mình thành tựu đích giác ngộ và giải thoát tối hậu. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, Phật nói với tôn giả Ananda, người đệ tử thân cận của mình như sau: "Hãy dựa vào bản thân mình, như là ngọn đèn sáng cho chính mình. Hãy dựa vào sức của bản thân mình là chính. Hãy dựa vững vàng vào Chánh Pháp. Đừng có tìm một chỗ dựa nào khác ngoài bản thân mình".
Trả lờiXóaCó thể nói, đặc sắc của Phật Thích Ca như là một giáo chủ, là không áp đặt một quyền lực nào hết lên trên con người. Phật không bao giờ cường điệu tính yếu hèn, tính tội lỗi nơi con người, trái lại, Phật luôn luôn nhấn mạnh con người có đầy đủ bản chất hướng thiện, đồng thời có đầy đủ khả năng tự hoàn thiện mình. Tự mình cố gắng và phấn đấu, thì mình sẽ được giác ngộ và giải thoát. Đó là lời khuyên thường được nhắc đi, nhắc lại của Phật Thích Ca.
. Phật Thích Ca không phải là một nhà cách mạng và hoạt động xã hội theo ý nghĩa hiện đại của từ đó, nhưng quan điểm xã hội của Phật rất rõ ràng. Phật không tán thành chế độ đẳng cấp xã hội ở Ấn Độ. Giáo hội Tăng già do Phật sáng lập không phân biệt đẳng cấp xã hội. Phật nói: "Hỡi các Tỳ kheo, cũng như các con sông lớn, sông Hằng Hà, sông Yamuna, sông Aciravati, sông Sarabhu, sông Mahi, khi chúng đổ vào biển thì chúng mất tên gọi trước đây của chúng, và được gọi cùng một tên là biển cả mà thôi, cũng như vậy, bốn đẳng cấp Sát đế lợi, Bà la môn, Vệ xá, và Thủ đà la, một khi họ đã đến với Pháp và Luật do Như Lai giảng thuyết, từ cuộc sống gia đình đến cuộc sống không nhà thì họ cũng đều mất tên gọi trước đây của họ, bộ lạc cũ của họ, và được gọi cùng một tên là tu sĩ".