. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẠY PHẬT




Ý nghĩa của việc lạy Phật là tỏ ra niềm tôn kính, khiêm nhường, hạ thấp mình xuống, trừ cái tâm tự cao, ngã mạn của chính mình.  “Tu hành, điểm then chốt quan trọng của sự thành tựu là lòng thành kính. 
Thân tâm cung kính lễ
Lúc lễ lạy đặt thân tâm hết lòng thành kính nghiêm trang, năm vóc sát đất... Cách lễ này đúng pháp. Theo cách lạy của Tịnh độ tông thì:
Khi lạy xuống, trước tiên úp hai lòng bàn tay xuống đất. Lạy như thế có ý nghĩa là buông xả tất cả từ vật chất bên ngoài đến ý tưởng (vọng niệm) bên trong, nhất tâm nhất ý đặt vào lòng thành kính.
- Sau đó ngửa bàn tay ra, đặt trán của mình lên hai lòng bàn tay, ý nghĩa là nhằm đón nhận những giáo pháp , những công hạnh, hạnh nguyện của đức Phật trao cho mình để chúng ta áp dụng thực hành vào cuộc sống khi đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Lưu ý rằng phần lưng và mông phải thấp sát xuống, bằng phẳng, như hình cái mặt bàn. (Xin xem đĩa “Oai nghi của người Phật tử tại gia” do chùa Hoằng Pháp phát hành sẽ rõ thêm).
 - Cuối cùng là úp hai lòng bàn tay xuống đất (trước khi đứng lên), ý nghĩa cũng là buông xả. Sau khi đón nhận những giáo pháp của Phật trao cho, ta đem thực hành vào cuộc sống để lợi người lợi mình. Khi xong việc liền buông xả, không nên câu nệ, chấp cứng vào đó, phải tùy duyên uyển chuyển. Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy: “Chánh pháp còn nên bỏ, huống hồ phi pháp. Ngài ví những giáo pháp của mình như chiếc thuyền, khi đã qua sông, muốn lên bờ thì phải bỏ chiếc thuyền”.


SƯU TẦM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét