. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

PHẬT TẠI TÂM




Phật tại Tâm, Tâm tức Phật

"Tâm dẫn đầu tất cả ; tâm là chủ ; tâm tạo tác tất cả ".

Nhưng tâm là gì ? Câu hỏi đó cũng không khác gì một câu hỏi trung tâm của triết học, một câu hỏi đã ám ảnh bao nhiêu con người và còn vang vọng mãi qua bao nhiêu thế hệ : "Ta là ai?" Tâm chính là mình, chứ không đâu xa lạ. Là cái "ta" tạm thời, cái "ta" bao trùm và phát sinh ra thân, khẩu, ý. 

Tâm tạo tác ra tất cả, cái nhân cũng như cái quả. Mỗi người do cái tâm tự tạo nên cái nghiệp (kamma), nên phải chịu trách nhiệm tất cả những gì mình đã làm.

 Tâm bao gồm tất cả, ngay cả "Khổ, tập, diệt, đạo" cũng là ở tâm. Vì nếu không có tâm, thì làm gì có "Khổ" (dukkha) (hòn đá, mặt trăng đâu có khổ), làm gì có "Tập", tức là tham sân si dấy lên chính trong tâm con người, chứ không nơi nào khác. Và dĩ nhiên nếu không có "Khổ", thì đâu có cần tới "Diệt" mà cũng không cần tới "Ðạo" làm chi nữa.

Mục đích đầu tiên của người tu theo đạo Phật, dù là tăng sĩ hay cư sĩ (là hai lối sống, chứ không phải là hai con đường), là làm chủ được cái tâm của mình.

Không tìm Phật ở đâu ngoài mình


Nhận định như vậy, người tu theo đạo Phật một cách đúng đắn luôn luôn phải trở về với cái tâm sâu thẳm của mình, để không bị những cảm xúc, những vọng niệm, những tưởng tượng mông lung lôi kéo đi xa sang thế giới bên ngoài.

Nhưng thường tình ít ai có can đảm đi sâu vào nội tâm của mình, tự đối diện với mình, trong yên lặng cô đơn. Ít người tin tưởng vào sức mạnh của chính mình, vào khả năng tự lực. 

 Người tu Phật phải hiểu rằng mỗi khi mình lễ lạy, tụng niệm, là mình hướng về những sức mạnh tâm linh bên trong mình, chứ không phải là hướng về những quyền lực huyền bí trên trời dưới biển bên ngoài



Nếu chúng ta thấy đạo Phật có phần nào phức tạp, rườm rà và khó hiểu, thì nên đem ra soi sáng bởi câu "Phật tại tâm", thì mọi sự sẽ trở nên sáng sủa và giản dị.
Giản dị cũng như hai câu sau này của kinh Pháp Cú :

"Không làm các điều ác,
Thành tựu những việc lành,
Giữ tâm ý thanh tịnh,
Ấy lời chư Phật dậy". 
(Dh. 183)
"Không Ðịnh nào không Tuệ,
Không Tuệ nào không Ðịnh.
Ai cùng lúc Ðịnh Tuệ,
Người ấy gần Niết Bàn". 
(Dh. 372)
Tâm như họa sĩ khéo
Vẽ thế giới muôn màu
Cảnh ngũ ấm thế gian
Không pháp nào không tạo
( Kinh Hoa Nghiêm) 


Có người cho rằng tu tâm là chính,không cần đến chùa. Cách nghĩ đó chưa trọn vẹn lắm. Bởi lẽ khi đến chùa,ta sẽ học vô số những điều hay dở để rút kinh nghiệm cho mình. Đến chùa để lạy lễ Phậtàdẹp bỏ tâm ngã mạn. Đến chùa để học thầy,hỏi bạn, đến chùa để biết nghi lễ tôn giáo.Đến chùa để đọc và hiểu kinh Phật,để nghe pháp, để được thắc mắc về pháp. Đến chùa để học cách ăn ,uống,đi ,đứng, nằm,ngồi theo nhà Phật, để học cách nấu món chay thanh tịnh,…Đến chùa để học cách cư xử đúng mực, tôn nghiêm, thanh tịnh,… 

SƯU TẦM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét