. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

PHẬT GIÁO HÒA NHẬP Ở NƯỚC TA NHƯ THẾ NÀO?


Phật giáo chưa bao giờ để lại một vết máu. Điều đó xuất phát từ bản chất từ bi vô ngã, vị tha của đạo Phật, bởi vì đạo Phật ra đời vì cuộc đời chớ không phải vì bản ngã của đạo Phật.


Khi Phật giáo vào Việt Nam, tuy giáo lý nhà Phật không chấp nhận có một đấng ở trên cao, có thể nhìn thấy mọi vật dưới đất, nhưng thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật phù hợp với quan niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác, thuyết luân hồi phù hợp với quan niệm tồn tại sau khi xác thân tiêu hoại. Cho nên, Phật giáo ứng hợp ngay với quan điểm nhân gian.

Khác với Nho giáo, "Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng phương tiện hòa bình chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ cho những thế lực xâm lược Cộng với phương châm từ, bi,hỷ, xả, trí tuệ, vị tha và nền giáo lý phù hợp với tín ngưỡng truyền thống, nên đạo Phật thấm vào nền văn minh Giao Châu tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào lòng đất.” 

Ngay từ buổi du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã hòa quyện, hội nhập trong lòng Dân tộc như nước với sữa. Khi đất nước trãi qua ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo cùng chung số phận khổ nhục, đau thương, ẩn nhẫn, chịu đựng. Đến nữa Thế kỷ thứ X, khi Dân tộc vùng lên giành độc lập thì tức khắc Phật giáo đã cùng Dân tộc đồng lòng xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Rồi các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần là thiên sử "Anh hùng ca” dài bốn trăm năm mươi năm, chẳng những chứng minh tinh thần độc lập hào hùng bất khuất của Dân tộc mà đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền Đạo pháp với Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, là điểm son, là dấu ấn truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam trong lòng Dân tộc.

Thế kỷ XX, cả Dân tộc đứng lên chống Thực dân và Đế quốc giành lại chủ quyền cho Dân tộc thì Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa kề vai sát cánh cùng nhân dân để đấu tranh thực thi khát vọng hạnh phúc.

Ngày nay, phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là : "Đạo pháp -Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” Càng khẳng định tính chất gắn bó giữa Phật giáo với Dân tộc Việt Nam.

Sưu tầm từ trang Quảng Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét