. Chuyển tâm một chỗ việc gì cũng xong (kinh Lương Hoàng Sám)
10 happy-vesak-day-illustration

Vui thay Đức Phật ra đời. Cõi người an lạc, Cõi Trời hân hoan!

.ĐẠO PHẬT LẤY SỰ DIỄN LÝ, CHO NÊN Ý NGHĨA RẤT THÂM SÂU. NGƯỜI NGOÀI CHƯA HIỂU CHỚ VỘI BÌNH XÉT. RIÊNG NGƯỜI CON PHẬT THÌ CẦN PHẢI PHƯỚC HUỆ SONG TU ĐỂ HIỂU CHO THẤU ĐÁO. "....TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN : Chúng sanh vô biên - thệ nguyện độ. Phiền não vô tận - thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng - thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng - thệ nguyện thành.

PHƯỚC HUỆ SONG TU

 


.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. "

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM


Phật giáo truyền đến Việt Nam vào khoảng những năm đầu công nguyên, lúc bấy giờ nước ta đang nội thuộc Trung Quốc, Phật giáo đã dung hòa được với hệ tư tưởng và tín ngưỡng Dân tộc. 
- Đạo Phật đã đến Việt Nam trước hết là đường biển, theo bước chân của các doanh nhân và Tăng sĩ Ấn Độ.
- Điểm mấu chốt thứ hai là đạo Phật được truyền đến Việt Nam trước khi đến Trung Hoa, cũng như trong giai đoạn khai sinh, Phật giáo Việt Nam cũng đã hưng thịnh hơn Phật giáo Trung Hoa cùng thời.
- Điểm thứ ba là đến thế kỷ thứ II đã có một nền Phật giáo và Phật học hưng thịnh tại Việt Nam, nghĩa là đạo Phật đã truyền bá trước đó khá lâu, ít nhất cũng phải hàng trăm năm trước, nghĩa là ít nhất cũng vào khoảng thế kỷ thứ nhất hay sớm hơn nữa.
Sau này, sang thế kỷ IV –V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào. Từ "Buddha” và tiếng Hán được phiên âm thành Phật Đà vào tiếng Việt rút gọn lại còn Phật. Từ đây, Phật dần dần thay thế cho từ Bụt.
Từ Trung Hoa đã có ba Tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam : Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông.
Thiền tông là tông phái Phật Giáo, do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma sáng lập ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ thứ VI. Thiền tông Việt Nam luôn đề cao cái tâm, Phật tại tâm, tâm là Niết Bàn, là Phật. Tu theo Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở giới tri thức thượng lưu.
Tịnh độ tông chủ trương dựa chủ yếu vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, để chúng sanh thoát khỏi Ta bà. Tịnh độ tông hướng họ đến cõi Niết bàn cụ thể là cõi Tịnh độ yên tĩnh. Chỉ cần chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, đây là cách tu đơn giản và trở thành phổ biến khắp nhân gian.
Mật tông là phái tu chủ trương sử dụng những pháp tu huyền bí, như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết … Vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như Tông phái riêng mà hoà vào dòng tín ngưỡng Dân gian với những truyền thống cầu đồng cúng pháp thuật, yểm bùa trị tà ma.
Cả ba Tông phái trên, mặc dù có những điểm khác biệt nhau, nhưng nhìn chung chúng đều dựa trên những giáo lý cơ bản của nhà Phật … giữa chúng có sự ảnh hưởng đến nhau và đều mang tinh thần hoà mình vào đời sống thường nhật.
Việc du nhập diễn ra với nhiều chiều hướng khác nhau, nhiều Tông phái khác nhau trong hoàn cảnh Việt Nam tạo nên một nét bản sắc Phật giáo Việt Nam. Rõ ràng, đó là một trong những cơ sở tạo nên đặc thù của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Vậy với những lý do trên có thể nói rằng, đạo Phật là một Tôn giáo ngoại lai, nhưng đã nhanh chóng truyền vào Việt Nam một cách tự nhiên, mà không bị một cản trở nào.

Sưu tầm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét